Bạn có biết rằng huyết khối tĩnh mạch não – một tình trạng gây tắc nghẽn mạch máu trong não – có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kể độ tuổi hay lối sống. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể để lại những hậu quả đáng tiếc. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để nhận biết sớm các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch não và những yếu tố nguy cơ liên quan. Hãy cùng nhau tìm hiểu để không chỉ bảo vệ sức khỏe của bản thân mà còn giúp đỡ những người xung quanh, bởi kiến thức chính là vũ khí mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến chống lại căn bệnh nguy hiểm này!
1. Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch não
Huyết khối tĩnh mạch não là một thể hiếm gặp của nhóm bệnh lý mạch máu não. Đây là thuật ngữ mô tả bệnh lý huyết khối của hệ thống tĩnh mạch não (cerebral venous thrombosis/CVT) bao gồm huyết khối hệ tĩnh mạch não và xoang tĩnh mạch màng cứng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi (ở người trưởng thành tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam giới, đặc biệt ở lứa tuổi từ 31 đến 50).
Có rất nhiều nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch não nhưng có khoảng 1/3 các trường hợp không tìm thấy bất kỳ nguyên nhân nào mặc dù được thăm khám và làm xét nghiệm đầy đủ. Nguyên nhân mắc phải:
- Có thai, hậu sản hoặc sử dụng các thuốc tránh thai chứa estrogen được coi là yếu tố làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
- Ung thư, rối loạn sinh tủy, mất nước, rối loạn đông máu, hội chứng kháng phospholipid.
- Các nguyên nhân nhiễm khuẩn như viêm màng não, viêm các xoang, nhiễm khuẩn vùng hàm mặt, viêm tai xương chũm, chấn thương sọ não hở.
- Nguyên nhân di truyền: Do thiếu Antithrombin III, thiếu hụt protein C, protein S, đột biến yếu tố V Leiden, đột biến gen prothrombin.
2. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng thường đa dạng, tiến triển từ từ và không đặc hiệu. Các triệu chứng thường tùy thuộc vào vị trí huyết khối, xoang, tĩnh mạch bị tắc.
- Đau đầu: Triệu chứng này gặp ở 90% các trường hợp HKTMN. Thường đau đầu tăng dần mặc dù đã được điều trị với thuốc giảm đau, đau tăng về đêm, tăng khi làm nghiệm pháp valsava. Một số ít các trường hợp đau đầu sét đánh giống trong các trường xuất huyết dưới nhện.
- Buồn nôn và nôn, giảm thị lực, phù gai thị có thể gặp do tăng áp lực nội sọ.
- Các dấu thần kinh khu trú: Gặp khoảng 44% các trường hợp huyết khối mạch máu não, rối loạn cảm giác, yếu vận động nửa người, rối loạn ngôn ngữ.
- Các cơn động kinh cục bộ hoặc toàn thể gặp trong khoảng 30- 40% các trường hợp.
- Rối loạn ý thức theo nhiều mức độ từ lú lẫn nhẹ đến hôn mê.
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ CVT
Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối mạch máu não đó là:
- Phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai hoặc các thuốc làm thay đổi nội tiết tố nữ estrogen.
- Phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ chu sinh, giai đoạn hậu sản.
- Bị chấn thương, tổn thương vùng đầu do tai nạn hoặc phẫu thuật, điều trị.
- Các chứng rối loạn đông máu làm tắc nghẽn mạch máu, ứ đọng lưu thông máu, thay đổi thành phần máu có thể làm tăng nguy cơ CVT.
- Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng tai.
- Người lớn bị nhiễm trùng ở vùng mặt, tai, xoang, cổ họng.
- Mắc bệnh ung thư, khối u.
- Người bị thừa cân, béo phì hoặc thiếu hụt protein.
4. Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch não
Để chẩn đoán CVT, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng gặp phải cũng như bệnh sử cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, chẩn đoán cuối cùng phụ thuộc vào việc kiểm tra lưu thông máu trong não. Để kiểm tra lưu lượng máu, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp hình ảnh để phát hiện cục máu đông và tình trạng sưng của người bệnh. Hai phương pháp thu được hình ảnh tốt nhất để giúp phát hiện bệnh là:
- Chụp tĩnh mạch MRI (còn được gọi là MRV) là một xét nghiệm tạo ra hình ảnh của các mạch máu ở vùng đầu và cổ. Nó có thể giúp bác sĩ đánh giá lưu thông máu, các bất thường, đột quỵ hoặc chảy máu não. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào máu của bạn để có thể thấy rõ lưu lượng máu và giúp xác định xem máu có đông không.
- Chụp CT tĩnh mạch. Chụp CT sử dụng hình ảnh Xquang để cho bác sĩ xem xương và mạch máu. Trong phương pháp này, bác sĩ cũng sẽ tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch để tạo ra hình ảnh lưu thông máu giúp phát hiện đông máu.
5. Điều trị huyết khối tĩnh mạch não
Dựa trên các dữ liệu và khuyến cáo, ở người trưởng thành heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) hoặc heparin không phân đoạn (UFH) là lựa chọn trong giai đoạn cấp nếu không có chống chỉ định. Nhồi máu tĩnh mạch có xuất huyết không phải là chống chỉ định của chống đông trong huyết khối tĩnh mạch não.
Sau giai đoạn cấp điều trị được chuyển sang chống đông đường uống kháng vitamin K, duy trì INR 2- 3 trong 3 tháng nếu người bệnh huyết khối tĩnh mạch não là thứ phát có yếu tố nguy cơ nhẹ, uống 6- 12 tháng nếu huyết khối tĩnh mạch não là nguyên phát hoặc không tìm được nguyên nhân, điều trị kéo dài cần đặt ra ở bệnh nhân có nguyên nhân di truyền nặng. Hiện nay có 2 nghiên cứu lớn RESPECT và SECRET đã cung cấp thêm bằng chứng về tính hiệu quả cũng như tính an toàn của NOACs so với kháng vitamin K.
Các điều trị hỗ trợ bao gồm: Điều trị tăng áp lực nội sọ, điều trị co giật, điều trị nhiễm khuẩn, điều trị phẫu thuật và can thiệp lấy huyết khối cơ học được xem xét khi điều trị nội khoa tích cực nhưng lâm sàng vẫn tiến triển nặng lên.
Để giảm nguy cơ tái phát huyết khối, người bệnh cần phải thay đổi lối sống, như giảm cân (nếu có béo phì), tập thể dục thường xuyên, kiểm soát các yếu tố nguy cơ (như huyết áp cao, đái tháo đường), hạn chế hút thuốc lá và uống rượu cũng cần được áp dụng. Cùng với những thói quen này thì có thể sử dụng thêm Omega 3. Nên chọn Omega 3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Cùng với omega-3 thì người bệnh nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B (B1, B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…
Nội dung trên đây đã cung cấp những thông tin về huyết khối tĩnh mạch não, hi vọng sẽ giúp nâng cao tính nhận thức về huyết khối tĩnh mạch não giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn