Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
24 Tháng Mười 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
370

Đột quỵ có nguy cơ xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào, kể cả khi ngủ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách xử lý và phòng ngừa đột quỵ khi ngủ. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Khái quát về tình trạng đột quỵ khi ngủ
Khái quát về tình trạng đột quỵ khi ngủ

1. Đột quỵ khi ngủ là gì?

Đột quỵ khi ngủtình trạng đột quỵ xảy ra trong lúc người bệnh đang ngủ. Trong những trường hợp này, người bệnh có thể đi ngủ với cảm giác bình thường. Thế nhưng khi thức dậy, người bệnh có thể gặp các triệu chứng của đột quỵ. Bệnh lý này đôi lúc còn được gọi là đột quỵ đánh thức. Ước tính có khoảng 8 – 28% ca bệnh đột quỵ xảy ra khi ngủ.

Một trong những khó khăn khiến việc cấp cứu cho người bị đột quỵ khi ngủ là người bệnh và người xung quanh khó nhận biết cơn đột quỵ đang xảy ra hay xảy ra từ lúc nào. Người bị đột quỵ lúc ngủ dễ bỏ qua “thời gian vàng” để cấp cứu, làm gia tăng nguy cơ gặp biến chứng, thậm chí là tử vong. Phần lớn người bệnh phải đối mặt với các di chứng nặng nề như liệt, méo miệng,… làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến tâm lý, công việc.

2. Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

Nhìn chung, các triệu chứng, dấu hiệu đột quỵ khi ngủ cũng giống như tình trạng đột quỵ xảy ra trong ngày. Thế nhưng, điểm đáng ngại chính là các triệu chứng có thể không được chú ý cho đến khi người bệnh thức giấc. Vì thế, nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi ngủ có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta không bỏ qua “thời gian vàng” để dự phòng, cấp cứu kịp thời, hạn chế gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Một vài dấu hiệu dễ nhận biết đột quỵ khi ngủ
Một vài dấu hiệu dễ nhận biết đột quỵ khi ngủ

Dưới đây là một số biểu hiện cảnh báo bệnh đột quỵ trong lúc ngủ có thể xảy ra mà bạn cần lưu ý:

  • Chóng mặt, hoa mắt, xây xẩm, choáng váng, đặc biệt là khi ngồi xuống hoặc đứng lên. Thậm chí một số người còn bị té ngã, gây ra tổn thương cho cả thể trạng và tinh thần.
  • Rối loạn giấc ngủ: Cơ thể mệt mỏi, cơn đau đầu xuất hiện dai dẳng, buồn nôn,… khiến chất lượng giấc ngủ sẽ bị suy giảm, người bệnh sẽ khó ngủ hơn. Mất ngủ kéo dài sẽ làm suy giảm khả năng ghi nhớ, tập trung, khiến tâm trạng cáu gắt, cơ thể mệt mỏi,… và cũng có thể là dấu hiệu cảnh bảo trước của bệnh đột quỵ lúc ngủ.
  • Buồn nôn, đau đầu dữ dội hoặc dai dẳng,… đây đều là những triệu chứng xuất hiện phổ biến ở người bị đột quỵ.
  • Tay chân bị tê trong lúc ngủ, triệu chứng này xuất hiện ở một bên của cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng không cầm, nắm đồ vật được.
  • Chảy nước dãi, mắt xếch, nhếch miệng.
  • Các dấu hiệu khác như khó phát âm, bị ngọng bất thường, mắt mờ, giảm thị lực đột ngột,…

3. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của đột quỵ trong lúc ngủ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ bao gồm:

3.1. Tắm đêm trước khi ngủ

Thói quen tắm khuya, đặc biệt là khi tắm nước lạnh có thể làm nhiệt độ cơ thể thay đổi một cách đột ngột, khiến cho mạch máu co lại. Điều này làm gián đoạn quá trình lưu thông máu lên não, tăng nguy cơ dẫn tới đột quỵ.

3.2. Sử dụng rượu bia trước khi ngủ

Uống rượu bia trước khi ngủ một trong những nguyên nhân dễ gây đột quỵ
Uống rượu bia trước khi ngủ một trong những nguyên nhân dễ gây đột quỵ

Thường xuyên uống rượu bia trước khi đi ngủ cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Bởi chất cồn có trong bia rượu có thể làm tổn thương mạch máu, đẩy nhanh tình trạng xơ vữa động mạch và hình thành các cục máu đông. Ngoài ra, thói quen này còn có thể làm huyết áp tăng đột ngột trong thời gian ngắn, từ đó dễ gây ra đột quỵ.

3.3. Thói quen ăn đêm

Bên cạnh tắm đêm, uống rượu thì ăn đêm cũng là thói quen của không ít người. Tuy nhiên việc ăn đêm thường xuyên không chỉ gây tăng cân mà còn dẫn tới nhiều ảnh hưởng xấu khác. Đặc biệt, phần lớn đồ ăn thường được lựa chọn để ăn đêm thường là thức ăn nhanh, thực phẩm đóng gói, nước ngọt có ga,… Đây đều là thực phẩm có thể làm tăng nồng độ mỡ máu, đẩy nhanh tình trạng xơ vữa động mạch và sự hình thành các cục máu đông, về lâu dài có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ.

3.4. Căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng, lo lắng là cũng là nguyên nhân gây đột quỵ khi ngủ xuất hiện
Căng thẳng, lo lắng là cũng là nguyên nhân gây đột quỵ khi ngủ xuất hiện

Đây cũng là một nguyên do có khả năng làm tình trạng đột quỵ khi ngủ xuất hiện. Theo đó, khi cơ thể phải đối diện với trạng thái căng thẳng, lo lắng kéo dài, hệ thần kinh cũng bị kích thích. Việc khiến cơ thể tiết ra hormone làm tăng huyết áp và tỷ lệ co thắt mạch máu não trong một thời gian ngắn. Qua đó, làm nguy cơ bị đột quỵ cũng tăng cao hơn.

3.5. Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều

Sử dụng những thiết bị điện tử (điện thoại, tivi, máy tính…) quá nhiều trước lúc ngủ làm người bệnh thức khuya. Đây là một nguyên do gây thiếu ngủ và tình trạng mệt mỏi. Điều này cũng có rủi ro dẫn đến đột quỵ.

4. Sự khác biệt giữa đột quỵ khi ngủ và đột quỵ khi tỉnh

Một số chuyên gia đã tiến hành so sánh những ca bệnh gặp dấu hiệu đột quỵ khi ngủ với các trường hợp bị đột quỵ trong lúc đang tỉnh. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm người bệnh kể trên về giới tính, tình trạng hôn nhân, các yếu tố nguy cơ điển hình như hút thuốc, tiểu đường, cao huyết áp,…

Tuy nhiên, các chuyên gia lại nhận thấy những khác biệt nhỏ về mặt tuổi tác cũng như mức độ nghiêm trọng ở những cơn đột quỵ xảy ra trong lúc ngủ. Độ tuổi trung bình ở người bị đột quỵ khi ngủ là 72 tuổi. Trong khi đó, các trường hợp bị đột quỵ lúc tỉnh có độ tuổi trung bình là 70 tuổi. Điểm trung bình về mức độ nghiêm trọng ở trường hợp đột quỵ trong lúc ngủ và khi đang tỉnh lần lượt là 4, 3. Thang điểm từ nhẹ đến nặng tương ứng với điểm từ 1 – 4.

Yếu tố so sánh

Đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ khi tỉnh

Độ tuổi trung bình

Cao hơn

Thấp hơn

Mức độ nghiêm trọng (thang điểm 1-4 từ nhẹ đến nặng)

4

3

Các yếu tố khác như giới tính, tình trạng hôn nhân, nguy cơ đột quỵ (hút thuốc, tiểu đường, cao huyết áp,…)

Không có sự khác biệt

5. Cách xử trí khi phát hiện người bị đột quỵ khi ngủ

Cần đưa ngay đến bệnh viện khi phát hiện người bị đột quỵ khi ngủ
Cần đưa ngay đến bệnh viện khi phát hiện người bị đột quỵ khi ngủ

Khi cấp cứu người bị đột quỵ trong lúc ngủ, do khó xác định chính xác thời gian khởi phát, người bệnh cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện có chuyên khoa thần kinh. Ở đây với đầy đủ máy móc, trang thiết bị y tế cần thiết như máy MRI, CT, DSA sẽ giúp các bác sĩ sẽ khảo sát, đánh giá, từ đó đưa ra can thiệp kịp thời.

Để xác định được khoảng thời gian người bệnh bị đột quỵ đến khi thức giấc là bao lâu, thầy thuốc thường căn cứ vào thời gian người nhà còn nhìn thấy họ còn có thể đi lại hay nói chuyện được… Nếu bằng cách này mà không xác định được, bác sĩ sẽ dựa vào chẩn đoán hình ảnh để xác định thời điểm đột quỵ.

Nếu người bệnh bị đột quỵ nhồi máu não do có cục máu đông và từ thời điểm đột quỵ đến lúc cấp cứu không quá 4,5 giờ, người bệnh sẽ dùng thuốc tiêu sợi huyết. Trong trường hợp cục máu đông quá lớn và thời điểm phát hiện từ sau 4,5 đến 6 giờ, có thể loại bỏ cục máu đông bằng phương pháp cơ học.

6. Cách phòng tránh đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến sự sống còn của bệnh nhân. Từ các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi ngủ đã được đề cập, bằng việc thực hiện điều chỉnh thói quen sống trở nên lành mạnh và khoa học hơn, bạn có thể góp phần phòng tránh tình trạng này xảy ra.

Dưới đây là một số cách chống đột quỵ khi ngủ gợi ý cho bạn đọc.

6.1. Thực hiện lối sống khoa học

Lối sống lành mạnh giúp bạn phòng ngừa độ quỵ khi ngủ hiệu quả
Lối sống lành mạnh giúp bạn phòng ngừa độ quỵ khi ngủ hiệu quả

Thực hiện lối sống lành mạnh là phương pháp có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý. Trong đó, có tình trạng đột quỵ khi ngủ.

Vì thế, bạn đừng quên thực hiện một số việc như:

  • Bỏ thói quen thường xuyên thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ.
  • Cho cơ thể thời gian thư giãn và nghỉ ngơi, giảm thiểu lo lắng, căng thẳng.
  • Hạn chế việc tắm gội vào buổi đêm trước lúc ngủ.
  • Đều đặn tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày và tập luyện một cách vừa sức.
  • Chủ động giữ ấm và bảo vệ cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh để tránh bị lạnh làm tăng huyết áp.
  • Hạn chế dùng những thiết bị điện tử trước lúc ngủ.

6.2. Ăn uống khoa học

Bổ sung cho cơ thể đầy đủ những dưỡng chất cần thiết thông qua chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Việc làm này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe, tăng cường miễn dịch, hạn chế nguy cơ gặp phải các bệnh lý nền liên quan đột quỵ khi ngủ như tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Cụ thể, bạn cần ăn đúng, đủ bữa trong ngày. Bạn không nên ăn vào ban đêm, hạn chế dùng món ngọt hay mặn quá, tránh xa thức ăn nhanh, chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ,… Song song đó, bạn cần bổ sung vào thực đơn nhiều loại trái cây, rau xanh, uống đủ nước, hạn chế dùng thức uống có chứa chất kích thích, rượu bia,…

6.3. Điều trị các bệnh liên quan

Phòng ngừa đột quỵ lúc ngủ cũng cần điều trị triệt để các bệnh liên quan
Phòng ngừa đột quỵ lúc ngủ cũng cần điều trị triệt để các bệnh liên quan

Một số bệnh lý có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ lúc ngủ, ví dụ như tiểu đường, vấn đề về tim mạch, thần kinh,… Do đó, nhóm người bệnh này nên chủ động đến cơ sở y tế thăm khám, chữa trị, kiểm soát bệnh và giữ cho thể trạng khỏe mạnh hơn.

6.4. Khám sức khỏe định kỳ

Định kỳ đi thăm khám sức khỏe giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Trong đó, có thể phát hiện sớm và kịp thời các yếu tố nguy cơ có khả năng dẫn đến đột quỵ. Đặc biệt là những đối tượng bệnh nhân bị tiểu đường và các bệnh lý về tim mạch, thần kinh cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan.

Đi kèm với đó, cũng đừng quên theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể và chủ động thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.

Đột quỵ khi ngủ có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Nếu bạn đang có những thói quen xấu trước khi ngủ như trong bài đã nêu, hãy thay đổi ngay và thăm khám tại các chuyên khoa tim mạch, thần kinh để được thăm khám, tầm soát và phòng ngừa hiệu quả trước khi quá muộn.

>> Xem thêm: Đột quỵ do nắng nóng: Triệu chứng và những điều cần lưu ý

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời