Hít thở sâu bị đau lưng: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
20 Tháng Hai 2024

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng Hai 2024

Số lần xem:
20581

Nhiều người thi thoảng hay gặp phải tình trạng hít thở sâu bị đau lưng và đều không cho đó là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, dấu hiệu này cho thấy cơ thể đang tiềm ẩn một số chứng bệnh nguy hiểm cần chữa trị ngay.

1. Hít thở sâu bị đau lưng là bệnh gì?

Hít thở làm cho thể tích phổi tăng lên và tác động lên hệ thống các cơ, dây thần kinh vùng ngực và lưng. Khi đó, các cơ và dây thần kinh sẽ bị giãn quá mức hay căng quá mức gây ra các cơn đau tức khó chịu.

Hít thở sâu bị đau lưng biểu hiện qua việc bệnh nhân cảm giác đau buốt, nóng rát khi hít vào hoặc thở ra mạnh. Đồng thời cảnh báo nguy cơ mắc một số bệnh lý nguy hiểm dưới đây.

1.1. Đau dây thần kinh liên sườn

Đau lưng khi hít thở sâu có thể là dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh liên sườn
Đau lưng khi hít thở sâu có thể là dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh liên sườn

Hiện tượng đau dây thần kinh liên sườn bắt đầu từ xương ức lan xuống cột sống, các cơn đau kéo dọc theo dây thần kinh liên sườn. Đau vùng bên trái hoặc bên phải, mức độ đau sẽ gia tăng khi người bệnh hít thở sâu, ho hoặc hắt hơi và lan rộng dần nếu không chữa trị kịp thời.

1.2. Các bệnh lý về xương khớp

Bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống cũng làm cho dây thần kinh ngực và lưng bị chèn ép dẫn đến những cơn đau. Biểu hiện này rõ nhất khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu.

1.3. Xương sườn bị tổn thương

Xương sườn bị tổn thương cũng khiến bạn đau lưng khi hít thở sâu
Xương sườn bị tổn thương cũng khiến bạn đau lưng khi hít thở sâu

Thông thường xương sườn bị tổn thương do tác động ngoại cảnh như va đập, chấn thương trong quá trình sinh hoạt và làm việc cũng khiến cho bạn bị đau nếu hít thở sâu. Nguy hiểm hơn, đây cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư xương sườn.

1.4. Những tổn thương về phổi, gan, thận

Để chẩn đoán chính xác triệu chứng bệnh do bệnh lý nào gây ra, hãy đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, chẩn đúng bệnh, điều trị kịp thời, nhanh chóng.

2. Hít thở sâu bị đau lưng xảy ra bên trái và bên phải

Thực tế hít thở sâu bị đau lưng có thể xảy ra một bên như bên trái hoặc bên phải. Cơn đau diễn ra liên tục hoặc từng cơn, vị trí đau sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như sau:

Đau sau lưng do hít thở sâu xảy ra ở cả bên trái và bên phải
Đau sau lưng do hít thở sâu xảy ra ở cả bên trái và bên phải

2.1. Đau bên trái

  • Bệnh về thận: Ngoài việc đau bên trái lưng khi hít thở sâu thì bệnh nhân phải đối mặt với những biểu hiện khác như mệt mỏi, tê chân, miệng nhạt, …
  • Thoái hóa cột sống: Bệnh nhân phải đối mặt với những cơ đau nhức vùng vai gáy, nhức đầu, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Đau dây thần kinh tọa: Cơn đau chạy dọc từ lưng bên trái xuống bàn chân trái, gây ra cảm giác tê nóng, ngứa như kiến bò, đau rát.
  • Bệnh về phổi: Nếu bị các bệnh về phổi như khối u, viêm phổi trái, lao phổi thì bên cạnh cảm giác đau khi hít thở thì sẽ có thêm những triệu chứng khó chịu như khò khè, ho kéo dài hoặc đau rát bụng.

2.2. Đau bên phải

  • Hội chứng ruột kích thích: Ruột và đại tràng nằm bên phải cơ thể và việc mắc phải hội chứng kích thích sẽ gây ra những cơn đau lưng phải khi hít thở sâu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi và đôi khi buồn nôn.
  • Bệnh lý về xương khớp: Các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm không chỉ gây đau phần xương mà khi hít thở sâu cũng bị đau lưng.

Hít thở sâu bị đau lưng bên phải hay bên trái không nên chủ quan, người bệnh nên đi khám sớm, chẩn đúng bệnh, chữa đúng cách, nhanh khỏi bệnh.

3. Giải pháp hiệu quả chữa hít thở sâu bị đau lưng

Các biện pháp chữa đau lưng khi hít thở sâu hiệu quả
Các biện pháp chữa đau lưng khi hít thở sâu hiệu quả

Hít thở sâu bị đau lưng muốn điều trị hiệu quả cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, khi có triệu chứng này, hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm các cơn đau tạm thời dưới đây:

  • Sử dụng một số loại thuốc uống giảm đau không chứa steroid như Diclofenac, Ibuprofen, naproxen, ketoprofen, …
  • Thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh lên các vị trí bị đau để giảm cơn đau nhanh chóng.
  • Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, diện chẩn, …giúp giảm đau.
  • Sử dụng một số bài thuốc dân gian được điều chế bằng các nguyên liệu thiên nhiên từ cây xương rồng hoặc lá lốt.
  • Vận động nhẹ nhàng để khai thông kinh lạc, thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể tốt hơn, tránh vận động mạnh, gắng sức.

Chú ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như Canxi, Vitamin D, Vitamin K,… qua thực phẩm. Hiệu quả sẽ tốt hơn khi người bệnh bổ sung thêm sản phẩm có chứa thành phần Canxi nano, Vitamin D3, MK7, Kẽm, Magie, Mangan, Đồng, DHA, Quercetin, …giúp xương chắc khỏe, làm chậm quá trình mất xương, loãng xương và nguy cơ gãy xương. Đặc biệt khắc phục các triệu chứng thoái hóa xương khớp, đau lưng, viêm dây thần kinh, giảm đau dây thần kinh, tăng cường lưu thông máu, …người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm chứa Ginkgo Biloba, Cao Blueberry, Fursultiamine, vitamin nhóm B, Riboflavin.

4. Biện pháp phòng ngừa bị đau lưng khi hít thở sâu

Các biện pháp phòng ngừa hít thở sâu bị đau lưng cực kỳ dễ áp dụng
Các biện pháp phòng ngừa hít thở sâu bị đau lưng cực kỳ dễ áp dụng

Để phòng ngừa hít thở sâu xong bị đau lưng, bạn có thể thực hiện những cách sau đây:

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục hàng ngày để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, đặc biệt là về mặt cơ bắp và độ dẻo dai của cơ.
  • Nâng đồ đúng cách: Lúc nâng đồ, hãy nhớ để đầu gối hơi cong, giữ lưng thẳng và đưa trọng lượng lên từ từ.
  • Điều chỉnh độ cao của bàn làm việc: Hãy đảm bảo rằng bạn không cúi xuống quá nhiều khi làm việc. Lưu ý điều chỉnh độ cao của bàn làm việc và ghế cho phù hợp.
  • Tập thói quen ngồi đúng tư thế: Khi ngồi, hãy đảm bảo rằng bạn ngồi thẳng lưng và không bị gù.
  • Giảm căng thẳng, duy trì tâm trạng thoải mái: Thực hiện các bài tập thở và yoga có thể giúp giảm căng thẳng và giảm đau lưng.
  • Khám sức khỏe thường xuyên: Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến sức khỏe của bạn.
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tăng cường ăn rau củ và trái cây.
  • Không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc và tạo cho mình thời gian nghỉ ngơi cần thiết.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý hít thở sâu bị đau lưng. Với những kiến thức bổ ích này, hy vọng vọng bạn có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị cho mình và những người thân xung quanh.

Bài viết liên quan: Đau lưng khó thở có nguy hiểm hay không?

Nguồn tham khảo

  • [1] What might cause upper back pain when breathing? https://www.medicalnewstoday.com/articles/upper-back-pain-when-breathing
  • [2] What can cause back pain while breathing? https://www.medicalnewstoday.com/articles/324549
  • [3] What Causes Back Pain When Breathing (& What Can You Do About It)? https://chiropractorinoviedo.com/blog/back-pain-when-breathing/

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.