Huyết khối tĩnh mạch cửa: Cần phát hiện và điều trị kịp thời

Đăng bởi:

Ngày đăng:
6 Tháng mười một 2024

Lần cập nhật cuối:
6 Tháng mười một 2024

Số lần xem:
40

Một trong những tình trạng nguy hiểm mà ít người biết đến chính là huyết khối tĩnh mạch cửa. Bạn đã bao giờ cảm thấy lo lắng khi gặp phải những cơn đau không rõ nguyên nhân hay tình trạng tiêu hóa gặp trục trặc. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về huyết khối tĩnh mạch cửa, giúp bạn nhận diện sớm các dấu hiệu, hiểu rõ nguyên nhân và tìm ra những phương pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình.

Giải mã hiện tượng huyết khối tĩnh mạch cửa
Giải mã hiện tượng huyết khối tĩnh mạch cửa

1. Huyết khối tĩnh mạch cửa là gì?

Tĩnh mạch cửa là tĩnh mạch nhận máu từ các cơ quan của cơ thể (bao gồm tụy, dạ dày, ruột non, lá lách,…) và đưa về gan. Nó cung cấp khoảng 75% lượng máu giàu dinh dưỡng từ đường tiêu hóa đến gan. Đặc biệt, tĩnh mạch cửa không có van như các tĩnh mạch khác. Huyết khối tĩnh mạch cửa là tình trạng cục máu đông gây ra thuyên tắc một hay nhiều nhánh tĩnh mạch này do đó còn được gọi là tĩnh mạch cửa gan.

2. Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch cửa

Bị huyết khối tĩnh mạch cửa là do đâu?
Bị huyết khối tĩnh mạch cửa là do đâu?

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến huyết khối tĩnh mạch cửa thì thuyên tắc tĩnh mạch cửa trong ung thư tế bào biểu mô và xơ gan là hai tình trạng chiếm tỷ lệ cao nhất. Bởi tĩnh mạch cửa được xem là “cửa ngõ” để các mạch máu khác đổ về gan, vì thế tế bào ung thư gan hay xơ gan có thể lan sang và “xâm chiếm” tĩnh mạch này, gây ra huyết khối tĩnh mạch cửa. Ngoài ra huyết khối tĩnh mạch cửa có thể xảy ra là hậu quả của một số bệnh lý như:

  • Rối loạn yếu tố đông máu
  • Bệnh lý ở tụy – mật như viêm túi mật, viêm mật, viêm tụy,…
  • Các bệnh lý ở đại tràng như viêm đại tràng ruột hoại tử

3. Đối tượng dễ mắc huyết khối tĩnh mạch cửa

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc phải huyết khối tĩnh mạch cửa
Những đối tượng nào có nguy cơ mắc phải huyết khối tĩnh mạch cửa

Các đối tượng dưới đây được coi là có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch cửa:

  • Người mắc các bệnh lý về gan như viêm gan A, B,C.
  • Di truyền từ người thân trong gia đình bị huyết khối tĩnh mạch cửa.
  • Người bị thuyên tắc tĩnh mạch.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến nguyên nhân trực tiếp gây huyết khối tĩnh mạch cửa như ung thư gan, xơ gan, viêm tụy, u tụy, rối loạn đông máu,…
  • Người nghiện, rượu bia.
  • Người dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ dẫn đến nhiễm độc gan.

4. Dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch cửa

Người bệnh huyết khối tĩnh mạch cửa có những dấu hiệu nào?
Người bệnh huyết khối tĩnh mạch cửa có những dấu hiệu nào?

Tùy thuộc vào diễn tiến bệnh cấp hay mạn tính mà người bệnh huyết khối tĩnh mạch cửa có những biểu hiện khác nhau:

  • Triệu chứng cấp tính: Sẽ thấy dấu hiệu như buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, tiêu chảy,… Ở giai đoạn này những triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch cửa thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý khác.
  • Triệu chứng mãn tính: Thường bao gồm các biểu hiện của việc tăng áp lực tĩnh mạch cửa như lách to, cổ trướng và tuần hoàn bàng hệ, xuất huyết tiêu hóa cũng có thể xảy ra do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.

5. Điều trị huyết khối tĩnh mạch cửa như thế nào?

