Triệu chứng đột quỵ ở phụ nữ và cách phục hồi nhanh chóng

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
26 Tháng Chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
327

Theo một thống kê, trong những năm gần đây số lượng bệnh nhân cần phải nhập viện do đột quỵ tăng từ 1,7 đến 2,5% ở cả nam và nữ giới. Trong đó, phụ nữ là nhóm có nguy cơ cao bị đột quỵ có thể gây tử vong và để lại di chứng vô cùng nặng nề. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đột quỵ ở phụ nữ.

1. Đột quỵ ở phụ nữ có phổ biến không?

Đột quỵ ở phụ nữ có phổ biến không?
Đột quỵ ở phụ nữ có phổ biến không?

Hiện nay, trên thế giới mỗi năm có khoảng 800.000 người Mỹ bị đột quỵ. Nguyên nhân chính của tình trạng này chính là do vỡ mạch máu hoặc có một cục máu đông gây tắc nghẽn mạch khiến lưu lượng máu đến não không được ổn định. Hàng năm, số lượng người tử vong do các biến chứng liên quan đến đột quỵ lên đến 140.000 người.

Mặc dù, đối tượng có khả năng mắc đột quỵ cao hơn là nam giới, nhưng phụ nữ lại là đối tượng có nguy cơ tử vong cao hơn. Theo CDC – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ước tính, cứ 5 phụ nữ Mỹ thì sẽ có 1 người bị đột quỵ và trong đó có khoảng 60% không qua khỏi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ ở phụ nữ có thể kể đến như:

  • Phụ nữ thường có tuổi thọ cao hơn nam giới nên đây là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
  • Phụ nữ thường có khả năng bị huyết áp cao.
  • Mang thai và tránh thai cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ.

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Ở phụ nữ, các yếu tố ảnh hưởng như thay đổi hormon sinh dục nữ, có thai, sinh con… khiến chị em có nguy cơ cao bị đột quỵ có thể gây tử vong và để lại nhiều di chứng.

2.1. Mang thai và tiền sản giật

Phụ nữ bị đột quỵ có thể là do đang mang thai và tiền sản giật
Phụ nữ bị đột quỵ có thể là do đang mang thai và tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng trong và sau khi mang thai. Do đó trong quá trình mang thai, nếu phụ nữ có tình trạng tăng huyết áp, cần liên hệ ngay với bác sĩ phụ trách để tìm cách kiếm soát huyết áp của mình bằng thuộc hoặc thay đổi lối sống hàng ngày. Bên cạnh đó, nếu có gặp các dấu hiệu quả tình trạng tiền sản giật, các mẹ bầu cần lưu ý với bác sĩ để được theo dõi chặt chẽ trong và sau khi sinh.

2.2. Sử dụng thuốc tránh thai

Sử dụng thuốc tránh thai cũng là một trong những nguyên nhân tăng nguy cơ đột quỵ. Đó cũng là nguyên nhân mà hướng dẫn sử dụng của các loại thuốc tránh thai thường khuyên bạn nên theo dõi huyết áp khi bắt đầu sử dụng thuốc. Với những phụ nữ trên 30 tuổi, ngoài thuốc tránh thai, các nguy cơ gây đột quỵ còn có thể đi kèm: hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường…

2.3. Béo phì

Béo phì cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ đột quỵ do nguyên nhân này đó chính là thường xuyên hoạt động thể chất, không sử dụng thuốc lá, ăn nhiều các loại thực phẩm tốt như rau củ, ngũ cốc, các loại hạt, dầu oliu,…

2.4. Đau nửa đầu kèm lóa mắt

Phụ nữ bị đau nửa đầu kèm lóa mắt cũng có thể là tác nhân gây đột quỵ
Phụ nữ bị đau nửa đầu kèm lóa mắt cũng có thể là tác nhân gây đột quỵ

Theo một nghiên cứu, phụ nữ thường mắc các cơn đau nửa đầu thoáng qua kèm hoa mắt cao hơn đàn ông đến 4 lần. Tình trạng đau nửa đầu thường xuất hiện kèm với các triệu chứng như: rối loạn thị giác, ù một bên tai, có cảm giác châm chích hoặc bị tê hoặc yếu một bên. Với những phụ nữ gặp tình trạng này, bạn nên thông báo với bác sĩ về tiền sử bị bệnh để được điều chỉnh chế độ chăm sóc sức khỏe.

