Đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
19 Tháng Chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1170

Theo thống kê hiện nay, có đến 15% số lượng các ca đột quỵ hiện nay rơi vào người trẻ tuổi và con số này ngày càng tăng lên. Vậy có những yếu tố nào dẫn đến tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi?

Tìm hiểu thông tin chi tiết về tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi
Tìm hiểu thông tin chi tiết về tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi

1. Đột quỵ ở người trẻ là gì?

Đột quỵ ở người trẻ được hiểu đơn giản là những người dưới 45 tuổi bị đột quỵ do xuất huyết não, tắc nghẽn mạch máu não. Trước đây, các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra đối với những người trung niên hay cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng đột quỵ đang ngày càng trẻ hoá rõ rệt.

2. Yếu tố nguy cơ hoặc nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi

Một số nguyên nhân dẫn, yếu tố có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ ở những người trẻ tuổi đó là:

  • Rối loạn chuyển hóa mỡ máu: Hiện nay, người trẻ thường có thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn nhanh hay đồ ăn đóng hộp để thuận tiện cho công việc và cuộc sống hàng ngày. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tính trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu cũng như gây đột quỵ nhồi máu não hay các bệnh lý não bộ khác.
  • Béo phì, lười vận động: Lười vận động do ngồi làm việc với máy tính hàng giờ đồng hồ cũng là nguyên nhân gây ra đột quỵ ngày càng trẻ hoá. Lười vận động sẽ dẫn đến nguyên nhân thừa cân, béo phì và từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Tăng huyết áp: Các loại thức ăn nhanh, đồ ăn sẵn không chỉ khiến cơ thể bạn bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp bởi có quá nhiều gia vị.
  • Đái tháo đường: Người trẻ thường có thói quen ăn nhiều đồ ngọt như bán, kẹo, trà sữa… làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường. Đái tháo đường có thể gây hình thành các mảng xơ vữa dẫn đến hẹp lòng mạch và tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
Người trẻ tuổi bị đột quỵ là do đâu?
Người trẻ tuổi bị đột quỵ là do đâu?
  • Sử dụng chất kích thích: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đột quỵ ở người trẻ đó chính là dùng các loại chất kích thích: rượu, bia, các loại đồ uống có cồn… Các loại đồ uống này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu đến não dẫn đến đột quỵ.
  • Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai khá an toàn đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng liều lượng, hay thường xuyên sử dụng các sản phẩm thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng đột quỵ.
  • Bệnh lý dị dạng mạch máu não: Đây được coi là nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng đột quỵ ở những người trẻ tuổi. Mạch máu não nếu phát triển bất thường có thể gây ra những túi phình dẫn đến tình trạng đột quỵ xuất huyết não hoặc làm hẹp mạch máu não và gây nhồi máu não.
  • Hút thuốc lá thường xuyên: Do bên trong thuốc lá có hơn 7.000 chất hoá học nên hút thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ. Các chất độc hại có trong thuốc lá sẽ đi vào máu và phá huỷ các tế bào trong cơ thể và tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu não.

3. Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ

Những triệu chứng thường gặp ở người trẻ tuổi bị đột quỵ
Những triệu chứng thường gặp ở người trẻ tuổi bị đột quỵ

Các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ thường gặp bao gồm:

  • Méo miệng, lệch miệng, thay đổi giọng nói, nói ngọng hoặc dính chữ, khó nói. Người bệnh thậm chí không nói được những câu đơn giản nhất.
  • Đau hoặc nhức đầu dữ dội. Cơn đau có thể không thuyên giảm dù đã sử dụng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đau đầu không phải là một dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ mà ai cũng gặp phải. Nhiều trường hợp bị đột quỵ nhưng không có triệu chứng đau đầu.
  • Bị yếu liệt một bên mặt, khuôn mặt mất cân đối giữa hai bên. Quan sát thấy một bên mặt người bệnh bị chảy xệ, khi cười sẽ méo mó.
  • Khó cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ thường khiến người bệnh không thể nâng hai tay qua đầu cùng lúc.
  • Mất thị lực, mờ mắt, hoa mắt, nhìn không rõ,… cũng là những triệu chứng đột quỵ ở người trẻ thường gặp.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua trong vòng 90 ngày trước khi diễn ra cơn đột quỵ. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như đau nửa đầu dữ dội và một số biểu hiện đột quỵ ở người trẻ khác. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường kết thúc nhanh nên nhiều người không nhận biết được hoặc chủ quan, không tin rằng đây là dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ để chủ động đi khám phòng ngừa bệnh kịp thời.

4. Đột quỵ ở người trẻ bao gồm những loại nào?

Có những dạng đột quỵ thường gặp nào ở người trẻ tuổi
Có những dạng đột quỵ thường gặp nào ở người trẻ tuổi

Có 2 dạng đột quỵ ở người trẻ, bao gồm:

  • Đột quỵ do xuất huyết não: Chiếm khoảng 15% các trường hợp đột quỵ, xảy ra do thành động mạch xơ cứng và tạo ra vết nứt, vỡ, từ đó khiến máu bị chảy ra bên ngoài. Tình trạng đột quỵ do xuất huyết não đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.
  • Đột quỵ liên quan đến thiếu máu não cục bộ: Dạng đột quỵ này phổ biến hơn, chiếm 85% các trường hợp đột quỵ. Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi này là do cục máu đông cản trở hoặc làm tắc nghẽn dòng máu di chuyển lên não để nuôi dưỡng các tế bào não.

5. Biến chứng đột quỵ ở người trẻ

Những biến chứng người trẻ có thể phải đối mặt khi bị đột quỵ đó là:

  • Co cứng tứ chi, liệt tay chân, nửa người hoặc có thể bị liệt cả hai tay và hay chân
  • Suy giảm khả năng vận động
  • Rối loạn ngôn ngữ vĩnh viễn
  • Khó khăn khi nuốt làm thức ăn có thể bị trào ngược lên hoăc mắc nghẹn ở cổ
  • Phù não
  • Động kinh, co giật
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Trầm cảm, lo lắng quá mức…

6. Cách điều trị đột quỵ ở người trẻ như thế nào?

Các biện pháp điều trị đột quỵ ở người trẻ tuổi
Các biện pháp điều trị đột quỵ ở người trẻ tuổi

6.1. Thuốc tiêu sợi huyết

Các trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch để làm tan huyết khối. Đây là loại thuốc có thể làm giảm tỉ lệ tàn tật và có khả năng phục hồi nếu được sử dụng ngay trong 3-4,5 giờ đầu tiên (có thể mở rộng lên 6 giờ) kể từ khi bệnh nhân bắt đầu thiếu máu cục bộ.

6.2. Can thiệp nội mạch

Bác sĩ cũng có thể cân nhắc can thiệp nội mạch để điều trị tình trạng đột quỵ ở người trẻ:

  • Lấy huyết khối trực tiếp
  • Tiêu sợi huyết tại chỗ
  • Đặt Stent động mạch não

6.3. Phẫu thuật

Người trẻ tuổi bị đột quỵ có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật
Người trẻ tuổi bị đột quỵ có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật

Các trường hợp người trẻ bị đột quỵ do xuất huyết não thì các bác sĩ sẽ cần cầm máu và can thiệp phẫu thuật để có thể lấy đi các khối máu tụ. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Kẹp mạch máu đang chảy
  • Phẫu thuật cắt dị dạng động tĩnh mạch
  • Phẫu thuật bóc tách mạch cảnh

6.4. Coiling (thuyên tắc nội mạch)

Phương pháp thuyên tắc nội mạc sử dụng coli (vòng xoắn kim loại) có tác dụng bít túi phình bị vỡ, ngăn không cho máu chảy ra ngoài. Hiện đây được coi là phương pháp tối ưu để điều trị đột quỵ ở những người trẻ tuổi.

6.5. Xạ phẫu lập thể

Phương pháp này có tác dụng nhằm sửa chữa dị dạng mạch máu não thông qua việc đưa các dòng tia xạ năng lượng cao vào bên trong não. Với phương pháp xạ phẫu lập thể, các bác sĩ có thể can thiệp mạch máu não nằm gần vùng não có chức năng quan trọng hoặc các vị trí sâu hơn.

7. Cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng đột quỵ cho người trẻ tuổi
Các biện pháp phòng ngừa tình trạng đột quỵ cho người trẻ tuổi

Đột quỵ ở người trẻ tuổi có thể phòng ngừa nếu giữ một thói quen sinh hoạt lành mạnh như:

  • Có một lối sống tích cực cũng như chế độ ăn thích hợp và tăng cường tập thể dục, tập vận động mỗi ngày.
  • Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não ở người trẻ tuổi như bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bỏ hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích,…
  • Khi có biểu hiện của bệnh lý đột quỵ thì cần đi kiểm tra sức khỏe để kịp thời phòng ngừa những nguy cơ dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này.

Hiện nay, tình trạng đột quỵ ở người trẻ đang ngày càng ở mức báo động. Đột quỵ cũng có thể tước đi mạng sống cũng như cơ hội để người trẻ nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Do đó, ngay từ bây giờ, mỗi người trẻ tuổi cần chủ động tầm soát đột quỵ định kỳ có có lối sống văn minh khoa học để đảm bảo sức khỏe của mình.

>> Xem thêm: Triệu chứng đột quỵ ở phụ nữ và cách phục hồi nhanh chóng

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.