Đột quỵ và đột tử khác nhau ở đâu? Làm gì để kiểm soát?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
22 Tháng chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
558

Hai khái niệm đột tử và đột quỵ khiến không ít người Việt Nam hiểu lầm rằng đó là một chứng bệnh. Nhưng trên thực tế, đó lại là hai chứng bệnh khác nhau từ khái niệm, nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu của hai bệnh lý trên. Xem ngay các thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây để phân biệt được hai tình trạng bệnh lý này!

1. Phân biệt đột tử và đột quỵ

Hướng dẫn cách phân biệt đột tử và đột quỵ
Hướng dẫn cách phân biệt đột tử và đột quỵ

Trước hết để phân biệt được đột tử và đột quỵ, chúng ta cần phân biệt ngay từ khái niệm:

Đột tử được hiểu là một biến cố có liên quan đến tim mạch, khiến tim đột ngột ngừng đập. Thông thường, những người gặp trường hợp này thường sẽ tử vong, trừ khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời. Bệnh lý này thường sẽ xảy ra với những người có trái tim không khỏe nhưng lại không được phát hiện.

Còn đột quỵ hay còn được gọi với tên khác là tai biến mạch máu não được hiểu là tình trạng não bị tổn thương do quá trình cung cấp máu lên não không ổn định khiến não bị gián đoạn và thiếu oxy, các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng tế bào. Sau vài phút đồng hồ nếu não vẫn không được cung cấp đủ oxi cần thiết thì não sẽ chết dần, bệnh nhân sẽ bị ngã quỵ, liệt nửa người và rơi dần vào trạng thái hôn mê. Tuy nhiên khác với đột tử, ở đột quỵ lúc này tim bệnh nhân vẫn đập và chưa ra đi ngay.

2. Nguyên nhân gây bệnh đột tử và đột quỵ

2.1. Những nguyên nhân gây ra chứng đột tử

Hiểu rõ nguyên nhân gây đột tử để phân biệt đột quỵ và đột tử
Hiểu rõ nguyên nhân gây đột tử để phân biệt đột quỵ và đột tử

Nguyên nhân chính gây ra chứng đột tử chính là các bệnh lý về tim mạch. Bởi trái tim đóng một vai trò quan trọng đối với cơ thể, do vậy khi trai tim không hoạt động tốt thì dĩ nhiên cơ thể sẽ gặp vấn đề. Cụ thể:

  • Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch bởi nó gây ra mảng xơ vữa là tắc nghẽn động mạch, khiến máu không đủ để nuôi dưỡng tim. Đây là bệnh phổ biến cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong.
  • Rối loạn nhịp tim là do bất thường điện học liên quan đến tim khiến tim bạn đập quá nhanh, quá chậm hoặc nhịp đập không đều.

Một trong những yếu tố khác chỉ điểm bạn có thể đang mắc các bệnh tim mạch hay có nguy cơ đột tử đó là:

  • Gia đình đã có người trẻ tuổi mất không rõ nguyên nhân, được các bác sĩ suy đoán là do đột tử.
  • Gia đình có người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như: bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, cơ tim phình đại…
  • Người đang bị các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu mà không được điều trị tốt.

2.2. Những nguyên nhân gây ra chứng đột quỵ

Hiểu rõ nguyên nhân gây đột quỵ để phân biệt đột quỵ và đột tử
Hiểu rõ nguyên nhân gây đột quỵ để phân biệt đột quỵ và đột tử

Thông thường bệnh đột quỵ thường xảy ra do các nguyên nhân về bệnh lý:

  • Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đột quỵ. Bởi cao huyết áp sẽ khiến tăng áp lực máu lên thành mạch, làm thành mạch tổn thương và dẫn đến nguy cơ tắc mạch máu não. Đây chính là nguyên nhân gây xuất huyết não và đột quỵ.
  • Những người mắc các bệnh lý về tim mạch, bệnh mạch vành thường sẽ dễ hình thành cục máu đông. Nó sẽ theo dòng máu lên động mạch cảnh làm tắc dòng máu nuôi não bộ và dẫn đến đột quỵ.
  • Các trường hợp người bệnh bị tiểu đường, không kiểm soát tốt đường huyết sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ gây xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Người bị mỡ máu thường bị cholesterol cao tích tụ trên thành động mạch, gây cản trở, làm tắc nghẽn mạch máu não.
  • Một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến đột quỵ đó chính là: thừa cân, béo phì, người hút thuốc, uống rượu bia, dùng chất kích thích…

3. Các dấu hiệu thường xảy ra trước khi đột tử và đột quỵ

Biểu hiện thường gặp ở một người sắp bị đột tử và đột quỵ
Biểu hiện thường gặp ở một người sắp bị đột tử và đột quỵ

Đột tử có tỷ lệ tử vong cao hơn đột quỵ và các dấu hiệu của nó cũng chỉ diễn ra trong khoảng 1 tiếng theo tuần tự như sau: người bệnh cảm thấy hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, đau ngực, suy hô hấp, loạn nhịp tăng và sau đó bệnh nhân dần rơi vào tình trạng mất tri giác  và tử vong. Khi bệnh nhân đang có dấu hiệu bị loạn nhịp mà được cấp cứu và xử lý kịp thời thì có thể người bệnh sẽ có khả năng sống.

Với đột quỵ, các triệu chứng báo trước xuất hiện và biến mất rất nhanh nhưng sẽ lặp lại nhiều lần nên người bệnh cần cảnh giác:

  • Hoa mắt, chóng mặt người đột ngột mất thăng bằng và đau đầu dữ dội.
  • Có cảm giác buồn nôn, người không còn sức lực.
  • Tê cả mặt hoặc nửa cơ mặt, cười méo miệng.
  • Khó cử động chân tay, bệnh nhân có thể bị liệt một phần thân, khó kết hợp tay chân với nhau.
  • Khó phát âm, nói ngọng, nói dính chữ.

4. Làm sao để kiểm soát được nguy cơ đột tử và đột quỵ?

Phải kiểm soát được nguy cơ đột tử và đột quỵ
Phải kiểm soát được nguy cơ đột tử và đột quỵ

Để kiểm soát được nguy cơ dẫn đến tình trạng đột quỵ hoặc đột tử người bệnh cần tuân thủ một số điều dưới đây:

  • Định kỳ khám sức khỏe 6 tháng/lần.
  • Nếu gia đình có tiền sử mắc các bệnh tim mạch hoặc bạn có những dấu hiệu của bệnh tim (tim đập nhanh, hồi hộp, hay đau tức ngực…) bạn cần đến bệnh viện để tầm soát xem có bất thường hay không?
  • Nếu bạn là người bị cao huyết áp, tiểu đường, hay mỡ máu, cần kiểm soát tốt các chỉ số của cơ thể.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, luyện tập thể dụng thể thao…

Như vậy, qua bài viết này, chúng ta có thể thấy rõ sự khác nhau giữa hai chứng đột tử và đột quỵ. Điểm chung duy nhất đó chính là chúng đều nguy hiểm có và có thể gây tử vong cho người bệnh. Do đó, mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khoẻ và có chế động sinh hoạt lành mạnh để hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

>> Xem thêm: Chớ chủ quan với các biến chứng đột quỵ thường gặp

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận