Đau đầu sau gáy và chóng mặt cảnh báo bệnh gì?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
30 Tháng chín 2024

Lần cập nhật cuối:
30 Tháng chín 2024

Số lần xem:
11

Đau đầu sau gáy kèm chóng mặt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, thiếu máu não, hoặc căng thẳng quá mức. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Hãy khám phá nguyên nhân và cách điều trị để cải thiện tình trạng này.

Rất nhiều người đang mắc phải tình trạng đau đầu đằng sau gáy và chóng mặt
Rất nhiều người đang mắc phải tình trạng đau đầu đằng sau gáy và chóng mặt

1. Tình trạng đau đầu sau gáy chóng mặt

Đau mỏi vai gáy, đau gáy là những biểu hiện khá phổ biến nhưng đau đầu sau gáy chóng mặt thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Người đau đầu sau gáy chóng mặt có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau:

  • Cảm giác đau mỏi vai gáy, đau cổ vai gáy, đau mỏi cổ có đi kèm với chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, đau nhức vùng mặt và đau ở hốc mắt. Những cơn đau do bệnh lý này thường có xu hướng lan truyền đến vùng chẩm và vùng 2 bên thái dương làm cơn đau thêm nặng hơn.
  • Người bị đau mỏi vai gáy đau đầu chóng mặt đi kèm biểu hiện hoa mắt, ù tai, đi đứng mất thăng bằng, buồn nôn, nôn ói,…
  • Thỉnh thoảng hoa mắt đau vai gáy hoặc đau vai gáy thường xuyên kèm theo đau nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt,…
  • Người bệnh có thể nhận thấy cảm giác tê ngứa ở vùng bắp tay, cánh tay hoặc đầu ngón tay.
  • Đau đầu thành các cơn kéo dài, khi đau dữ dội, khi đau âm ỉ và có thể diễn ra trong vài phút hoặc thậm chí vài giờ.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược cơ thể, kém tập trung, mẫn cảm với âm thanh và ánh sáng.

2. Nguyên nhân gây đau đầu sau gáy chóng mặt

2.1. Thiếu máu não

Đau đầu ở sau gáy kèm chóng mặt do bị thiếu máu não
Đau đầu ở sau gáy kèm chóng mặt do bị thiếu máu não

Khi dòng máu lưu thông lên não kém khiến não bộ không đủ máu và dưỡng chất để hoạt động bình thường sẽ gây ra cơn đau đầu và chóng mặt. Nguyên nhân gây thiếu máu não là do nhiều yếu tố như do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ, stress,…

2.2. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Nếu địa đệm bị thoát vị gây chèn ép các dây thần kinh cổ, cản trở dòng máu lưu thông lên não gây tình trạng đau, nhức mỏi cổ, vai, gáy và đau đầu. Bệnh lý này là do chấn thương vùng đĩa đệm do tai nạn, bê vác vật nặng quá mức, tuổi tác, hoạt động và làm việc sai tư thế trong thời gian dài gây ra.

2.3. Thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng sẽ khiến dòng máu lưu thông lên não bị kém dần, chèn ép các dây thần kinh ở khu vực xung quanh gây các cơn đau mỏi cổ vai gáy, đau đầu. Bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm chèn ép rễ thần kinh, gây tổn thương lỗ liên hợp, rối loạn tiền đình. Thậm chí có thể làm mất cảm giác phản xạ, teo cơ, liệt cứng người hoặc tàn phế suốt đời nếu bệnh nặng.

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những tác nhân gây đau đầu sau gáy và chóng mặt
Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những tác nhân gây đau đầu sau gáy và chóng mặt

2.4. Tăng huyết áp

Tình trạng này phổ biến ở những người trên 50 tuổi, người mắc các bệnh lý về tim mạch. Khi áp lực dòng máu lên thành động mạch lớn sẽ gây ra một số vấn đề về sức khỏe như đau đầu sau gáy, chóng mặt, vã mồ hôi, ù tai, mất ý thích, thậm chí đột quỵ.