5.1. Phẫu thuật loại bỏ huyết khối

Điều trị huyết khối tĩnh mạch cửa nhờ phẫu thuật loại bỏ huyết khối
Điều trị huyết khối tĩnh mạch cửa nhờ phẫu thuật loại bỏ huyết khối

Phẫu thuật loại bỏ cục máu đông sẽ được chỉ định trong trường hợp huyết khối tĩnh mạch cửa cấp tính và khu trú ở thân chính hoặc nhánh chia đầu tiên ở gan vào nhánh phải hay nhánh trái. Những trường hợp này, cục máu đông cần loại bỏ để tránh nguy cơ gây xơ hóa tĩnh mạch. Tuy nhiên, phẫu thuật loại bỏ huyết khối được chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Huyết khối tĩnh mạch cửa mạn tính
  • Cục máu đông đã lan rộng ra ngoài ra, đến tĩnh mạch màng treo trên, tĩnh mạch lách,…
  • Ung thư giai đoạn cuối di căn đến phúc mạc hoặc xa hơn
  • Người có bệnh lý nền nặng như bệnh tim mạch, bệnh hô hấp,…

5.2. Phẫu thuật cắt đoạn tĩnh mạch cửa và nối tĩnh mạch nhân tạo

Khắc phục huyết khối tĩnh mạch cửa nhờ phẫu thuật cắt đoạn tĩnh mạch và nối tĩnh mạch
Khắc phục huyết khối tĩnh mạch cửa nhờ phẫu thuật cắt đoạn tĩnh mạch và nối tĩnh mạch

Trong một số trường hợp u tụy hay u đường mật xâm lấn tĩnh mạch cửa, người bệnh có thể cần được phẫu thuật cắt – nối tĩnh mạch cửa. Bác sĩ cần chỉ định kẹp hai đầu trên, dưới của đoạn mạch để cắt bỏ đoạn tĩnh mạch cửa bị khối u xâm lấn gây tắc nghẽn. Sau đó, một đoạn mạch nhân tạo với chiều dài và đường kính tương ứng sẽ được nối vào để thay thế đoạn mạch cũ. Chống chỉ định thủ thuật này trong các trường hợp:

  • Khối u di căn xa, di căn phúc mạc.
  • Người bệnh mắc các bệnh lý nội khoa nặng về tim mạch hay hô hấp,…

5.3. Xạ trị chiếu chọn lọc (hay tắc mạch xạ trị)

Chữa trị huyết khối tĩnh mạch nhờ phương pháp tắc mạch xạ trị
Chữa trị huyết khối tĩnh mạch nhờ phương pháp tắc mạch xạ trị

Tắc mạch xạ trị được xem là một phương pháp mở ra cơ hội mới cho người bệnh ung thư gan di căn tĩnh mạch cửa. Bởi cho đến hiện nay, các chuyên gia vẫn thống nhất chống chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp này và tắc mạch xạ trị là một phương pháp phù hợp để điều trị, nếu không tỷ lệ sống của người bệnh là rất thấp.

Trong phương pháp này, thông qua động mạch đồng vị phóng xạ được đưa trực tiếp vào khối u nhằm tạo liều chiếu xạ tập trung tại chỗ, hạn chế tối đa nguy cơ gây tổn thương các nhu mô gan lành lân cận. Do đó mà kỹ thuật này được đánh giá là có lợi thế hơn so với các phương pháp hóa tắc mạch qua đường động mạch cũ. Kỹ thuật này cần sự phối hợp của nhiều chuyên gia, bác sĩ ở các lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi thiết bị máy móc hiện đại nên chi phí điều trị là rất lớn.

6. Cách phòng tránh bệnh

Các biện pháp phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch hiệu quả
Các biện pháp phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch hiệu quả

Không thể phòng ngừa hoàn toàn nguy cơ huyết khối tĩnh mạch cửa nhưng bạn có thể thực hiện những biện pháp dưới đây để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải bệnh lý gan mật này:

  • Nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích bao gồm thuốc lá.
  • Tạo lập thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên, nên chọn tập bộ môn yêu thích và hợp với khả năng.
  • Quản lý căng thẳng hiệu quả, giữ cho tinh thần luôn thư giãn, thoải mái cũng là cách phòng bệnh.
  • Thường xuyên thăm khám và theo dõi sức khỏe, nhất là ở những người mắc các bệnh liên quan đến huyết khối tĩnh mạch cửa như viêm tụy, u mật, rối loạn đông máu,…

Để ngăn ngừa các bệnh tim mạch nói chung và ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn tĩnh mạch và đe dọa đến tính mạng như đột quỵ não, đột quỵ tim thì bạn nên chọn bổ sung sản phẩm Omega 3. Nên chọn Omega 3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính dẫn đến đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Cùng với omega-3 thì còn nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B (B1, B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…

Huyết khối tĩnh mạch cửa không chỉ là một tình trạng y tế nghiêm trọng mà còn là một vấn đề mà nhiều người có thể gặp phải nhưng thường không nhận ra. Biết được nguyên nhân, dấu hiệu sẽ có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển nặng.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận