Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có nguy hiểm không?

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
1 Tháng Tư 2024

Lần cập nhật cuối:
1 Tháng Tư 2024

Số lần xem:
16468

Hiện tượng đại tiện hay đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhiều người thường không để ý đến tình trạng này cho đến khi gặp vấn đề nghiêm trọng. Để các bạn không còn băn khoăn, lo lắng khi gặp phải vấn đề này thì dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn tình trạng này.

1. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau nguy cơ mắc bệnh gì?

Trước hết, để giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguy cơ bản thân đã mắc bệnh gì khi gặp phải vấn đề đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải thích cụ thể về tình trạng bệnh này. Cụ thể, đi vệ sinh nặng có kèm theo máu tươi nhưng không có biểu hiện đau là tình trạng máu có bám, dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh.

Quan sát lượng máu ra ít hay nhiều, sắc độ đỏ tươi hoặc đỏ thẫm đều là những yếu tố thể hiện rõ về mức độ bệnh lý mà mỗi người gặp phải tình trạng đi cầu ra máu tươi mắc phải. Khi gặp phải tình trạng này, rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc những bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn trực tràng. Cụ thể có thể là các bệnh như sau:

1.1. Bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu tươi lại không thấy đau có thể là do bị bệnh trĩ
Đi ngoài ra máu tươi lại không thấy đau có thể là do bị bệnh trĩ

Đây là bệnh được xem là phổ biến nhất trong số các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng. Hầu như ai cũng có thể mắc bệnh trĩ nếu không thật sự quan tâm, chăm sóc sức khỏe, ăn uống không khoa học. Bệnh thường gây ra hiện tượng đau nhức hậu môn, ngứa ngáy khó chịu, đồng thời có máu tươi lẫn trong phân hoặc máu nhỏ giọt.

Bệnh trĩ thường xảy ra do bệnh nhân bị mắc chứng táo bón kéo dài, chế độ ăn uống bất hợp lý, phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh có hiện tượng đi ngoài ra máu tươi, trong lúc đi đại tiện bệnh nhân cố sức rặn mạnh, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, bị stress thường xuyên, béo phì… đều có nguy cơ mắc bệnh này.

Khi bị mắc bệnh trĩ, giai đoạn đầu của bệnh khá khó khăn để phát hiện bệnh do lượng máu chảy rất ít. Nếu không để ý kỹ hoặc không tỉ mỉ quan sát thì khó có thể nhận ra. Cho đến khi tình trạng đi vệ sinh nặng có kèm máu tươi này đến giai đoạn nghiêm trọng, lượng máu ra nhiều, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mới nhận ra.

1.2. Polyp đại tràng

Đây là bệnh do những khối u lành tính gây ra. Hầu như bệnh polyp trực tràng không có biểu hiện, biểu hiện duy nhất của bệnh chính là đi ngoài ra máu tươi. Bệnh không gây cho bệnh nhân sự đau đớn hay bất kỳ dấu hiệu nào khác. Chính vì vậy, bệnh nhân rất khó có thể phát hiện ra bản thân mắc bệnh.

Đặc biệt, nếu các khối u biến chứng có thể dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, các duy nhất để đoán biết được bệnh thì bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe. Từ đó, có thể phát hiện và chữa trị bệnh nhanh chóng và kịp thời.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau do mắc polyp đại tràng
Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau do mắc polyp đại tràng

1.3. Viêm đại tràng

Biểu hiện đại tiện ra máu tươi không có biểu hiện đau cũng có thể do bệnh nhân bị mắc bệnh viêm đại tràng. Mới đầu, bệnh có thể khiến bệnh nhân đi ngoài với lượng máu tươi dính trên phân nhỏ, vì vậy, khó nhận biết ra bệnh. Về sau, khi bệnh đã trở nên nặng hơn thì lượng máu tươi ra nhiều hơn tuy nhiên nếu không kịp thời phát hiện thì bệnh có thể khiến bệnh nhân đau đớn và bệnh tình chuyển biến xấu.

