Chóng mặt sau khi ăn là hiện tượng mà nhiều người gặp phải, có thể do hạ huyết áp, lượng đường trong máu thay đổi hoặc cơ thể phản ứng với thực phẩm. Tình trạng này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả để ngăn ngừa chóng mặt sau bữa ăn.
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt sau khi ăn
Thông thường sau bữa ăn bạn sẽ thấy thoải mái và khỏe khoắn hơn nhưng nếu bạn thấy chóng mặt sau khi ăn thì có thể là do một số nguyên nhân không ngờ đến như:
1.1. Hạ huyết áp sau ăn
Sau ăn bạn có thể bị hạ huyết áp là vì tiêu hóa vốn là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chính xác giữa hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Khi thức ăn đi vào đường tiêu hóa, một lượng máu lớn sẽ cung cấp đến dạ dày và ruột để hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả. Lúc này để bù đắp cho sự thiếu hụt này, tim tim sẽ đập nhanh hơn, mạch xa tim cũng phải co lại để duy trì huyết áp bình thường. Với những người cao tuổi, thụ thể cảm nhận huyết áp bên trong lòng mạch bị lão hóa, suy giảm chức năng nên quá trình điều chuyển huyết áp diễn ra chậm và gây tụt huyết áp. Nếu bữa ăn mà bạn ăn có nhiều chất bột đường, lượng glucose trong máu tăng sẽ kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin – nhóm hormon có vai trò hấp thụ, lưu giữ và sử dụng glucose. Hormon này có thể làm giãn mạch máu vùng bụng, khiến máu chuyển đến hệ tiêu hóa nhiều hơn, gây ra tình trạng chóng mặt sau khi ăn no, đặc biệt là bữa ăn có nhiều chất bột đường.
1.2. Lượng đường trong máu thấp
Khi lượng đường trong máu thấp bạn sẽ bị hoa mắt, chóng mặt khi nằm, khi ăn. Sau bữa ăn thì lượng đường huyết trong máu thường sẽ tăng. Sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng chóng mặt. Khi đường trong máu giảm sau bữa ăn và gây chóng mặt thì sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết phản ứng. Đối tượng dễ chóng mặt sau ăn là những người mắc tiểu đường hay tiền tiểu đường do bị hạ đường huyết sau bữa ăn vì cơ thể họ sản xuất ra nhiều insulin. Tuy nhiên người không mắc bệnh lý này cũng có thể chóng mặt sau khi ăn.
1.3. Dùng thuốc trị tiểu đường gây chóng mặt sau khi ăn
Một số loại thuốc trị tiểu đường gồm insulin có thể gây chóng mặt khi chúng hạ đường huyết quá nhiều. Nếu bạn uống thuốc ngay trước bữa ăn thì có thể bị chóng mặt sau ăn khi thuốc có tác dụng. Nếu người bệnh tiểu đường thường xuyên chóng mặt sau khi ăn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi thuốc hoặc dùng liều thấp hơn hay điều chỉnh lịch ăn.
1.4. Do thực phẩm, đồ uống
Thực phẩm và đồ uống bạn dùng cũng có thể gây chóng mặt sau khi ăn. Vì một số hóa chất trong rượu có thể khiến bạn bị chóng mặt sau khi uống rượu hoặc việc nhạy cảm với thức ăn cũng có thể khiến nhiều người buồn nôn, choáng váng. Một số loại thuốc, cafein hay rượu cũng có thể là nguyên nhân gây chóng mặt sau khi ăn.
1.5. Đứng lên sau khi ngồi
Bạn ngồi khi ăn và đứng dậy sau đó có thể là nguyên nhân gây tụt huyết áp và gây hoa mắt. Nguyên nhân gây chóng mặt sau khi ăn là do sự thay đổi đột ngột từ tư thế ngồi sang tư thế đứng.
Ngoài các nguyên nhân trên thì chóng mặt sau khi ăn có thể là do mất nước, rối loạn hệ thần kinh, vấn đề liên quan đến tim mạch, phụ nữ mang bầu, nhiễm trùng hoặc sốt, đường trong máu thấp, bệnh tiểu đường, thiếu máu, chảy máu,…
2. Biện pháp cải thiện chóng mặt sau khi ăn hiệu quả
Bạn có thể áp dụng các cách sau đây đây để cải thiện chóng mặt sau khi ăn, đó là:
2.1. Sử dụng thuốc
Bạn có thể dùng thuốc để hỗ trợ điều trị chóng mặt giúp thuyên giảm tình trạng hoa mắt, buồn nôn. Thuốc trị chóng mặt Panadol được dùng phổ biến. Nhưng các loại thuốc này chỉ nên dùng khi các triệu chứng của bạn bị nghiêm trọng, sau khi nằm nghỉ ngơi nhưng vẫn không hết. Các thuốc này sẽ gây tác dụng phụ là buồn ngủ, mệt mỏi vì có tác động lên hệ thần kinh trung ương. Do đó khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
2.2. Hạn chế thay đổi tư thế
Để tránh sau khi ăn xong bị chóng mặt thì bạn nên hạn chế thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng dậy. Bạn hãy từ từ đứng dậy hoặc bạn có thể nhắm mắt lại để hạn chế thị giác tiếp nhận những tín hiệu thay đổi không gian gây kích thích tiền đình. Bạn cũng nên hạn chế ngồi ghế xoay, ghế tựa ngửa đầu ra phía sau quá mức, hạn chế cúi người đột ngột để nhặt đồ, thắt dây giày.
2.3. Day ấn huyệt
Bạn có thể áp dụng cách day ấn huyệt hàng ngày để tránh bị chóng mặt. Nên thực hiện hàng ngày bạn sẽ thấy hiệu quả. Các huyệt bạn có thể tham khảo:
- Day huyệt ấn đường nằm ở chính giữa đường nối lông mày.
- Huyệt hợp cốc nằm ở vị trí khe chính giữa điểm kết nối ngón cái và ngón trỏ.
- Huyệt thần đình nằm sau chân tóc 0,5 thốn, lấy ở huyệt vị ấn đường thẳng lên 3,5 thốn.
- Huyệt bách hội nằm ở đỉnh đầu, điểm gặp nhau giữa đường vuông góc đi ngang qua đỉnh vành tai và đường dọc qua giữa đầu.
- Huyệt nội quan có thể xác định được dễ dàng bởi nó nằm trên cổ tay 2 thốn.
- Huyệt phong trì nằm ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm cùng bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
2.4. Xoa bóp giảm chóng mặt
Bạn có thể thực hiện xoa bóp để giảm những cơn đau đầu, chóng mặt sau khi ngủ dậy, sau khi ăn theo hướng dẫn sau đây:
- Xóa bóp trán: Cách này giúp điều hòa khí huyết, thanh can giáng hỏa, trị đau đầu, chóng mặt. Dùng 3 ngón trỏ, ngón giữa và áp út chụm lại và xoa trán qua lại 20 – 30 lần rồi miết dọc 2 bên cung lông mày.
- Xoa sau gáy: Dùng 2 bàn tay úp lại xoa dọc lên xuống 2 bên gáy 20 – 30 lần để giúp giãn cơ, an thần, tăng cường máu lên não.
- Xoa đỉnh đầu: Cách này sẽ giúp khai khiếu, thanh thần chí, trị đau đầu, mất ngủ, chóng mặt. Dùng 3 ngón tay để ở đỉnh đầu rồ day ấn ngang dọc mỗi lần 4 – 5 phút.
- Xoa và đánh trống mang tai: Cách này sẽ giúp trị ù tai, đau đầu, tai điếc hay chóng mặt rất tốt. Bạn dùng ngón tay trỏ và giữa, ngón giữa đặt trước tai, ngón trỏ để sau tai rồi xoa miết lên xuống ở các huyệt 20 – 30 lần, xoa đều quanh vành tai 20 – 30 lần. Sau đó, lấy 2 lòng bàn tay úp lên hai tai ấn 5 – 10 lần nghe như tiếng trống đánh trong tai, lấy 2 ngón trỏ và giữa bật mạnh.
3. Một số lưu ý khác giúp cải thiện chóng mặt sau khi ăn
Ngoài các cách giúp cải thiện chóng mặt sau khi ăn trên đây thì bạn có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen sống khoa học. Cụ thể là:
- Sau bữa ăn bạn có thể uống một ly nước đường, nước mật ong để giúp cơ thể thoải mái hơn, hạn chế tình trạng chóng mặt.
- Không uống rượu bia hay những chất kích thích trong bữa ăn để tránh hoa mắt, chóng mặt.
- Chủ động kiểm soát tốt lượng huyết áp, không nên căng thẳng quá nhiều, áp lực hay mệt mỏi kéo dài trong nhiều ngày.
- Bạn có thể tập thể dục thể thao hàng ngày để giữ động mạch đàn hồi tốt, đảm bảo lưu lượng máu và huyết áp ở mức bình thường.
- Nên ngủ đủ giấc và không suy nghĩ quá nhiều điều tiêu cực.
- Chế độ ăn nên bổ sung đa dạng dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức.
- Uống nhiều nước cũng là cách để cơ thể thoải mái hơn, hạn chế tình trạng đau đầu, mệt mỏi hay chóng mặt sau khi ăn.
- Khi thấy chóng mặt hãy bình tĩnh, nằm nghỉ ngơi theo tư thế thoải mái nhất để cơ thể được hồi phục.
Ngoài việc bổ sung bằng thuốc thì bạn có thể dùng thêm sản phẩm hoạt huyết giúp hỗ trợ cải thiện chóng mặt. Sản phẩm này có chứa Blueberry (việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả). Trong đó Ginkgo Biloba có vai trò hoạt huyết, tăng cường lưu thông mạch máu não, giúp hệ tuần hoàn máu não hoạt động được thuận lợi, trơn tru hơn. Cao Blueberry có chức năng cải thiện sức khỏe hệ thần kinh nói chung, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra còn có các thành phần tiền vitamin B1, B2, B6 giúp kích thích nhanh sự tái sinh dây thần kinh, giải quyết các rối loạn chức năng dây thần kinh, góp phần giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Thành phần Chondroitin giúp hàn gắn màng dây thần kinh, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Viên uống này sẽ giúp tăng tuần hoàn máu não, cải thiện chức năng và dẫn truyền thần kinh, từ đó hỗ trợ giúp kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng thần kinh khác như đau đầu, suy giảm trí nhớ…
Nếu bạn thường xuyên chóng mặt sau khi ăn, hãy theo dõi kỹ chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của mình. Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp và tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này, từ đó bảo vệ sức khỏe và tận hưởng các bữa ăn một cách an toàn, lành mạnh.
Nguồn tham khảo
- [1] Dizzy After Eating. https://www.verywellhealth.com/dizzy-after-eating-5222202
- [2] Why am I dizzy after eating? https://www.medicalnewstoday.com/articles/326174
- [3] Why do I feel dizzy after a meal? https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/why-do-i-feel-dizzy-after-a-meal
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn