Nguy cơ đột quỵ khi chạy bộ nhất định không được chủ quan

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
28 Tháng Chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
429

Chạy bộ là môn thể dục rèn luyện sức khỏe không yêu cầu quá nhiều kỹ năng, phù hợp với nhiều đối tượng và lứa tuổi. Tuy nhiên, tình trạng người đang chạy bộ bị đột quỵ có xu hướng tăng lên ở mức báo động. Vậy nguyên nhân chạy bộ đột quỵ là gì? Làm sao để phòng tình trạng này?

1. Ai là người có nguy cơ đột quỵ khi chạy bộ?

Ai là người có nguy cơ đột quỵ khi chạy bộ?
Ai là người có nguy cơ đột quỵ khi chạy bộ?

Thống kê của WHO cho thấy, tỷ lệ tử vong do đột quỵ vượt xa nhóm bệnh tim mạch và ung thư. Vì vậy, nhiều người vì mong muốn rèn luyện sức khỏe, phòng tránh đột quỵ đã lựa chọn chạy bộ hoặc một số môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ. Tuy nhiên, hiện nay số ca đột quỵ sau chạy bộ đang có xu hướng tăng lên khiến không ít người hoang mang.

Theo các chuyên gia, nếu là người có sức khoẻ bình thường và đã quen với việc tập luyện thì bạn không cần quá lo lắng. Đột quỵ sau chạy bộ thường xảy ra ở nhóm đối tượng sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử gặp các vấn đề về huyết áp, tim mạch.
  • Người có tiền sử đột quỵ, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao.
  • Nhóm đối tượng ít vận động.
  • Người sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hoặc một số chất kích thích cùng nhóm.
  • Những người có thói quen chạy bộ với cường độ cao vào sáng sớm, tiềm ẩn nguy cơ xuất huyết não và dẫn đến đột quỵ.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ khi chạy bộ

Đột quỵ sau chạy bộ có những triệu chứng gì?
Đột quỵ sau chạy bộ có những triệu chứng gì?

Khi chạy bộ, nhịp tim thay đổi nhanh, huyết áp tăng và xuất hiện một số triệu chứng cảnh báo nguy cơ đột tử sắp đến:

  • Đột ngột có cảm giác tê hoặc yếu liệt ở cánh tay, chân hoặc mặt (những triệu chứng này thường xảy ra ở một bên người, nửa cơ thể).
  • Cảm thấy xây xẩm mặt mày, hoa mắt chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng hoặc không thể vận động theo ý muốn bản thân.
  • Đột nhiên không nói được, hoặc giọng nói bị méo mó, nói nhảm, nói lời vô nghĩa.
  • Thị lực đột nhiên mất, đặc biệt triệu chứng này có thể xảy ra ở một bên mắt, kèm theo đau đầu dữ dội.

Đây là những dấu hiệu điển hình nhất cảnh báo bạn bị đột quỵ khi chạy bộ hoặc khi tập thể dục mà bạn cần lưu ý.

3. Điểm danh những sai lầm tăng nguy cơ chạy bộ bị đột quỵ

Để hạn chế những rủi ro trong quá trình luyện tập bạn cần tránh những sai lầm được liệt kê dưới đây nhằm bảo vệ sức khỏe tuyệt đối. Đồng thời, đây cũng là cách góp phần hạn chế nguy cơ đột quỵ, gặp các vấn đề nguy hiểm khác. Cụ thể như sau:

Những sai lầm tăng nguy cơ chạy bộ bị đột quỵ
Những sai lầm tăng nguy cơ chạy bộ bị đột quỵ

3.1. Sải chân quá dài khi chạy bộ

Sải chân quá dài khi chạy bộ sẽ khiến tăng lực tiếp đất, lãng phí năng lượng, đồng thời cũng phá vỡ tư thế chạy, dẫn đến chấn thương ở ống chân. Ngoài ra, việc sải chân quá dài cũng khiến lực tiếp đất bằng chân trước lớn hơn so với trọng tâm của cơ thể, đây chính là nguyên nhân gây nên nhiều chấn thương trong quá trình tập thể dục, tăng nguy cơ đột quỵ và tai biến.

Vì thế, trong quá trình chạy bộ, bạn chỉ nên tiếp đất ở giữa bàn chân, đặc biệt khi xuống dốc. Nếu có thể bạn hãy cố gắng vung tay ngắn và thấp để giữ cho sải chân của bạn ngắn và sát mặt đất nhất có thể, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Bên cạnh đó bạn nên cố gắng điều chỉnh để các bước chân nhẹ nhàng, hạn chế thời gian tiếp xúc với mặt đất. Điều này sẽ giúp bạn chạy nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn, tránh đột quỵ khi chạy bộ.

3.2. Chạy với tốc độ nhanh

Khi chạy bộ quá nhanh, tốc độ không phù hợp với cơ thể sẽ làm hệ thống tim mạch hoạt động quá mức. Trong quá trình chạy có thể sinh ra tình trạng thiếu oxy, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến huyết áp giảm đột ngột.

Ngoài ra, khi chạy với cường độ cao, quá nhanh cũng có thể khiến bạn đối diện với nguy cơ đột quỵ, thậm chí tử vong. Theo chuyên gia, nam giới ở độ tuổi trung niên là những người có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ rất cao, nhất là bệnh nhân tiền sử về bệnh mạch vành. Vì thế nhóm đối tượng này cần đặc biệt lưu ý đến tốc độ chạy khi rèn luyện sức khỏe.

Chạy bộ với tốc độ nhanh làm tăng nguy cơ bị đột quỵ
Chạy bộ với tốc độ nhanh làm tăng nguy cơ bị đột quỵ

3.3. Để tay sai tư thế

Tư thế vung tay không đúng khi chạy làm cơ thể bị trùng, ảnh hưởng tới hoạt động thở. Điều này không chỉ gây khó chịu, giảm sức chạy mà còn làm căng cơ vai, ngực, tăng nguy cơ chấn thương.

Vì thế lời khuyên cho bạn lúc này là hãy tập những động tác đánh tay chuẩn. Đây không chỉ là cách bảo vệ cơ thể mà còn giúp bạn tiết kiệm năng lượng khi chạy bộ. Tư thế đúng là hãy cố gắng giữ tay ở ngang eo, đảm bảo chúng có thể chạm nhẹ vào hông của bạn. Để cánh tay phải ở một góc 90 độ so với khuỷu tay ở 2 bên.

3.4. Người có tiền sử bệnh mãn tính nhưng chạy quá sức

Những người có bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, thận,… cần hoạt động phù hợp với thể trạng của mình. Do đó, nếu bệnh nhân cố gắng chạy bộ quá sức, không quan tâm đến tình trạng bệnh của mình sẽ khiến tim đập nhanh quá mức, huyết áp tăng – đây đều là những yếu tố gây nên chấn thương, đột quỵ.

Vì thế, những người có tiền sử bệnh mãn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân để đạt kết quả tập luyện tốt nhất.

Người có tiền sử bệnh mãn tính nhưng chạy quá sức cũng sẽ gây đột quỵ
Người có tiền sử bệnh mãn tính nhưng chạy quá sức cũng sẽ gây đột quỵ

3.5. Tắm ngay sau khi chạy bộ

Khi chạy bộ hay vận động quá sức cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi khiến bạn cảm thấy khó chịu và muốn đi tắm ngay. Thế nhưng đây là một sai lầm vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân là lúc này lỗ chân lông của bạn đang nở ra, tắm nước lạnh sẽ thấm nhanh vào cơ thể khiến bạn bị chóng mặt, đau đầu, nguy hiểm nhất là đột quỵ do thân nhiệt bị thay đổi đột ngột.

Vì thế, để hạn chế đột quỵ khi tắm, tốt nhất là sau khi chạy bộ bạn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút để cơ thể trở lại trạng thái ban đầu rồi mới làm sạch thân thể. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng, ngực đau tức, khó thở, đau lưng và đầu gối, huyết áp tăng,… thì nên ngưng chạy bộ. Sau đó, dành thời gian nghỉ ngơi, đến cơ quan y tế theo dõi sức khỏe để đảm bảo an toàn tối đa.

4. Biện pháp phòng ngừa đột quỵ khi chạy bộ

Đột quỵ, ngừng tim khi chạy bộ hết sức nguy hiểm. Vì vậy, khi tập luyện mỗi người nên chủ động tìm hiểu kỹ thuật chạy, lựa chọn cự ly phù hợp với sức khỏe, tuyệt đối không gắng sức.

Biện pháp phòng ngừa đột quỵ khi chạy bộ
Biện pháp phòng ngừa đột quỵ khi chạy bộ

Để ngăn chặn đột quỵ khi tham gia môn thể thao này, hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Với những người có nguy cơ cao, bệnh nền nên sàng lọc khám tim mạch để được phân tầng nguy cơ, từ đó sẽ đánh giá xem bệnh nhân được gắng sức ở mức độ nào, để bác sĩ đưa ra lời khuyên lựa chọn các hoạt động phù hợp cho người bệnh.
  • Trước khi chạy bộ cần dành thời gian khởi động làm nóng cơ thể. Khi đang gắng sức mức độ cao, cần tránh việc dừng lại đột ngột vì thời điểm này cũng có thể xuất hiện nhiều rối loạn nhịp đe dọa tính mạng, nhất là ở bệnh nhân có bệnh nền.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, tránh mất nước khi chạy bộ.
  • Chủ động theo dõi nhịp tim, chỉ số huyết áp để ngăn chặn đột quỵ. Nếu có điều kiện có thể thuê huấn luyện viên riêng để được theo sát quá trình tập luyện, tư vấn chi tiết các bài tập phù hợp với thể lực.
  • Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường của cơ thể sau khi chạy bộ nên dành ít nhất 3 ngày để nghỉ ngơi. Đồng thời nên chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng để cân bằng sức khỏe và thể trạng. Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng.

Tình trạng đột quỵ khi chạy bộ rất dễ gặp và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe. Vì vậy, mỗi người nên chủ động theo dõi thể lực, tránh tập luyện quá sức, ăn uống đầy đủ và khoa học để có sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

>> Xem thêm: Tại sao tắm đêm đột quỵ? Nên phòng ngừa như thế nào?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời