Đau lưng không đứng thẳng được khiến cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn. Tình trạng đau lưng kéo dài còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu có những dấu hiệu về tình trạng bệnh này bạn cần có biện pháp xử lý nhanh chóng.

1. Đau lưng không đứng thẳng được là bệnh gì?
Đau lưng là tình trạng dễ gặp của nhiều người, nhất là những người trong độ tuổi từ trung niên trở lên. Người già hoặc những người làm việc trong môi trường lao động phải chịu áp lực công việc lớn, làm việc quá sức… Ngày nay, những người gặp phải vấn đề về đau lưng, nhất là đau lưng không thể đứng thẳng như bình thường có nguy cơ gia tăng cao.
Vì vậy, nếu có dấu hiệu về tình trạng không thể đứng thẳng vì nhức mỏi, đau lưng thì các bạn cần tìm hiểu về bệnh cũng như những nguyên nhân gây ra để có cách khắc phục hiệu quả. Trong đó, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng khiến người bệnh không thể đứng thẳng người. Cụ thể là do:
1.1. Nguyên nhân do bệnh lý
5 nguyên nhân đau lưng không thể đứng thẳng người do bệnh lý là do:
Thoái hóa cột sống lưng
Vấn đề đau lưng không thể đứng thẳng chủ yếu có thể là do thoái hóa cột sống lưng. Cột sống là nơi chịu áp lực lớn nhất khi cơ thể hoạt động, vì vậy thoái hóa cột sống nhất là đốt sống cổ và lưng là dễ gặp phải nhất.
Tình trạng thoái hóa cột sống là sự suy yếu và tiêu biến của các đĩa đệm, khớp sụn và màng bảo vệ của đầu xương. Khi không còn các lớp nâng đỡ, hỗ trợ thì các đầu xương sẽ trực tiếp cọ xát, va vào nhau khi người bệnh hoạt động, vận động.
Các hoạt động liên quan đến xương khớp như đi lại, đứng thẳng đều sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn và khó chịu. Càng ngày, sự đau đớn này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây cản trở mọi sinh hoạt của bệnh nhân.
Thoát vị đĩa đệm
Khi các khớp xương, địa đệm bị suy yếu và thoái hóa dẫn đến các khoảng trống giữa 2 đốt sống không được lấp đầy. Sự ma sát, trượt lên nhau dẫn đến tình trạng đau đớn âm ỉ của người mắc bệnh này.
Thoát vị đĩa đệm nặng hơn sẽ khiến cho nhân nhầy bên trong đĩa đệm khi bị tràn ra có thể khiến cho sự chèn ép gia tăng lên các dây thần kinh và mô mềm xung quanh. Khi bệnh tiến triển xấu hơn thì việc đi lại, đứng thẳng của bệnh nhân ngày càng gặp phải cản trở. Thậm chí, người bệnh không thể đi và đứng thẳng được. Hoặc nếu có thể di chuyển thì sự đau đớn sẽ gia tăng gấp nhiều lần.
Gai cột sống
Các gai cột sống hình thành do các khớp xương bị lão hóa, từ đó, một vài phần xương sẽ mọc nhô ra khỏi cột sống. Đây chính là các gai cột sống. Chúng có thể đâm vào một số dây thần kinh và khiến cho bệnh nhân bị đau đớn, khó chịu. Cũng như dẫn đến tình trạng không thể đứng thẳng của bệnh nhân.
Đau lưng cấp
Khi bị đau lưng cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện là bị đau lưng và không thể đứng ở tư thế thẳng người. Vấn đề này là do, khi bị đau lưng cấp thì cột sống và các vùng xung quanh thắt lưng sẽ bị đau khi lao động, làm việc, đi đứng… . Tình trạng đau lưng cấp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như hoạt động sai tư thế, thoát vị đĩa đệm, đau lưng cấp…
Viêm khớp dạng thấp
Đây là tình trạng bệnh do viêm nhiễm ở các khớp sụn, khớp xương gây ra khiến cho vấn đề đau lưng không thể đứng thẳng người diễn ra. Viêm khớp dạng thấp chịu nhiều ảnh hưởng từ việc thay đổi thời tiết, nhất là khi trời mưa ẩm. Người bệnh có thể phải chịu những cơn nhức đầu khó chịu và mất ngủ kéo dài.

1.2. Nguyên nhân không phải do bệnh lý
Nhiều nguyên nhân không phải do bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng đau lưng dẫn đến bệnh nhân không thể đứng thẳng người như:
Tuổi tác
Tuổi tác càng lớn thì càng có nguy cơ bị đau lưng không thể đứng tư thế thẳng đứng được cao hơn. Độ tuổi dễ mắc phải tình trạng này nhất là từ tuổi trung niên, người cao tuổi. Nguyên nhân là tuổi càng lớn thì xương khớp có dấu hiệu lão hóa nghiêm trọng hơn.
Người già không thể tránh khỏi tình trạng lão hóa, thoái hóa xương. Đây là quá trình tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, những nguyên nhân khiến cho xương khớp lão hóa cũng có thể do thiếu hụt lượng canxi cần thiết… Những điều này đều khiến xương trở nên yếu hơn, gây đau lưng, khó đứng thẳng người.
Ngồi một chỗ quá lâu
Không chỉ tuổi tác, nếu ngồi quá lâu bạn cũng sẽ có nguy cơ bị đau lưng dẫn đến không thể đứng thẳng cao hơn những người khác. Khi ngồi quá lâu sẽ khiến cho cột sống vặn vẹo, gây ra tổn thương vùng đĩa đệm. Nếu có đứng thẳng người bệnh nhân sẽ phải hứng chịu những cơn đau đớn cực kỳ khó chịu do các đốt sống đè ép lên nhau.
Thực hiện sai tư thế
Nếu thường xuyên làm việc sai tư thế, nhất là mang vác vật nặng thì nguy cơ bị đau lưng dẫn đến không thể đứng thẳng cũng rất cao. Cũng tương tự như việc ngồi quá lâu, các đốt sống , cột sống vặn vẹo là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Chấn thương
Những chấn thương từ lao động, tai nạn giao thông, thể thao…cũng có thể là nguyên nhân khiến cho việc đau lưng và không thể đứng thẳng cao hơn. Ngoài ra, nếu đang trong quá trình điều trị chấn thương thì người bệnh cần đảm bảo thực hiện theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Hạn chế di chuyển hoặc vận động quá mạnh để nhanh chóng chữa khỏi bệnh.
Do mang thai
Phụ nữ mang thai rất dễ xảy ra tình trạng đau lưng và khó đứng thẳng người. Nguyên nhân là khi thai nhi phát triển và lớn hơn về kích thước, cân nặng thì trọng lượng cơ thể mẹ sẽ dồn vào vùng xương cột sống lưng. Từ đó, khiến cho việc đứng thẳng của mẹ trở nên khó khăn hơn.

2. Cách khắc phục tình trạng đau lưng không đứng thẳng được
Để nhanh chóng khắc phục những cơn đau lưng và không thể đứng tư thế thẳng người thì bệnh nhân có thể đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và đưa ra các biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Đồng thời, các bạn có thể áp dụng ngay những biện pháp như sau:
2.1. Sử dụng thuốc
Nếu cơn đau quá dữ dội thì việc sử dụng các loại thuốc giảm đau sẽ có công hiệu nhanh chóng. Tuy nhiên, cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc giảm đau để tránh những tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ chính xác liều lượng, thời gian sử dụng thuốc để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
2.2. Nghỉ ngơi
Thư giãn, nghỉ ngơi là điều cần thiết để giảm triệu chứng đau lưng gây ra. Cơ thể bạn cần có thời gian phục hồi những tổn thương và khắc phục những cơn đau nếu chúng tái phát.
2.3. Hạn chế mang vác đồ vật nặng
Bạn nên cân đối mang vác đồ vật vừa với sức khỏe của bản thân. Nhất là nếu như bị đau lưng và không thể đứng thẳng được. Đồng thời, trong quá trình làm việc, bạn cũng có thể nhờ đến những tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ để tránh tổn thương đến vùng lưng bị đau.
2.4. Ngồi đúng tư thế
Trong quá trình làm việc, nếu bạn phải làm việc trong tư thế ngồi thì nên ngồi đúng tư thế. Ngoài ra, bạn cũng có thể thường xuyên đi lấy nước uống, vươn vai, thư giãn…để làm việc tập trung cũng như hạn chế đau lưng xảy ra.
2.5. Chườm lạnh
Hơi lạnh có tác dụng rất tốt cho việc kích thích co mạch máu, dây thần kinh hoặc dây chằng. Nếu ở giai đoạn đầu mới mắc phải tình trạng đau lưng dưới và khó đứng thẳng được thì chườm lạnh là biện pháp rất hiệu quả. Chườm lạnh cũng có tác dụng tốt cho việc giảm viêm, giảm đau do tổn thương gây ra.
2.6. Chườm nóng
Cũng như chườm lạnh, chườm nóng chỉ có tác dụng tốt nhất khi bệnh mới khởi phát sau 2-3 ngày. Hơi nóng sẽ tác động đến các mạch máu, giúp các vùng dây chằng đang mắc gián tiếp tục giãn ra. Quá trình tác động sẽ dựa vào thời điểm các vùng tổn thương đang được phục hồi thì bạn mới chườm nóng. Lúc này, hơi nóng sẽ giúp máu tuần hoàn tốt hơn, các cơ cứng được giãn ra. Nhờ vậy, các cơn đau sẽ giảm đi đáng kể.

2.7. Xoa bóp
Dựa vào tác dụng của nhiệt và lực của tay khi xoa bóp, các vùng cơ sẽ được giãn ra và có độ đàn hồi nhất định. Các vùng máu tụ trong quá trình xoa bóp sẽ được đả thông. Nhờ vậy, việc lưu thông máu, chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, nhất là các vùng chịu tổn thương.
Để việc xoa bóp trở nên có hiệu quả thì bệnh nhân có thể sử dụng thêm các loại dầu nóng, tinh dầu. Điều này giúp cho việc giảm đau nhức, đả thông kinh mạch hiệu quả hơn gấp nhiều lần.
2.8. Giữ ấm cơ thể
Cơ thể lạnh khiến cho các cơn đau vùng dưới lưng và khó đứng thẳng xảy ra nhiều hơn. Vì vậy, cần giữ ấm cơ thể tốt, nhất là khi thời tiết đông, ẩm, lạnh.
2.9. Tập luyện các bài tập vận động nhẹ nhàng
Luyện tập thể dục nói chung đều có hiệu quả tốt cho mọi người. Đặc biệt, những người bị đau vùng lưng dưới và khó đứng thẳng lại càng cần thiết. Vận động và luyện tập các bài tập đơn giản giúp cho các khớp xương trở nên linh hoạt hơn. Nhưn vậy, khí huyết dễ lưu thông, cơ thể dẻo dai, linh hoạt. Hạn chế tình trạng đau nhức, bầm tím.
2.10. Chế độ ăn khoa học
Đau lưng có thể bắt nguồn từ việc thiếu các chất dinh dưỡng, nhất là canxi. Vì vậy, một chế độ ăn uống khoa học, tăng cường canxi là rất cần thiết. Canxi có chứa nhiều trong: Đậu nành, hạnh nhân, quả óc chó, các loại rau xanh, cá hồi…
Bên cạnh đó, chứng đau lưng không đứng thẳng được xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà có cách khắc phục, điều trị thích hợp. Trong số các nguyên nhân này thì thiếu canxi là một nguyên nhân nhiều người gặp phải. Do đó bổ sung canxi là một cách hỗ trợ điều trị đau lưng không đứng thẳng được vô cùng hiệu quả.
Bạn nên chọn bổ sung viên uống có Canxi nano, Vitamin D3, MK7. Bộ ba này sẽ giúp bổ sung canxi tối đa và hiệu quả nhất nhờ việc đưa canxi đến nơi cần giúp xương chắc khỏe và tránh được những tình trạng đau lưng không đứng thẳng được.
Vấn đề đau lưng không đứng thẳng được ai cũng sẽ phải trải qua. Tuy nhiên, để tình trạng này không còn là nỗi ám ảnh thì các bạn có thể áp dụng những điều trên để nhanh chóng loại bỏ những cơn đau nhanh chóng và hiệu quả.
Phần tiếp theo: Đi bộ nhiều bị đau lưng có sao không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn