Tắm đêm bị đột quỵ – Nguy hiểm “rình rập” nhiều người

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
22 Tháng Chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1616

Thực tế đã có nhiều trường hợp bị đột quỵ khi tắm đêm và không được sơ cứu kịp thời dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, dù được cảnh báo nhưng nhiều người vẫn thờ ơ và giữ thói quen nguy hiểm này. Vậy nguyên nhân tắm đêm đột quỵ là gì? Làm thế nào để phòng ngừa biến cố này. Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

1. Nguyên nhân tắm đêm đột quỵ

Theo các chuyên gia, tắm đêm không hẳn là nguyên nhân gây đột quỵ mà là một yếu tố thúc đẩy quá trình phát bệnh. Dưới đây là một vài yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khi tắm đêm:

1.1. Đột quỵ vì tắm đêm do các bệnh lý nền trong cơ thể

Tắm đêm bị đột quỵ do mắc các bệnh lý nền trước đó
Tắm đêm bị đột quỵ do mắc các bệnh lý nền trước đó

Những người có bệnh lý nền như cao huyết áp, mỡ trong máu, bệnh tim mạch… thường rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ khi tắm. Nếu nhóm người này thường xuyên tắm đêm, tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến tuần hoàn máu bị thay đổi và có khả năng bị đột quỵ cao hơn so với người có sức khỏe bình thường.

Ngoài ra, những người có bệnh về huyết áp, tim mạch không nên tắm vào buổi sáng sớm. Vì khi đó nhiệt độ bên ngoài thấp sẽ dẫn đến tình trạng co thắt mạch máu dẫn đến đột quỵ.

1.2. Tắm đêm đột quỵ do thói quen chưa phù hợp khi tắm

Một số thói quen tưởng như vô hại nhưng có thể dẫn đến đột quỵ khi tắm đêm có thể kể đến như:

  • Đại tiện, tiểu tiện trước khi tắm: làm gia tăng áp lực lên ổ bụng gây kích thích dây thần kinh phế vị và làm tăng tốc độ tuần hoàn máu. Hành động tưởng như vô hại này sẽ khiến hệ tuần hoàn bị căng thẳng dẫn đến đột quỵ.
  • Dội nước lạnh từ đỉnh đầu: đây là nguyên nhân chí mạng gây ra căn bệnh đột quỵ khi đi tắm đêm. Bởi lúc này, nước lạnh sẽ làm khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, các mạch máu co thắt khiến động mạch, mao mạch ở đầu bị vỡ.

1.3. Đột quỵ tắm đêm do nhiệt độ

Tắm đêm bị đột quỵ do nhiệt độ
Tắm đêm bị đột quỵ do nhiệt độ

Khi tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến các mạch máu bị co lại hoặc giãn nở một cách đột ngột. Đây chính là “thủ phạm” gây ra đột quỵ khi tắm đêm.

1.4. Tắm khi trong người có cồn

Chuyên gia khuyến cáo, người mới sử dụng đồ uống có cồn không nên tắm kể cả vào ban ngày hay ban đêm. Bởi dưới tác động của cồn, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, mạch máu giãn nở, nếu tiếp xúc với nước lạnh có thể gây ra tình trạng vỡ mao mạch và đột quỵ.

1.5. Nguy cơ đột quỵ do tắm đêm lâu

Một trong những nguy cơ khác gây ra tình trạng tắm đêm đột quỵ chính là do ngâm bồn quá lâu (> 20 phút). Bởi khi ngâm mình trong nước quá lâu sẽ khiến da bị mất nước dẫn đến nhịp tim không ổn định và co thắt mạch máu. Cùng với đó, sau khi cơ thể ra khỏi bồn tắm sẽ bị sốc do chênh lệch nhiệt độ và dễ gây đột quỵ.

Bị đột quỵ chỉ vì thói quen tắm đêm quá lâu
Bị đột quỵ chỉ vì thói quen tắm đêm quá lâu

1.6. Các nguyên nhân khác gây nên đột quỵ vì tắm đêm

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến đột quỵ khi đi tắm đêm chính là:

  • Sau khi tắm xong không lau khô người, sấy tóc và để tóc ướt đi ngủ.
  • Bật điều hòa quá lạnh sau khi mới tắm xong.
  • Tắm khi quá đói hoặc tắm ngay khi mới ăn xong.
  • Tắm quá nhiều lần trong ngày.
  • Tắm khi vừa vận động mạnh, tập thể dục thể thao.

2. Cách xử lý khi bị đột quỵ tắm đêm

Nếu chẳng may khi đang tắm có một số biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, chảy máu cam,… bạn cần nhanh chóng báo cho người thân để kịp thời xử lý.

Đối với trường hợp nhẹ, người sơ cứu lập tức dùng máy đo huyết áp để xác định trạng thái của bệnh nhân. Sau đó chú ý giữ ấm cơ thể và chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Đối với thể nặng, người bệnh có biểu hiện co giật, mất ý thức, nôn mửa… Người nhà cần lập tức gọi điện cho cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trong thời gian chờ đợi, người nhà tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn, uống thuốc để tránh bị sặc. Đồng thời, nên để người bệnh nằm ở chỗ khô ráo, kín gió và ủ ấm đầy đủ.

Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, người nhà nạn nhân cũng nên bình tĩnh xử trí để tránh gây ra hậu quả không đáng có.

Hiểu rõ cách xử lý và phòng ngừa đột quỵ do tắm đêm
Hiểu rõ cách xử lý và phòng ngừa đột quỵ do tắm đêm

3. Cách phòng tránh đột quỵ do tắm đêm

Để hạn chế những tai biến có thể xảy ra cũng như bảo vệ sức khỏe khi tắm khuya, bạn bắt buộc phải lưu ý những điểm sau:

  • Xây dựng thói quen tắm sớm trước 22h mỗi ngày và không tắm trước 6h sáng.
  • Phòng tắm cần được xây dựng kín đáo, tránh gió lùa.
  • Không xối trực tiếp nước lạnh/nóng lên đầu mà hãy làm ướt lần lượt các bộ phận tay, chân, ngực để cơ thể làm quen với nhiệt độ.
  • Sau khi tắm xong lập tức lau khô người, sấy tóc và giữ ấm cơ thể và tuyệt đối không để tóc ướt đi ngủ.
  • Không nên nằm điều hòa ngay sau khi tắm bởi có thể tác động không tốt đến quá trình máu lưu thông trong cơ thể, khiến cơ thể dễ cảm lạnh, máu chậm lên não,…
  • Sau khi uống bia rượu thì không nên tắm bởi nó có thể gây huyết áp cao, vỡ mạch máu và đột quỵ. Trường hợp này chỉ nên dùng nước ấm để lau người.
  • Không tắm khi quá no hoặc quá đói, không tắm sau khi ăn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ để tăng sức đề kháng.
  • Không tắm khi cơ thể mới vận động mạnh.
  • Chỉ tắm trong khoảng 15 – 20 phút, tuyệt đối không ngâm bồn quá lâu.

Trên đây là một số nguyên nhân tắm đêm đột quỵ và cách phòng tránh tình huống nguy hiểm này. Bạn hãy chú ý sinh hoạt điều độ và nâng cao sức đề kháng bằng cách tập thể dục đều đặn để có sức khỏe tốt nhất.

>> Xem thêm: [Giải đáp] đột quỵ vì thức khuya có đúng không?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.