Đau bụng dưới ngoài thời kỳ có thai

Đăng bởi:

Ngày đăng:
12 Tháng Năm 2012

Lần cập nhật cuối:
25 Tháng Mười 2021

Số lần xem:
2095

1. Những cơn đau cấp vùng bụng dưới:

Nếu xảy ra ở phụ nữ vẫn có kinh đều và không kèm theo sốt thì trước tiên cần nghĩ đến chửa ngoài tử cung nhưng cũng có thể là u nang buồng trứng xoắn. Nếu kèm theo sốt, cần nghĩ đến viêm phần phụ nhưng không loại trừ viêm ruột thừa hay viêm đại tràng xích ma (đoạn cuối đại tràng trước trực tràng).

Đau vùng bụng dưới vào giữa kỳ kinh (còn gọi là triệu chứng Mittelschmerz): Có đặc trưng là đau vùng bụng dưới kèm ra nhiều chất xuất tiết âm đạo có màu trắng hay lẫn máu. Đau có tính chất lan tỏa xuống âm hộ, âm đạo đôi khi ra vùng thắt lưng hay khắp vùng bụng, có thể đau rất cấp tính, kèm buồn nôn hay nôn. Đau thường xảy ra vào thời điểm rụng trứng (phóng noãn) từ ngày thứ 12 đến 16 của chu kỳ kinh, kéo dài từ vài giỡ đến 48 giờ.

Khoảng 20% phụ nữ có kiểu đau này, một số chu kỳ kinh nào cũng đau, một số đau kiểu gián đoạn.

Nếu đau kéo dài và nghiêm trọng, cần phân biệt với viêm ruột thừa ở phụ nữ độ tuổi sinh sản.

chua-viem_am_dao-3

Đau giữa kỳ kinh không quan trọng và không báo hiệu một bệnh gì, thường không cần điều trị. Thuốc giảm đau có thể cần khi đau kéo dài hay nghiêm trọng. Thuốc tránh thai hormon có thể dùng để ngăn cản rụng trứng để làm mất đau.

Ngoài 3 dấu hiệu chính thường được nói đến của phóng noãn (tăng nhiệt độ cơ bản, niêm dịch cổ tử cung, thay đổi vị trí cổ tử cung) còn có nhiều dấu hiệu khác như:

– Ra máu vào thời điểm phóng noãn: Được cho là do giảm đột ngột estrogen ngay trước khi phóng noãn.

– Âm hộ có thể sưng nề trước khi phóng noãn, nhất là ở bên diễn ra phóng noãn.

– Hạch bạch huyết một bên bẹn (bên sẽ diễn ra phóng noãn) sưng to như hột lạc và đau.

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây đau: Nang trứng phình to trước thời điểm phóng noãn – Thành của buồng trứng bị rách (vỡ) – Vòi trứng co thắt – Lớp cơ nhẵn ở vòi trứng co thắt – Do sự kích thích phúc mạc (vì máu hay dịch thoát ra khi phóng noãn).

2. Đau khi quan hệ tình dục

Đau khi giao hợp: Có thể ngay khi bắt đầu, có thể nguyên phát là ngay lần giao hợp đầu, có thể thứ phát nghĩa là sau một số lần giao hợp không đau. Loại đau này là gây nhiều trở ngại cho sự hòa hợp tình dục của đôi bạn tình.

Nguyên nhân thực thể: Nhiễm khuẩn âm đạo – Hẹp âm hộ, âm đạo (do dị dạng, do thiếu hormon…) – Do có sẹo (cắt tầng sinh môn khi đẻ, mổ sa sinh dục…) – Lạc nội mạc tử cung – Khô âm đạo do thiếu estrogen thời kỳ mãn kinh – Di chứng của nhiễm khuẩn vùng tiểu khung…

thac-mac-tinh-duc

Nguyên nhân tâm lý: Cũng hay gặp.

Việc chữa trị phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Nếu không tìm thấy nguyên nhân thực thể nào thì cần đến liệu pháp tâm lý và những kỹ thuật của tình dục liệu pháp.

Co thắt đau âm đạo: Sự co thắt không chủ ý ở âm đạo, có thể nguyên phát hay thứ phát. Co thắt đau âm đạo không có nghĩa là không còn có khoái cảm đỉnh điểm bằng các cách khác (tự kích dục). Không thể khám phụ khoa vì bệnh nhân đau.

Một số nguyên nhân thực thể có thể điều trị như trầy trợt tại chỗ – viêm âm hộ, âm đạo – viêm teo âm đạo (mãn kinh) – mụn giộp hay eczema âm hộ – nứt nẻ hậu môn do trĩ hay không do trĩ.

Nguyên nhân thường gặp hơn là do tâm lý, có vấn đề về hình ảnh bản thân hoặc bị ức chế trong quan hệ tình dục do hoàn cảnh không thuận lợi…

Điều trị: Dùng nong Hegar cỡ nhỏ và tăng dần để âm đạo chấp nhận dần dần và để bệnh nhân hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Liệu pháp tâm lý cũng rất quan trọng cho bệnh nhân và cho cả đôi bạn tình.

3. Đau vùng bụng dưới mãn tính không liên quan đến các kỳ kinh

Đó là kiểu đau bụng dưới lan tới âm hộ và cả vùng thắt lưng, kèm với cảm giác nóng rát, đau ở bàng quang, đái buốt, đái khó, đau trực tràng và cảm giác muốn đại tiện, ngứa âm hộ.

Những triệu chứng này thường do nhiều nguyên nhân khó phát hiện như có tổn thương ở cổ tử cung – tổn thương ở thân tử cung (tử cung gặp sau, u xơ tử cung xoắn, hoại tử vô khuẩn) – sa sinh dục – viêm phần phụ mãn, viêm cùng đồ hay buồng trứng – lạc nội mạc tử cung – giãn tĩnh mạch tiểu khung…

dau-bung-kinh-1

Đau không do nguyên nhân phụ khoa

Cũng gây ra đau vùng bụng dưới.

– Bệnh ở cột sống: Đau lưng do tư thế, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm…

– Bệnh đường ruột: Viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm túi mật, viêm đại tràng sigma…

– Bệnh ở đường tiết niệu: Viêm thận – bể thận, viêm bàng quang…

– Đau do nguyên nhân tâm lý.

Thầy thuốc cần khám toàn diện và cần làm thêm một số thăm dò theo định hướng của bệnh cảnh.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.