Bệnh đi ngoài ra máu liên quan đến đại tràng và tiêu hóa. Chính vì vậy, chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến tình trạng này ở người bệnh. Một trong những cách giúp cải thiện phần nào chứng đi ngoài ra máu là có chế độ ăn phù hợp. Vậy, khi mắc bệnh đi ngoài ra máu nên ăn gì để tình hình được cải thiện?

1. Hiện tượng đi ngoài ra máu là bệnh gì?
Đi ngoài ra máu là căn bệnh thường gặp khiến người bệnh thấy trong phân hoặc trên giấy vệ sinh khi chùi có dính máu. Lượng máu này có thể chảy thành giọt hoặc thành tia ở những trường hợp nặng. Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của các chứng bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng, đường tiêu hóa… Cụ thể đó là:
1.1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh đang dần trở nên phổ biến khi số người mắc phải căn bệnh này ngày càng gia tăng. Nguyên nhân xuất hiện bệnh trĩ là do tình trạng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn. Căn bệnh này xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do quá trình ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh của người bệnh. Bên cạnh đó, để bệnh táo bón kéo dài lâu ngày cũng hình thành bệnh trĩ. Khi không điều trị bệnh trĩ kịp thời sẽ khiến máu chảy nhiều hơn và gây nên các biến chứng nguy hiểm khác.
1.2. Chứng táo bón
Táo bón là căn bệnh thường gặp phải ở nhiều độ tuổi với mức độ thường xuyên. Căn bệnh này thường xuất hiện do chế độ ăn uống không hợp lý, rối loạn nội tiết, stress… Khi bị táo bón người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó đại tiện, phân khô cứng, vón cục, có máu tươi chảy ra sau khi đi đại tiện, đau quặn bụng, mệt mỏi,…
Bệnh táo bón có thể hết sau một vài ngày khi điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống sinh hoạt cho nên người bệnh không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này.
1.3. Viêm, nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn cũng là một căn bệnh phổ biến và gây đau đớn cho người mắc khi đi ngoài. Nứt kẽ hậu môn cũng có biểu hiện là tình trạng đi ngoài ra máu đen. Ngoài ra, người bệnh bị nứt kẽ hậu môn còn cảm thấy hậu môn rất đau rát, sưng hoặc viêm nhiễm hậu môn nếu tình trạng chảy máu kéo dài.
1.4. Polyp đại tràng trực tràng
Chứng Polyp hậu môn cũng rất phổ biến nhưng người bệnh cũng không dễ nhận biết bởi các triệu chứng của bệnh này gần giống với bệnh lồng ruột và sa hậu môn, trực tràng. Polyp hậu môn ở dạng u lành tính nhưng nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời sẽ có thể biến chứng thành u ác tính.
Polyp hậu môn ở thể nặng sẽ gây chảy máu đường tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu đen. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thêm biểu hiện để nhận biết đó là tình trạng đau bụng kèm tiêu chảy.
1.5. Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng hoặc đại tràng là nguyên nhân tử vong ở rất nhiều bệnh nhân. Người bệnh mắc ung thư trực tràng là do sự xuất hiện của các khối polyp hay các u nhỏ trong lòng trực tràng không được can thiệp một cách kịp thời. Căn bệnh nguy hiểm này lúc ban đầu thường không có dấu hiệu cụ thể, chỉ đến khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn người bệnh mới nhận thấy một vài biểu hiện mà trong đó có chứng đi ngoài ra máu đen. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ cảm nhận được các cơn đau nhức, mệt mỏi, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, cân nặng sụt giảm mà không rõ lý do. Căn bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh chính vì vậy ngay khi có dấu hiệu cần kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra và thăm khám.
1.6. Xuất huyết tiêu hóa
Những người bị xuất huyết đường tiêu hóa thường mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày… Hoặc người bệnh uống quá nhiều rượu, tâm lý căng thẳng cũng dễ xuất hiện tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
Xuất huyết tiêu hóa cũng có biểu hiện thường gặp là chứng đau quặn bụng kèm đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó, để nhận biết rõ nét hơn về căn bệnh này còn có những biểu hiện đặc trưng sau đây: hoa mắt, chóng mặt, nôn ra máu tươi, phân có màu đen, huyết áp giả, sốc co giật, khó thở, da tái…
Căn bệnh này nên được điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến tính mạng cũng như xuất hiện các biến chứng nguy hiểm khác.
1.7. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
Một vài bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục có thể dẫn tới chứng viêm hậu môn và viêm trực tràng. Khi nam giới thường xuyên quan hệ tình dục thiếu an toàn bằng đường hậu môn sẽ khiến các vi khuẩn, nấm, virus tấn công và gây nên bệnh lây truyền. Lúc này, nam giới dễ gặp phải tình trạng đi cầu ra máu.
1.8. Các bệnh đường tiêu hóa khác
Ngoài những căn bệnh phía trên, các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây nên chứng đi ngoài ra máu đen. Có thể kể đến như: Viêm loét dạ dày, rách thực quản, viêm ruột hoặc u ruột non, tiêu chảy, táo bón…
Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh mà chứng đi ngoài ra máu sẽ có biểu hiện khác biệt. Chính vì vậy, ngay khi thấy dấu hiệu người bệnh cần theo dõi sát sao để có thể ứng phó kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.

2. Đi ngoài ra máu nên ăn gì?
Khi gặp phải chứng đi ngoài ra máu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Từ đó sẽ có phương pháp điều trị bệnh một cách phù hợp nhất tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng nên chú ý đến khẩu phần dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh và hỗ trợ quá trình tiêu hóa được thuận lợi hơn. Người bệnh cũng nên lưu ý một vài nhóm thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh như:
2.1. Thực phẩm giàu magie
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, Magie là một loại khoáng chất đa lượng vô cùng cần thiết đối với cơ thể con người. Magie mang tác dụng giúp chuyển hóa và hỗ trợ tăng cường nhu động ruột, kích thích đại tràng thực hiện chức năng tiêu hóa một cách thuận lợi nhất. Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm chứa magie là điều vô cùng cần thiết đối với những bệnh nhân đi ngoài ra máu. Có thể kể đến những loại thực phẩm giàu magie như rau xanh, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt, thịt, hải sản.
2.2. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ được biết đến là nhóm thực phẩm mang lại khả năng nhuận tràng và tiêu hóa tốt. Chính vì vậy, việc bổ sung chất xơ khi bị đi ngoài ra máu là việc làm vô cùng cần thiết. Những người gặp phải chứng bệnh khó nói này nên bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ như rau diếp cá, bầu, bí, mồng tơi, rau má, rau sam, rau khoai lang, rau cần,… vào thực đơn hàng ngày của mình để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung chất xơ qua một số loại củ quả và hạt ngũ cốc như khoai lang, cà rốt, đỗ xanh, đỗ tương, đu đủ, bưởi, thanh long,… sẽ giúp đi ngoài nhanh chóng và dễ dàng hơn.
2.3. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C mang lại rất nhiều chức năng tốt đối với cơ thể con người trong đó có tác dụng chống oxy hóa, thải độc và tăng cường sức đề kháng. Khi người bệnh đi ngoài ra máu nhiều lần lượng máu sẽ bị thiếu hụt nên việc bổ sung vitamin C trong các loại thực phẩm sẽ khiến cơ thể có sức đề kháng, giảm thiểu tình trạng hoa mắt, chóng mặt khi thiếu máu. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung đó là: Bưởi, kiwi, cam, chanh, lê, đu đủ, măng cụt, xoài, thanh long…
2.4. Nguồn thực phẩm giàu Rutin
Rutin theo hóa học đây là chất flavonoid mang tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, tăng cường sức bền cho tĩnh mạch. Do đó, với những bệnh nhân gặp phải vấn đề về hậu môn, trực tràng như đi cầu ra máu, trĩ, tổn thương niêm mạc thường được các bác sĩ khuyên dùng các thực phẩm chứa rutin. Người bệnh có thể bổ sung thực phẩm chứa nhiều rutin như: lúa mạch, gạo lứt, kiều mạch, hạt tam giác mạch, lá diếp cá, bưởi, táo hoặc mãng cầu.
Ngoài các loại thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng nên chú ý uống nước đầy đủ mỗi ngày. Bởi khi nước được cung cấp đủ cho cơ thể không chỉ giúp cơ thể được thanh lọc mà còn khiến phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn. Việc này sẽ hạn chế được tình trạng đi ngoài ra máu một cách đáng kể.
3. Đi ngoài ra máu không nên ăn gì?
Bên cạnh việc chú ý bổ sung những loại thực phẩm mang tác dụng cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh cũng nên chú ý trước khi sử dụng các loại thực phẩm sau để tránh nguy cơ khiến bệnh trở nên nặng hơn và xuất hiện các biến chứng. Các loại thực phẩm mà người bệnh không nên ăn đó là:
3.1. Hạn chế tiêu thụ một số chế phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát, bơ,…
Các chế phẩm từ sữa có thể là nhóm thực phẩm được nhiều người ưa thích và sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, với những người đang gặp phải tình trạng đi cầu ra máu tốt nhất nên hạn chế mức độ sử dụng những loại thực phẩm này lại. Lý do đó là những thực phẩm này rất khó tiêu hóa và khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
3.2. Không nên ăn nhiều socola
Socola mang hương vị vừa đắng vừa ngọt hòa quyện với nhau làm nhiều người thích thú. Tuy nhiên với những người bị đi ngoài ra máu socola lại nên là loại thực phẩm cần tránh. Bởi trong socola có chất gây co thắt cơ bắp của nhu động tuột khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn và tác động làm cho người bệnh đi ngoài ra máu nhiều hơn. Vì vậy, dù có yêu thích món ăn này đến đâu thì người bệnh cũng nên loại socola khỏi danh sách thực phẩm hấp thụ hàng ngày.
3.3. Không uống trà đặc, cà phê, rượu bia, ăn đồ cay nóng
Một ly trà hoặc cà phê mỗi sáng sẽ giúp tinh thần tỉnh táo cho một ngày học tập hoặc làm việc. Thế nhưng hai loại thức uống này lại ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu hóa cũng như hoạt động của đường ruột. Bên cạnh đó, rượu bia và đồ ăn cay nóng cũng sẽ khiến tình trạng đi ngoài ra máu của bạn trở nên trầm trọng hơn khi sử dụng. Cho nên, còn chần chừ gì mà không gạch tên các loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn mỗi ngày?
3.4. Kiêng ăn thức ăn tinh chế
Các loại thức ăn tinh chế, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh có chứa rất nhiều hương liệu và dầu mỡ không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Vì vậy, nếu muốn đẩy lùi chứng đi ngoài ra máu người bệnh cũng không nên ăn các loại thực phẩm này.
3.5. Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt bê, thịt trâu
Trong các loại thịt thường chứa rất nhiều protein. Theo các chuyên gia, khi hấp thu quá nhiều protein vào cơ thể sẽ khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại làm tăng khả năng táo bón và chảy máu khi đi ngoài. Vì vậy, để bệnh tình được cải thiện người bệnh cũng nên ăn vừa đủ các loại thịt để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

4. Một số lưu ý khi bị đi ngoài ra máu
Cùng với việc khám chữa bệnh theo chỉ định từ các bác sĩ và việc thay đổi chế độ ăn uống hỗ trợ điều trị chứng đi ngoài ra máu người bệnh cũng nên chú ý một số vấn đề như sau:
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài ra máu để tránh tình trạng viêm nhiễm
- Không nên mặc đồ lót quá chật, nên lựa chọn chất liệu vải thoáng mát và rộng rãi để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
- Tuyệt đối không sử dụng vải thô, cứng để lau chùi hoặc cọ xát hậu môn khiến vùng da bị tổn thương.
- Nên giữ cho bản thân một tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá mức để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng.
- Không nên nhịn khi có nhu cầu đi đại tiện. Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ để giảm thiểu tình trạng trĩ hoặc táo bón.
- Tập thể dục, vận động cơ thể hàng ngày hỗ trợ tiêu hóa nhanh chóng. Có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy… để hạn chế sự tác động mạnh đến hậu môn.
- Ngoài ra có thể bổ sung thực phẩm chức năng có chứa các dược liệu tự nhiên giúp cải thiện tình trạng đau rát và chảy máu khi đi ngoài.
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, sử dụng các biện pháp điều trị đau bụng và đi ngoài ra máu tại nhà người bệnh có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị táo bón và chảy máu hậu môn nhanh chóng và hiệu quả.
Đặc biệt, khi lựa chọn sản phẩm người bệnh nên chú ý những loại thực phẩm chức năng được các chuyên gia y tế khuyên dùng và mang lại hiệu quả sử dụng cũng như an toàn cao.
Trên thị trường hiện nay có một sản phẩm được đông đảo người dùng lựa chọn cũng như nhận được những đánh giá tích cực từ các chuyên gia y tế và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm này có chứa các thảo dược tự nhiên rất an toàn như Đương quy, Diếp cá, Tinh chất nghệ meriva, Rutin,… giúp giảm đau rát hậu môn, nhanh liền vết thương, hết táo bón nhanh chóng và khiến người bệnh nhanh chóng phục hồi hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Không chỉ vậy, ngay cả phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng có thể sử dụng mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung các Probiotics từ men vi sinh để giúp đường ruột hoạt động tốt, cân bằng hệ vi sinh và phòng ngừa táo bón, trĩ cũng như chảy máu hậu môn. Khi lựa chọn men vi sinh, nên tìm hiểu loại men vi sinh có nguồn gốc từ tự nhiên như kim chi của Hàn Quốc sẽ đem lại hiệu quả tốt và an toàn cho người sử dụng. Xem sản phẩm tại đây.
>> Xem thêm: Bí quyết đẩy lùi tình trạng đi cầu ra máu an toàn, hiệu quả hãy lắng nghe thầy thuốc ưu tú Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế tư vấn TẠI ĐÂY.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ định hướng được cho người bệnh những loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của các bác sĩ để giúp bệnh được cải thiện nhanh chóng.
Bài viết liên quan: Chữa bệnh đi ngoài ra máu tươi bằng cách nào?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA