Chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình như thế nào đúng cách?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
4 Tháng tư 2024

Lần cập nhật cuối:
4 Tháng tư 2024

Số lần xem:
1889

Bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình thường sẽ gặp các hiện tượng mất khả năng giữ thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt,… Lúc này, họ cần nhận được sự chăm sóc từ người thân. Vậy chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình như nào, cần lưu ý gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Chăm sóc cho người bị rối loạn tiền đình bắt đầu từ chế độ dinh dưỡng

Trước tiên, trong quá trình điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân rối loạn tiền đình, chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho người bệnh, cụ thể:

Chăm sóc người bị rối loạn tiền đình với một chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chăm sóc người bị rối loạn tiền đình với một chế độ dinh dưỡng phù hợp

1.1. Các loại thực phẩm nên ăn

Bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình nên tập trung bổ sung thực phẩm tự nhiên, giàu chất xơ, vitamin C, D và các vitamin nhóm B. Đây là các nhóm dưỡng chất cần thiết, có vai trò hỗ trợ quá trình trao đổi chất và hấp thu của cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình như: chóng mặt, buồn nôn,… và tăng cường sức đề kháng. Một số đồ ăn giàu dưỡng chất người bệnh nên bổ sung đó là: thịt gà bỏ da, cá, trứng, các loại trái cây (cam, táo, bơ, đu đủ, óc chó,…), khoai tây, khoai lang, ngũ cốc, súp lơ xanh,…

Ngoài ra, người mắc rối loạn tiền đình cũng nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều Acid folic như: rau có màu đậm, các loại hạt, đậu, trái cây họ cam quýt,… Bởi Acid folic sẽ có tác dụng cải thiện các vấn đề về cân bằng cho người bệnh.

1.2. Các thực phẩm cần tránh

  • Hạn chế ăn những đồ chứa chất béo no như: mỡ động vật, kem sữa bò,… Bởi khi ăn nhiều chất béo, nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng cao, dễ gây tắc động mạch, làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.
  • Tránh các thực phẩm có nhiều muối, đường, đồ ăn sẵn.
  • Không sử dụng có chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cafein,… bởi chúng sẽ khiến các triệu chứng của rối loạn tiền đình trở nên nặng hơn.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc cho người rối loạn tiền đình:

  • Khi chế biến, bạn lưu ý nên làm đồ ăn nhạt, thịt gia cầm nên bỏ da.
  • Ăn uống điều độ và đúng giờ.

2. Luyện tập thể dục thể thao cho người bệnh

Chăm sóc bằng cách để người bệnh rối loạn tiền đình tập thể dục
Chăm sóc bằng cách để người bệnh rối loạn tiền đình tập thể dục

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học, người mắc rối loạn tiền đình nên tập thể dục đều đặn, mỗi ngày khoảng 30 phút. Thói quen này sẽ giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

Một số bài tập tốt cho người mắc rối loạn tiền đình: Bài tập Romberg, bài tập lắc lư hai bên, bài tập lắc lư trước sau, các bài tập yoga. Một số lưu ý khi luyện tập:

  • Khởi động kỹ trước khi tập luyện để cơ thể thích nghi dần, tránh chấn thương.
  • Tránh tập những động tác mạnh, hoặc những bài tập yêu cầu thay đổi tư thế đột ngột.
  • Thực hiện các động tác đúng kỹ thuật.
  • Không nên ăn trước khi tập khoảng 2 giờ.

3. Bổ sung đủ nước cho bệnh nhân hàng ngày

Bổ sung đầy đủ nước cho bệnh nhân rối loạn tiền đình
Bổ sung đầy đủ nước cho bệnh nhân rối loạn tiền đình

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình, bạn cần cho người bệnh uống đủ nước. Trung bình một ngày nên bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất và các hoạt động của cơ thể được diễn ra bình thường và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nước còn giúp cơ thể loại bỏ chất thải, tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế suy yếu chức năng não,…

4. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Để người bệnh rối loạn tiền đình làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Để người bệnh rối loạn tiền đình làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Trạng thái tinh thần căng thẳng, thường xuyên lo lắng, suy nghĩ nhiều sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn. Do đó, việc xây dựng và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học là rất quan trọng. Trong đó, chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình bạn cần đặc biệt lưu ý những vấn đề:

  • Ngủ đủ giấc giúp người bệnh không bị mệt mỏi, cải thiện tâm trạng, não bộ cũng như các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi. Khi ngủ không nên để gối quá cao, sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu não.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế stress, tránh ngồi lâu trong phòng lạnh, trước máy tính.
  • Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, tránh vận động mạnh, đột ngột dễ gây choáng váng, đau đầu.

5. Khám sức khỏe định kỳ

Chăm sóc bằng cách để bệnh nhân rối loạn tiền đình khám sức khỏe định kỳ
Chăm sóc bằng cách để bệnh nhân rối loạn tiền đình khám sức khỏe định kỳ

Ngoài ra, bạn nên đưa người bệnh đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này sẽ giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu, cũng như những nguy cơ mắc rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể phòng ngừa các bệnh lý nặng hơn như tai biến, u não,… Để khám, kiểm tra bệnh rối loạn tiền đình bạn hãy tới các khoa thần kinh của các bệnh viện hoặc phòng khám lớn, uy tín.

Bên cạnh các lưu ý về chế độ dinh dưỡng, bài tập, chế độ sinh hoạt, để điều trị và ngăn ngừa bệnh rối loạn tiền đình, chúng ta cần giải quyết vấn đề từ chính nguyên nhân gây ra. Đó là do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não, khu vực tai trong bị tổn thương.

Do đó, khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình chúng ta nên kết hợp sử dụng sản phẩm có tác dụng tăng cường lưu thông máu, bảo vệ hệ thần kinh để hỗ trợ cải thiện, phòng ngừa bệnh tốt hơn. Bạn nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm gồm các thành phần đặc biệt tốt cho hệ thần kinh như:

  • Ginkgo biloba có công dụng tăng tính tuần hoàn não và tăng tính chịu đựng của mô não khi bị thiếu oxy, giúp não bộ luôn khỏe mạnh.
  • Cao Blueberry giúp giảm sự lão hóa của các tế bào não, ổn định huyết áp.
  • Nhóm vitamin B1, B2, B6 giúp cung cấp dưỡng chất cho não bộ, giảm triệu chứng của rối loạn tiền đình.
  • Chondroitin hỗ trợ phục hồi dây thần kinh bị tổn thương, giúp người bệnh mau chóng phục hồi.

Trên đây là những lưu ý bạn cần biết khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như nắm được cách phòng ngừa căn bệnh này.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo

  • [1] Guiding the Journey Together: Supporting a Loved One with a Vestibular Disorder. https://www.avcphysio.com.au/supporting-someone-with-vestibular-issues/
  • [2] FAMILY SUPPORT NETWORK. https://vestibular.org/article/coping-support/family-support-network/

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.