2.5. Liệu pháp thay thế hormon

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các liệu pháp hormon có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Việc sử dụng progestin và estrogen để làm giảm các triệu chứng khó chịu của thời mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

2.6. Rung nhĩ

Theo một thống kê, tình trạng rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ đến 4 – 5 lần. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến ở phụ nữ. Do đó, nếu bạn cảm thấy tim đập nhanh, hẫng nhịp tim hoặc gặp các bất thường khác liên quan đến tim thì cần đi gặp bác sĩ để kiểm soát nguy cơ đột quỵ nhanh chóng.

2.7. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp có mối liên hệ chặt chẽ với đột quỵ. Khi huyết áp tăng cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của mảng xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến tắc động mạch và tổn thương do thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, tăng huyết áp còn gây ra chứng nhiễm mỡ tại các động mạch cung cấp máu cho não, dẫn đến xuất huyết não.

3. Các dấu hiệu khởi phát đột quỵ thường gặp ở phụ nữ

Phụ nữ bị đột quỵ xuất hiện những triệu chứng nào?
Phụ nữ bị đột quỵ xuất hiện những triệu chứng nào?

Dấu hiệu và triệu chứng khởi phát đột quỵ ở phụ nữ thường rất kín đáo. Đôi khi không được công nhận là một triệu chứng của đột quỵ ngay lập tức, do đó dẫn đến trì hoãn điều trị. Các dấu hiệu nhận biết gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Co giật;
  • Nấc cụt;
  • Khó thở;
  • Cảm giác đau;
  • Ngất xỉu hoặc mất ý thức;
  • Thay đổi đột ngột trong hành vi, lo lắng, ảo giác;
  • Buồn nôn hoặc nôn.

Nếu gặp một hoặc nhiều triệu chứng trên nhưng với mức độ nhẹ và không chắc liệu các triệu chứng của mình có phải là của đột quỵ hay không, bạn vẫn nên liên hệ tới các đơn vị cấp cứu tại địa phương. Sau khi nhân viên y tế đến hiện trường, họ có thể đánh giá các triệu chứng của bạn và thực hiện điều trị cấp cứu nếu cần.

4. Điều trị phục hồi đột quỵ ở phụ nữ

Các biện pháp điều trị phục hồi đột quỵ cho nữ giới
Các biện pháp điều trị phục hồi đột quỵ cho nữ giới

Sau thời điểm vàng sơ cấp cứu và điều trị khẩn cấp, quá trình điều trị hồi phục sẽ diễn ra và bệnh nhân sẽ dần cảm thấy tốt hơn. Theo đó, việc phục hồi có thể bao gồm các phương pháp như: vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ, liệu pháp vận động và hỗ trợ người bệnh khôi phục kỹ năng nhận thức.

Tuy nhiên trong quá trình điều trị, bệnh nhân nữ vẫn có thể gặp các vấn đề sau: các biến chứng liên quan đến đột quỵ, suy giảm hoạt động hàng ngày, lo âu, mệt mỏi, tinh thần sa sút…

5. Cách phòng ngừa đột quỵ cho phụ nữ

Khi đã bị đột quỵ 1 lần, việc tái phát rất có khả năng xảy ra nếu bạn không chăm sóc cơ thể của mình thật tốt. Vì vậy, để giúp phòng ngừa đột quỵ trong tương lai thì bạn nên:

  • Thường xuyên vận động thể thao mỗi ngày làm tăng cường sức đề kháng.
  • Thường xuyên giữ ấm cơ thể, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh bởi nhiễm lạnh có thể làm gia tăng áp lực khiến cho các mạch máu dễ bị vỡ.
  • Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích gây hại cho sức khỏe và làm diễn biến bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu gây bệnh đột quỵ.

Trên đây là các thông tin cơ bản mà bạn nên biết về tình trạng đột quỵ ở nữ giới. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp đủ những kiến thức hữu ích để người bệnh được kịp thời điều trị.

>> Xem thêm: Đột quỵ ở người cao tuổi: Cách nhận biết và phòng tránh hiệu quả

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời