6 Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi an toàn ngay tại nhà

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
29 Tháng Một 2024

Lần cập nhật cuối:
9 Tháng Tư 2024

Số lần xem:
545

Trong dân gian có lưu truyền nhiều phương pháp chữa viêm mũi dị ứng, trong đó sử dụng tỏi được áp dụng nhiều hơn cả. Cách này không những giúp trị bệnh an toàn mà còn nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, ngăn bệnh trở nặng. Dưới đây là tổng hợp các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi đơn giản và hiệu quả cao.

Tổng hợp chi tiết các cách dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Tổng hợp chi tiết các cách dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả

1. Tổng quan về bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị viêm và sưng do các tác nhân gây dị ứng như khói, bụi, lông động vật, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm… Bạn sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sổ mũi, chảy nước mũi trong, cay mũi
  • Hắt hơi thành tràng dài liên lục
  • Có thể kèm theo đau đầu, sợ ánh sáng
  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mắt, cay mắt, đỏ mắt
  • Viêm hoặc ngứa vùng hầu họng kèm ho khan do phải thở bằng miệng
  • Ngứa mũi, mắt, cổ họng, có thể kèm theo ngứa da hoặc các vùng khác
  • Mệt mỏi, khó ngủ do nghẹt mũi.

Tuy viêm mũi dị ứng không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những triệu chứng của bệnh làm cho bạn rất mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc và học tập. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời thì viêm mũi dị ứng có thể phát triển nặng và gây ra một số biến chứng như thoái hóa niêm mạc mũi, phù nề, polyp cuốn mũi, viêm xoang, viêm phế quản. Với trường hợp trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh mắc viêm mũi dị ứng thì bệnh có thể gây biến chứng viêm phế quản, nhanh chóng dẫn tới viêm phổi, suy hô hấp nếu không được điều trị kịp thời.

2. Tìm hiểu công dụng của tỏi trong điều trị viêm mũi dị ứng

Công dụng của tỏi trong điều trị viêm mũi dị ứng
Công dụng của tỏi trong điều trị viêm mũi dị ứng

Trong cuộc sống hằng ngày, tỏi đơn thuần chỉ là một thành phần được sử dụng để tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, trong y học, tỏi được coi là vị thuốc hàng đầu trong điều trị các bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp như cảm cúm, ho, cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi dị ứng,… Nói tỏi “chữa bách bệnh” quả không sai, bởi trong nó chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người:

  • Hầu hết các lợi ích của tỏi đến từ một loại enzyme gọi là allicin có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống ung thư. Từ đó giúp ức chế vi khuẩn, virus gây hại, đẩy lùi phản ứng dị ứng xảy ra với cơ thể.
  • Glycogen hay fitonxit trong tỏi có chức năng giảm sưng, kháng viêm, kiểm soát triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, phải kể đến như vitamin C, B6, mangan, canxi, photpho,… Đây đều là những thành phần không thể thiếu của trong hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp bạn phòng tránh được nguy cơ, cũng như giảm tần suất xuất hiện của các căn bệnh hô hấp mỗi khi thời tiết chuyển mùa.

3. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Có rất nhiều mẹo dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng. Dưới đây là những bài thuốc trị viêm mũi dị ứng từ tỏi phổ biến và được tin dùng nhiều nhất.

3.1. Trị viêm mũi dị ứng bằng cách kết hợp tỏi vào món ăn

Ăn món ăn chứa tỏi chữa viêm mũi dị ứng
Ăn món ăn chứa tỏi chữa viêm mũi dị ứng

Tỏi tươi nguyên củ rất tốt do hoạt chất allicin chưa được hoạt hóa mà tồn tại dưới dạng tiền chất là alliin chưa có tác dụng dược tính. Nên sau khi băm nhuyễn, các enzym có trong tỏi sẽ bị kích thích và hoạt hóa alliin thành allicin. Do đó nếu bạn dùng 2 – 3 tép tỏi sống trong bữa ăn có thể giúp giảm nhẹ tình trạng dị ứng. Nếu không ăn được tỏi sống, bạn có thể ướp tỏi vào đồ ăn hay thêm tỏi vào các loại nước chấm.

3.2. Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong

Khi kết hợp tỏi với mật ong, nguyên liệu có đặc tính chống khuẩn, cấp ẩm, giảm dịch nhầy sẽ giúp bạn giảm viêm và xoa dịu cơn ngứa do viêm mũi dị ứng gây ra. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Nguyên liệu:

  • Tỏi tươi
  • Mật ong nguyên chất
  • Bông gòn

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ và rửa sạch tỏi, rồi giã nát rồi vắt lấy nước cốt
  • Pha nước cốt tỏi với mật ong theo tỷ lệ 1:2 rồi trộn thật đều
  • Tiếp đó là dùng bông gòn thấm dung dịch tỏi và mật ong để vệ sinh 2 bên lỗ mũi

Bạn có thể thực hiện cách này để vệ sinh mũi 3 lần/ngày, lưu ý là không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi do mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ ở độ tuổi này.

3.3. Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu mè

Thành phần trong dầu mè (dầu vừng) chứa chất chống oxy hóa, vitamin B, E có tác dụng trung hòa, phá hủy các gốc tự do gây hại cho niêm mạc mũi xoang. Từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nếu được kết hợp đúng cách, dung dịch tỏi với dầu vừng sẽ là bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian khá tốt.

Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu mè
Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu mè

Nguyên liệu:

  • Tỏi tươi
  • Dầu mè nguyên chất
  • Bông gòn

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ, rửa sạch rồi giã tỏi tươi lấy nước cốt
  • Trộn nước cốt tỏi với dầu mè theo tỷ lệ 1:1
  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh hai bên mũi sạch sẽ rồi lấy bông gòn thấm hỗn hợp nước tỏi và dầu mè lau bên trong mũi trong 5-10 phút

Bạn có thể thực hiện cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu mè này 2-3 lần mỗi ngày.

3.4. Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi ngâm rượu

Ngâm rượu tỏi không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện, lại phát huy tác dụng khá nhanh. Khi được ngâm rượu, các hoạt chất kháng viêm trong tỏi không bị mất tác dụng như một vài phương pháp khác. Đồng thời cách này vừa đơn giản lại hiệu quả, rất thuận tiện để sử dụng lâu dài. Vì vậy, ngày càng có nhiều người tìm đến phương pháp này khi mắc phải căn bệnh viêm mũi dị ứng khó chịu.

Sử dụng rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng
Sử dụng rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng

Nguyên liệu:

  • Tỏi tươi
  • Rượu trắng ngon
  • Bình thủy tinh

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ và rửa sạch tỏi rồi đem giã nát tỏi để hoạt hóa hoạt chất kháng sinh allicin trong tỏi.
  • Cho tỏi vào bình thủy tinh đã chuẩn bị và rửa sạch rồi đổ rượu vào ngâm theo tỷ lệ 1kg tỏi và 2l rượu.
  • Sau đó để bình tỏi rượu ngâm ở chỗ thoáng mát, ít ánh nắng mặt trời. Rượu tỏi sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu vàng nghệ sau khoảng 10 ngày là bạn có thể đem sử dụng được. Mỗi ngày bạn uống rượu tỏi 2 lần, mỗi lần từ 10-15ml. Cách này nên thực hiện vào buổi sáng và buổi tối để cải thiện triệu chứng nghẹt mũi thường xuất hiện vào sáng sớm và đêm khuya. Nếu không uống được rượu, bạn có thể cho hỗn hợp này vào một lọ nước nhỏ mũi đã hết rồi nhỏ vào mỗi bên lỗ mũi khoảng 1- 2 giọt.

3.5. Nước ép tỏi chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Nếu không có thời gian thì bạn có thể áp dụng cách đơn giản nhất đó là nhỏ nước tỏi vào mũi. Cách này giúp tinh dầu, hoạt chất trong tỏi có thể thẩm thấu trực tiếp vào niêm mạc mũi, giúp thông thoáng, phục hồi tổn thương do bệnh gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện đúng cách để tránh tổn thương niêm mạc mũi cũng như bị bỏng.

Nước ép tỏi chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Nước ép tỏi chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 3 – 4 tép tỏi tươi, 10ml nước lọc và tăm bông.
  • Giã nhuyễn tỏi, lọc lấy phần nước cốt.
  • Sử dụng tăm bông thấm dung dịch rồi chấm nhẹ vào niêm mạc mũi
  • Giữ nguyên trong vòng nửa tiếng, sau đó rửa sạch mũi với nước ấm
  • Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần sẽ giảm tình trạng sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi.