2.5. U não

Cơn đau đầu do u não thường xuất hiện sau gáy, kèm theo một số dấu hiệu như nôn, buồn nôn, sợ ánh sáng, rối loạn ý thức, thị lực giảm, có thể liệt chi thể, liệt dây thần kinh sọ não khi u não ở giai đoạn nặng hơn. Bệnh u não dù lành tính hay ác tính đều khiến não bị tổn thương và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh cần được phát hiện sớm để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

2.6. Xuất huyết não

Xuất huyết não là tình trạng rất nguy hiểm khi máu tràn vào mô não và gây tổn thương não có thể khiến người bệnh rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nhận thức, liệt nửa người, đột quỵ. Người bệnh sẽ thấy chóng mặt và đau nửa đầu sau gáy ở mức độ dữ dội, không nói được, mặt méo xệch, miệng méo, vã mồ hôi, mất nhận thức nhanh chóng,…

Đau đầu ở sau gáy kèm triệu chứng chóng mặt do bị xuất huyết não
Đau đầu ở sau gáy kèm triệu chứng chóng mặt do bị xuất huyết não

2.7. Đau dây thần kinh chẩm

Dây thần kinh chẩm là dây nối từ tủy sống đến da đầu, khi bị tổn thương sẽ làm xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội, bắt đầu từ sau gáy, sau đó lan rộng lên phần trên phía da đầu, đau đằng sau mắt, cảm giác sợ ánh sáng, đau như bị đánh mạnh hoặc điện giật.

Đau đầu sau gáy chóng mặt có thể còn do chấn thương vùng cổ, căng thẳng (stress), làm việc sai tư thế, thói quen sinh hoạt chưa đúng, lạm dụng chất kích thích,…

3. Bị đau nửa đầu sau gáy và chóng mặt có nguy hiểm không?

Bất cứ sự thay đổi nào của cơ thể như đau đầu sau gáy chóng mặt cần được quan tâm chớ chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó báo hiệu cơ thể đang có vấn đề sức khỏe. Bạn nên đi khám chuyên khoa nội thần kinh để được thăm khám với bác sĩ đúng chuyên môn, tránh bệnh tiến triển nặng thành mãn tính. Việc phát hiện sớm, chẩn đoán đúng tình trạng bệnh sẽ giúp điều trị hiệu quả. Biến chứng có thể xảy ra nếu bị đau đầu sau gáy chóng mặt là đột quỵ, tai nạn, tàn phế, suy giảm chất lượng cuộc sống, công việc hay thậm chí tử vong.

4. Cách điều trị và phòng ngừa

Các biện pháp giúp cải thiện và phòng đau đầu sau gáy chóng mặt
Các biện pháp giúp cải thiện và phòng đau đầu sau gáy chóng mặt

Khi bị đau đầu sau gáy và chóng mặt bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách. Cùng với điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bạn cần kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn, tăng cường vận động,… để bệnh nhanh chóng phục hồi hơn. Cụ thể là:

  • Hàng ngày bạn nên uống đủ nước, từ 2,5l – 3l nước.
  • Bạn cần chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là các vitamin B vì đây là nhóm vitamin quan trọng với hệ thần kinh và não bộ. Đồng thời bạn nên hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn,… Nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể, tăng cung cấp chất chống oxy hóa phục hồi cơ thể.
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thường xuyên, mỗi lần từ 20 – 30 phút giúp xương khớp dẻo dai và tuần hoàn máu tốt hơn. Chú ý khi vận động vùng cổ,  nên tránh xoay cổ.
  • Khi nằm hay ngồi chú ý đúng tư thế và không nên duy trì một tư thế quá lâu.

Để ngăn ngừa và giảm thiểu đau đầu sau gáy kèm chóng mặt, bạn nên kết hợp việc nghỉ ngơi, thư giãn và các bài tập tăng cường sức khỏe cột sống. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn, hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận