Đột quỵ và tai biến mạch máu não có phải là một không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
21 Tháng Chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
3538

Đột quỵ và tai biến mạch máu não là những thuật ngữ thường được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng nhiều người băn khoăn đây có phải là tên của cùng một căn bệnh hay không? Bệnh lý này nguy hiểm thế nào và làm sao để phòng ngừa? Bài viết sau sẽ góp phần giải đáp các thắc mắc vừa nêu.

1. Đột quỵ có phải là tai biến không?

Đột quỵ và tai biến mạch máu não có phải là một không?
Đột quỵ và tai biến mạch máu não có phải là một không?

Hiện nay có rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn giữa tai biến mạch máu não và đột quỵ não là hai bệnh khác nhau. Thực chất, chúng đều chỉ chung một căn bệnh cấp tính và gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng não bị thiếu máu nuôi đột ngột ở toàn bộ hay một phần. Điều này làm cho các bộ phận trên cơ thể thuộc những vùng não chỉ huy sẽ có hiện tượng yếu liệt hoặc thậm chí là hôn mê. Hậu quả nghiêm trọng có thể gặp chính là tử vong.

Hai thuật ngữ đều mang ý nghĩa mô tả một hiện tượng, trong đó đột quỵ chỉ sự cấp tính của bệnh còn tai biến mạch máu não là nơi xảy ra bệnh. Theo các dữ liệu được ghi lại thì nguyên nhân gây tử vong thứ hai (20%) là do đột quỵ và chính căn bệnh này cũng có nguy cơ gây sa sút trí tuệ.

Tuy nhiên với tên gọi nào thì đây cũng là căn bệnh cấp tính nguy hiểm và có khả năng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Một người đang khỏe mạnh nhưng khi gặp đột quỵ có thể đổ gục, tê liệt, hôn mê và có thể mang di chứng tàn tật suốt đời.

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ cao nằm ở tuổi 74, 25% bệnh nhân dưới 65 tuổi và có 10% dưới 45 tuổi. Trong những năm gần đây, tình trạng đột quỵ đang dần trẻ hóa và số lượng người trẻ mắc phải đang có xu hướng tăng cao.

2. Phân loại đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não được chia ra làm hai dạng là xuất huyết não (màng não) và nhồi máu não.

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não gồm những thể nào?
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não gồm những thể nào?

2.1. Đột quỵ thể nhồi máu não

Đây là thể biến thường gặp nhất và chiếm đến 80% các trường hợp đột quỵ. Nguyên nhân gây ra là do sự hình thành huyết khối (cục máu đông) làm tắc nghẽn động mạch não. Có nhiều trường hợp hiếm gặp hơn bắt nguồn từ nguồn gốc tĩnh mạch gây ra huyết khối tĩnh mạch (chiếm 1%) và tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt có những phụ nữ trẻ tuổi và liên quan đến yếu tố nội tiết như sử dụng thuốc tránh thai, mang thai hoặc sau khi sinh nở.

Một số khác đột quỵ do tình trạng rối loạn nhịp tim như rung nhĩ (25%), các mảng xơ vữa (25%) và còn lại là do các nguyên nhân khác. Đặc biệt ở người trẻ tuổi bị đột quỵ thường do bóc tách động mạch cảnh và động mạch đốt sống.

2.2. Đột quỵ thể xuất huyết não

Đây là thể bệnh chiếm tỷ lệ ít hơn với 20% trường hợp xảy ra do các động mạch bị vỡ dẫn đến xuất huyết trong não hoặc phình mạch máu não bất thường. Các cơn đột quỵ này có thể gây ra chấn thương mạch máu não, dị dạng hoặc khối u. Một số trường hợp xuất huyết bề mặt não tự phát do bệnh mạch máu não amyloid là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp xuất huyết bề mặt tự phát.

3. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ hay tai biến mạch máu não

Lý do nào dẫn đến đột quỵ hay tai biến mạch máu não?
Lý do nào dẫn đến đột quỵ hay tai biến mạch máu não?

Đột quỵ xảy ra một cách đột ngột mà không hề có dấu hiệu gì báo trước và đây là một cấp cứu cần được đưa đến cơ sở y tế sớm nhất. Một số nguyên nhân gây ra đột quỵ như:

  • Cục máu đông hình thành dẫn đến tắc mạch máu não làm cản trở dòng máu lưu thông. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai biến mạch máu não hay đột quỵ
  • Huyết áp cao làm tăng áp lực mạch máu não

Một số trường hợp khác có thể do thuyên tắc mạch não, động mạch tự tắt nghẽn không rõ nguyên nhân, dị dạng mạch máu não hoặc do lạm dụng thuốc chống đông.

4. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ tai biến
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ tai biến

Các triệu chứng của đột quỵ rất đa dạng và phụ thuộc chủ yếu vào vùng não bị ảnh hưởng. Dấu hiệu phổ biến nhất của đột quỵ là liệt mặt, cánh tay hoặc chân đột ngột chảy xệ, thường chỉ ở một bên (liệt nửa người). Các dấu hiệu gợi ý khác có thể xảy ra đột ngột như:

  • Đau đầu dữ dội và bất thường đôi khi kèm theo nôn mửa
  • Rối loạn ngôn ngữ hoặc mất ngôn ngữ dẫn đến khó thể hiện suy nghĩ bản thân một cách rõ ràng hoặc khó hiểu
  • Rối loạn tâm thần
  • Các vấn đề về thị lực như nhìn đôi, hình ảnh mờ hoặc mất khả năng nhìn ở một hoặc cả hai mắt xảy ra trong một vài khoảnh khắc hoặc kéo dài
  • Mất thăng bằng hoặc đi lại khó khăn
  • Chóng mặt và choáng váng
  • Mệt mỏi, ủ rũ, buồn ngủ

Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bị tai biến mạch máu não, người bệnh hoặc người ở gần cần khẩn cấp gọi ngay cấp cứu để tận dụng thời điểm vàng sơ cứu bệnh nhân đột quỵ thoát khỏi cơn nguy hiểm.

5. Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

Theo chuyên gia, những người có lối sống lành mạnh có thể giảm 80% nguy cơ bị đột quỵ lần đầu so với những người khác. Do đó, để phòng ngừa đột quỵ bạn cần:

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng tai biến và đột quỵ
Các biện pháp phòng ngừa tình trạng tai biến và đột quỵ

5.1. Thực hiện một lối sống lành mạnh

Bên cạnh các bệnh dẫn đến bệnh đột quỵ như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh suy tim, van tim, rung nhĩ… thì lối sống không lành mạnh như ăn nhiều chất béo, thức ăn nhanh, ăn mặn, lười vận động, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu/bia, sử dụng chất kích thích… cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đột quỵ. Thay đổi lối sống lành mạnh hơn là cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản.

  • Bữa ăn lành mạnh: gồm nhiều rau củ, trái cây tươi, ít chất béo không bão hòa (mỡ động vật, nội tạng…), hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn (không quá 5 gam muối trong ngày), hạn chế các loại khô/ mắm…
  • Hạn chế hút thuốc lá.
  • Hạn chế uống rượu, bia, đồ uống có cồn.
  • Hoạt động thể lực: việc này giúp kiểm soát cân nặng, điều hòa huyết áp và lượng cholesterol trong máu. Hội tim mạch châu Âu năm 2016 khuyến cáo, nên hoạt động thể lực trung bình 30 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần. Với các hoạt động như: đi bộ nhanh, đạp xe chậm, chơi tennis, các hoạt động dưới nước…

5.2. Khám sức khỏe định kỳ

Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hãy kiểm soát lượng đường trong máu nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn ngay lập tức trong trường hợp nhịp tim nhanh bất thường hoặc không đều.

Như vậy, đột quỵ và tai biến mạch máu não thực chất là tên gọi của cùng một căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe của chúng ta. Phòng ngừa bệnh là chiến lược tốt nhất mà mỗi người nên thực hiện hàng ngày.

>> Xem thêm: Cách phân biệt đột quỵ và đột tử? Làm gì để kiểm soát

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.