Lưu ý: Bài thuốc này không khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vì có thể gây bỏng, rát.

3.6. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách xông hơi với tỏi

Liệu pháp xông hơi tỏi được coi là cách chữa viêm mũi dị ứng cực hiệu quả. Hơi nước nóng bốc lên giúp khuếch tán tinh dầu và hoạt chất có lợi trong tỏi. Từ đó giúp giãn nở mao mạch mũi, cải thiện lưu thông, giảm đờm, cải thiện triệu chứng do dị ứng ngay tức thì.

Xông hơi với tỏi để chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Xông hơi với tỏi để chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Cách chữa viêm mũi bằng liệu pháp xông hơi từ tỏi được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 1 củ tỏi, 1 bát nước sôi và chút muối trắng
  • Tỏi bóc vỏ, đập dập, sau đó cho vào bát lớn
  • Thêm nước sối và một chút muối, dùng đũa khuấy đều
  • Đưa bát nước tỏi gần mặt, dùng khăn trùm đầu rồi tiến hành xông hơi trong vòng 10 – 15 phút
  • Sau khi xông hơi, dịch từ mũi sẽ tiết ra, bạn cần rửa sạch lại bằng nước muối pha loãng để làm sạch
  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng nặng, người bệnh có thể áp dụng theo cách này 2 lần/ngày

3. Những lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi giúp bệnh tình thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tỏi như một vị thuốc, người bệnh cần lưu ý:

  • Các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi không thể thay thế hoàn toàn việc sử dụng thuốc kê đơn bởi bác sĩ. Do đó hãy thực hiện dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các cách dùng tỏi.
  • Cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày kết hợp với các cách dùng tỏi trị viêm mũi dị ứng.
  • Ăn uống đủ chất và tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng.
  • Giữ ẩm khi thời tiết trở lạnh và đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế bụi, phấn hoa, khói thuốc lá …
  • Tránh hoặc hạn chế sử dụng chất tạo mùi hương hoá học như nến thơm, sáp thơm, nước xả vải, xịt phòng…
  • Tránh ăn nhiều tỏi hoặc uống rượu tỏi nếu bạn đang bị táo bón, nóng trong hay các bệnh lý về gan, suy giảm chức năng gan.
  • Tỏi có thể gây loãng máu nên những ai đang chuẩn bị phẫu thuật hoặc mắc các bệnh về máu cũng cần tránh ăn loại gia vị này. Với trường hợp đang dùng thuốc chống đông máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng của thuốc khi bạn muốn sử dụng nhiều tỏi trong bữa ăn của mình.
  • Nếu đang tiêu chảy thì không nên ăn tỏi sống vì allicin có trong tỏi sẽ có kích thích niêm mạc ruột, có thể gây triệu chứng tiêu chảy trở nên nặng nề hơn.
  • Người bị viêm dạ dày – tá tràng không nên sử dụng quá nhiều tỏi và không nên ăn tỏi lúc đói. Do tính nóng ấm của tỏi kích ứng lên niêm mạc dạ dày, ruột gây nóng rát khó chịu.
  • Người có cơ địa huyết áp thấp cũng không nên dùng nhiều tỏi, bởi tỏi có tác dụng hạ huyết áp.
  • Không dùng nước cốt tỏi nguyên chất nhỏ vào mũi vì nước cốt tỏi nguyên chất rất đậm đặc và có thể gây bỏng rát niêm mạc mũi.

Viêm mũi dị ứng thường xảy ra ở thời điểm thay đổi thời tiết, chuyển mùa, khi tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc, hóa chất… do đó bạn nên có thói quen phòng tránh, rửa vệ sinh mũi hàng ngày và đi khám để được điều trị đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi ngay tại nhà.

Xem thêm: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng dễ thực hiện

Nguồn tham khảo

  • [1] 7 food and drinks that could help with allergic rhinitis. https://www.avogel.co.uk/health/allergic-rhinitis/7-food-and-drinks-that-could-help-with-allergic-rhinitis/
  • [2] Slay the Hayfever With Garlic. https://www.htc.co.uk/hayfever-garlic/

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.