Bệnh viêm đại tràng thường khiến bệnh nhân rất mót đi vệ sinh, tiêu chảy nhiều lần có kèm theo chất nhầy và máu… Bệnh nên được sớm được phát hiện và chữa trị để không phát sinh biến chứng nguy hiểm.

1.4. Viêm ruột

Bệnh viêm ruột cũng có thể khiến bệnh nhân có triệu chứng đi ngoài có lẫn máu tươi nhưng không đau đớn. Bệnh chủ yêu liên quan đến ruột và có sự ảnh hưởng mật thiết từ ruột. Các biểu hiện khi bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột thường là: Rất hay mót đi đại tiện, tiêu chảy thường xuyên, chảy máu trực tràng… đặc biệt là hiện tượng đi ngoài có kèm theo máu.

Bệnh viêm ruột có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Nó có thể khiến bệnh nhân mắc các tình trạng nghiêm trọng như loét trực tràng, thiếu mắc, hình thành các lỗ rò ở các bộ phận khác hoặc các cơ quan khác…cực kỳ nguy hiểm.

1.5. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn cũng là tác nhân khiến phân có máu tươi mà lại không đau
Bệnh Crohn cũng là tác nhân khiến phân có máu tươi mà lại không đau

Khi mắc bệnh này, bệnh nhân cũng có thể gặp hiện tượng đi vệ sinh nặng có lẫn máu tươi. Crohn là bệnh di tổn thương viêm đường tiêu hóa gây ra, dẫn đến hiện tượng đau bụng và tiêu chảy. Tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến sự lây lan đến các mô, từ đó gây suy nhược cơ thể và dẫn đến những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Diễn biến của bệnh có thể đi từ nhẹ đến nặng, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp gây biến chứng thất thường, diễn ra đột ngột. Một vài triệu chứng để bệnh nhân có thể biết về bệnh này như sau: Các triệu chứng mệt mỏi, sốt, bị tiêu chảy, không có cảm giác thèm ăn và ăn không cảm thấy ngon miệng… Đặc biệt là triệu chứng đi ngoài có thấy lẫn máu tươi nhưng lại không bị đau vùng hậu môn. Nếu thấy có những biểu hiện này rất có thể bạn đang mắc bệnh Crohn.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể có các triệu chứng khác là: Các bệnh viêm đau khớp, viêm da, viêm ống mật hoặc viêm gan, nếu bệnh xảy ra ở trẻ em có thể là chậm tăng trưởng hoặc phát triển.

Cho đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên có thể kiểm soát bệnh bằng các liệu pháp để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh này.

1.6. Viêm dạ dày

Đây là bệnh do tình trạng viêm niêm mạc dạ dày gây nên. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng một loại thuốc quá thường xuyên, bị nhiễm trùng…

Bệnh viêm dạ dày có thể diễn ra đột ngột hoặc xuất hiện chậm với tên gọi lần lượt là bệnh viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính. Viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày, đồng thời dẫn đến tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh viêm dạ dày thì không được chủ quan vì có thể gây ra tình trạng xấu đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Những triệu chứng có thể nhận biết tình trạng bệnh này như sau: Bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn và nôn, cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu ở vùng bụng trên… Ngoài ra, bệnh nhân có thể có thấy hiện tượng đi ngoài ra máu nhưng lại không cảm thấy đau rát.

Đi cầu ra máu nhưng không đau là do bị viêm dạ dày
Đi cầu ra máu nhưng không đau là do bị viêm dạ dày

1.7. Thiếu máu cục bộ

Đây là bệnh xảy ra khi lượng máu được dẫn đến ruột bị giảm sút nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra do mạch máu bị chặn hoặc bị tắc nghẽn khiến cho máu khó lưu thông. Các vị trí bị thiếu máu cục bộ thường là tại ruột già, ruột non (đại tràng) hoặc ở cả hai bộ phận này.

Một vài triệu chứng có thể nhận ra bệnh thiếu máu cục bộ là: Cảm thấy đầy bụng khó tiêu, nếu là bệnh nhân cao tuổi có thể dẫn đến rối loạn tâm thần. Tăng nhu động ruột dẫn đến luôn cảm thấy cần đi vệ sinh nặng hoặc có thể thấy hiện tượng đi ngoài ra máu nhưng không có cảm giác đau đớn.

Bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng, nhất là làm cho hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra không bình thường. Nguy hiểm nhất là tình trạng thiếu máu cục bộ có thể dẫn đến làm hỏng mô ruột và khiến bệnh nhân tử vong.

1.8. Ung thư ruột kết

Một trong những bệnh có biểu hiện bị đi ngoài có kèm theo máu tươi nhưng không gây đau đớn cho bệnh nhân chính là bệnh ung thư ruột kết. Đây là tình trạng bệnh bắt đầu từ ruột già. Ban đầu, bệnh bắt đầu bằng những khối tế bào nhỏ hoặc cũng có thể là không ung thư (lành tính) hay còn được gọi là polyp hình thành ở đại tràng. Sau đó, trải qua một thời gian thì một số polyp này dẫn đến bệnh ung thư ruột kết.

Ung thư ruột kết là bệnh có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể thể dẫn đến sự nguy hiểm nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân lớn tuổi. Những triệu chứng có thể nhận ra bệnh này như sau: Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, bệnh nhân bị sụt cân không rõ lý do, chướng bụng, khó tiêu, thay đổi thói quen táo bón, tiêu chảy bị thay đổi theo tính chất của phân…

Hiện nay, bệnh ung thư ruột kết có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Phẫu thuật, xạ trị và điều trị bằng thuốc như hóa trị, liệu pháp… Tuy nhiên, để hạn nguy cơ mắc bệnh hoặc để bệnh có thể nhanh chóng được điều trị bệnh nhân cần sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp sớm nhất có thể.

2. Cách khắc phục đi đại tiện ra máu nhưng không đau

Các biện pháp cải thiện đại tiện ra máu nhưng không đau
Các biện pháp cải thiện đại tiện ra máu nhưng không đau

Đại tiện ra máu nhưng không cảm thấy đau là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh liên quan đến bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh khi gặp tình trạng này bệnh nhân cần có hướng xử lý tốt.

Khi mắc phải tình trạng đi ngoài ra máu, bệnh nhân không được chủ quan nếu không sẽ dẫn đến những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Việc đi ngoài ra máu quá nhiều có thể khiến cho cơ thể thiếu máu, mất dần ý thức. Nhẹ có thể tình trạng này sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, choáng váng đầu óc. Về lâu dài, tình trạng này diễn biến phức tạp, trong thời gian dài có thể khiến bệnh nhân tụt huyết áp, ngất xỉu… đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Để khắc phục tình trạng bệnh nhân đi ngoài ra máu nhưng không đau có thể áp dụng một số biện pháp như sau đây:

2.1. Ăn nhiều rau xanh, củ, quả, thức ăn làm mềm phân

Các loại thực phẩm như rau, củ, quả… đều là các loại thức ăn dễ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe. Thông thường, các bệnh gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu nhưng không cảm thấy đau đều là những bệnh chủ yêu do chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất xơ, rau củ. Sử dụng các loại hoa quả, trái cây sẽ giúp nhu động ruột già co bóp tốt ngăn ngừa táo bón, lợi cho tiêu hóa hơn.

Vì vậy, để dễ tiêu hóa, dễ đi vệ sinh nặng thì việc sắp xếp và thực hiện một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất là điều thực sự cần thiết. Đặc biệt, bệnh nhân nên ăn đủ bữa, đúng thời gian và không bỏ bữa ăn.

2.2. Tránh làm các công việc nặng, tránh ngồi lâu, đứng nhiều

Đứng lâu hoặc ngồi quá lâu đều khiến cho cơ thể mệt mỏi. Do đó, các cơ quan làm nhiệm vụ tiêu hóa cũng như các cơ quan khác khó hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các công việc nặng cũng sẽ khiến cho các bệnh như trĩ…dễ xảy ra hơn. Nguy cơ dẫn đến các hiện tượng gây ảnh hưởng đến tình trạng cũng như lượng máu bị đẩy ra ngoài theo đường phân càng nhiều hơn.

Đi cầu ra máu nhưng không đau được cải thiện nhờ hạn chế làm việc nặng
Đi cầu ra máu nhưng không đau được cải thiện nhờ hạn chế làm việc nặng

2.3. Hạn chế uống rượu bia, thức ăn nóng, đồ ăn khô

Các loại thức uống có cồn, chứa chất kích thích đều không có lợi cho sức khỏe. Không những vậy, các loại thức ăn khô nóng, đồ khô đều sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn. Do ăn, uống quá nhiều đồ khô, chất kích thích sẽ khiến cho phân trở nên khô, cứng.

Điều này sẽ khiến cho quá trình đào thải phân ra ngoài cũng sẽ gặp cản trở. Làm xước và khiến cho các cơ quan hệ tiêu hóa bị tổn thương, khiến máu dính ở phân càng nhiều hơn. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo những bệnh nhân có hiện tượng đi ngoài có dính máu tươi mà không có cảm giác đau đớn cần tránh xa khỏi các loại thức ăn loại này.

2.4. Đi vệ sinh đều đặn, vệ sinh giữ sạch vùng hậu môn, khi đi đại tiện không nên ngồi lâu hoặc rặn mạnh

Cần có thói quen vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, nhất là vùng hậu môn. Đây là nơi cơ thể làm nhiệm vụ bài tiết quan trọng. Chỉ cần lơ là một chút là có thể khiến cho các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh có cơ hội tấn công, gây bệnh cho cơ thể.

Đại tiện rặn quá mạnh có thể khiến cho búi trĩ rơi ra ngoài, các cơ quan chịu trách nhiệm đào thải chất thải bị va chạm, tổn thương mạnh… Những điều này đều khiến cho máu bị chảy ra nhiều hơn. Vậy nên, khi đi vệ sinh cần chú ý dùng sức vừa phải, ngồi vệ sinh không quá lâu cũng như vệ sinh sạch sẽ hậu môn.

2.5. Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, ngủ đủ giấc

Luyện tập thể dục giúp cải thiện đi đại tiện ra máu mà lại không đau
Luyện tập thể dục giúp cải thiện đi đại tiện ra máu mà lại không đau

Một trong những điều không thể thiếu là ngủ đúng giờ và tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp cho bạn có thể có sức đề kháng tốt để chống chọi lại các loại bệnh. Ngủ đúng giờ giúp cho các cơ quan có thể nghỉ ngơi, nạp năng lượng để ngày mới tràn đầy sức sống.

Bệnh nhân nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản để thư giãn và cải thiện sức khỏe. Các bạn có thể lựa chọn một số môn thể thao vừa tốt, vừa không ngốn quá nhiều thời gian của bạn như: Tập yoga, chạy bộ.

2.6. Kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng chứa các dược liệu tự nhiên giúp cải thiện tình trạng đau rát và chảy máu khi đi ngoài

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, sử dụng các biện pháp điều trị đau bụng và đi ngoài ra máu tại nhà người bệnh có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị táo bón và chảy máu hậu môn nhanh chóng và hiệu quả.

Đặc biệt, khi lựa chọn sản phẩm người bệnh nên chú ý những loại thực phẩm chức năng được các chuyên gia y tế khuyên dùng và mang lại hiệu quả sử dụng cũng như an toàn cao.

Trên thị trường hiện nay có một sản phẩm được đông đảo người dùng lựa chọn cũng như nhận được những đánh giá tích cực từ các chuyên gia y tế và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm này có chứa các thảo dược tự nhiên rất an toàn như Đương quy, Diếp cá, Tinh chất nghệ meriva, Rutin,… giúp giảm đau rát hậu môn, nhanh liền vết thương, hết táo bón nhanh chóng và khiến người bệnh nhanh chóng phục hồi hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Không chỉ vậy, ngay cả phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng có thể sử dụng mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung các Probiotics từ men vi sinh để giúp đường ruột hoạt động tốt, cân bằng hệ vi sinh và phòng ngừa táo bón, trĩ cũng như chảy máu hậu môn. Khi lựa chọn men vi sinh, nên tìm hiểu loại men vi sinh có nguồn gốc từ tự nhiên như kim chi của Hàn Quốc sẽ đem lại hiệu quả tốt và an toàn cho người sử dụng.

3. Đi ngoài ra máu nhưng không đau khi nào cần khám bác sĩ?

Đi ngoài ra máu nhưng không đau khi nào cần khám bác sĩ?
Đi ngoài ra máu nhưng không đau khi nào cần khám bác sĩ?

Nếu bạn gặp phải tình trạng đi ngoài có dính máu tươi nhưng không cảm thấy đau đớn thì đừng quá lo lắng. Đầu tiên, hãy giữ bình tĩnh để giải quyết tốt tình hình này. Dấu hiệu này chứng tỏ rằng bạn đang gặp vấn đề, nó có thể là nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Các bạn có thể đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị nhanh nhất khi có các triệu chứng sau:

  • Xuất huyết kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần
  • Trẻ em đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau
  • Giảm cân mà không rõ lý do hoặc mệt mỏi, yếu đuối
  • Đau bụng, sưng hoặc căng cứng ở bụng
  • Sốt
  • Xuất hiện khối u ở bụng
  • Phân ít hoặc mềm hơn bình thường kéo dài trong 3 tuần trở lên
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Táo bón hoặc thay đổi thói quen đại tiện
  • Rò rỉ phân hoặc không thể kiểm soát hậu môn

Nếu có các triệu chứng như trên các bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh. Sau đó, các bác sĩ sẽ giúp bạn xác định đúng bệnh cũng như có những liệu pháp điều trị đúng người, đúng bệnh. Đừng dùng phán đoán chủ quan để tự ý sử dụng bằng các loại thuốc. Bởi điều này có thể khiến bệnh tình của bạn trở nên nặng nề hơn và khó khắc phục.

Để hiểu rõ được tình hình bệnh, bác sĩ sẽ dùng sự can thiệp của các thiết bị y tế để đo đạc, kiểm tra. Sau đó, từ các kết luận từ bệnh lý, nguyên nhân sinh lý bác sĩ mới có thể chẩn đoán đúng tình trạng bệnh của bạn. Nếu từ các nguyên nhân sinh lý, bệnh nhân chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt sao cho lành mạnh, phù hợp là được. Còn nếu là từ nguyên nhân bệnh lý thì bệnh nhân có thể cần sự can thiệp của các loại tiểu phẫu, phẫu thuật… phức tạp khác để cải thiện tình hình.

Như vậy, đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau thực sự là vấn đề mà các bạn nên thực sự quan tâm và chú ý. Hãy xử lý thông minh, hiệu quả để tình trạng bệnh sớm được cải thiện, hạn chế đến tối đa nhất các trường hợp xấu.

Xem thêm: Đi ngoài ra máu và chất nhầy: Cần điều trị như thế nào?

Nguồn tham khảo

  • [1] Reasons for Blood in Your Stool (Rectal Bleeding) Without Pain. https://www.healthline.com/health/why-am-i-pooping-blood-no-pain
  • [2] Patient education: Blood in the stool (rectal bleeding) in adults (Beyond the Basics). https://www.uptodate.com/contents/blood-in-the-stool-rectal-bleeding-in-adults-beyond-the-basics/print
  • [3] What causes blood in stool with no pain? Related conditions and treatments. https://www.singlecare.com/conditions/blood-in-stool-with-no-pain-causes

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA