Mách mẹ cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy thơm ngon bổ dưỡng

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
17 Tháng Một 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
11532

Cháo là món ăn bổ dưỡng và dễ tiêu hóa đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Đặc biệt đây là món ăn thích hợp trong trường hợp hệ tiêu hóa bị tổn thương. Cha mẹ hãy tham khảo một số cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng giúp bé nhanh chóng hồi phục.

1. Vì sao trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo?

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo cho dễ tiêu hóa và đảm bảo dinh dưỡng
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo cho dễ tiêu hóa và đảm bảo dinh dưỡng

Trẻ thường xuyên bị tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn. Do vậy, để bé nhanh khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe nhanh chóng, cũng như phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng, cha mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ ăn uống khoa học. Các chuyên gia khuyến cáo, trong giai đoạn này, trẻ nên ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Trong đó, cháo là lựa chọn thích hợp nhất cho bé.

Lý do mẹ nên chọn cháo cho bé bị tiêu chảy là vì cháo là món ăn thanh đạm, dễ hấp thu, không gây gánh nặng cho tiêu hóa. Mặt khác, mẹ còn có thể kết hợp được nhiều thực phẩm như thịt nạc, thịt gà, rau củ quả… trong bát cháo hấp dẫn và đầy đủ dinh dưỡng. Hơn thế, nước cháo loãng còn là phương pháp bù nước cho trẻ hiệu quả.

Mẹ có thể nấu cháo cho bé bị tiêu chảy từ các nguyên liệu như thịt nạc heo băm, thịt gà băm và các loại rau quả như hạt sen, rau sam… vì đây đều là rau quả dinh dưỡng, giúp cải thiện tình trạng ỉa chảy. Cháo nấu xong nên cho trẻ ăn khi còn ấm để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu mẹ nấu lượng cháo cho bé ăn cả ngày thì trước khi ăn nên đun nóng lại. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lựa chọn nguyên liệu đảm bảo và giữ vệ sinh trong quá trình nấu. Dụng cụ nấu ăn, bát đũa, cốc thìa của trẻ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.

2. Gợi ý cách nấu một số món cháo cho bé bị tiêu chảy

2.1. Cháo gừng

Hướng dẫn cách nấu món cháo gừng cho bé đang bị tiêu chảy
Hướng dẫn cách nấu món cháo gừng cho bé đang bị tiêu chảy

Gừng có tính ấm, vị cay và là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy… rất hiệu quả. Nhờ hoạt chất phytochemical, gừng giúp giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa co thắt tiêu hóa, giảm tần suất đi ngoài và dịu cơn đau do tiêu chảy. Đồng thời, gừng hỗ trợ điều trị các nguyên nhân gây tiêu chảy và đau dạ dày, chống nhiễm trùng liên quan.  Vì thế, bé bị tiêu chảy nên ăn cháo gì thì món cháo gừng là một gợi ý tuyệt vời.

Nguyên liệu:

  • 1 nhánh gừng tươi
  • 1 nắm gạo
  • Muối

Cách nấu cháo gừng cho bé bị tiêu chảy:

  • Gừng tươi rửa sạch, cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn
  • Vo gạo, để ráo nước
  • Cho gạo vào nồi, chế 2 bát nước nấu thành cháo
  • Khi cháo chín, cho gừng vào nấu đến khi gừng mềm
  • Nêm nếm muối cho vừa ăn rồi tắt bếp.

2.2. Cháo bí đỏ, thịt gà

Nấu cháo bí đỏ thịt gà giúp bù nước và cung cấp năng lượng cho trẻ tiêu chảy
Nấu cháo bí đỏ thịt gà giúp bù nước và cung cấp năng lượng cho trẻ tiêu chảy

Đối với trẻ bị tiêu chảy, việc bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng và nước là điều rất cần thiết. Trong đó, thịt gà là một trong những lựa chọn tuyệt vời khi đường tiêu hóa bị tổn thương. Bởi loại thịt này chứa hàm lượng protein cao, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng cho trẻ mà không gây hại cho dạ dày. Vì vậy, dùng gà nấu cháo cho trẻ bị tiêu chảy sẽ giúp bé nhanh phục hồi sức khỏe hơn.

Nguyên liệu:

  • 50g bí đỏ
  • 50g thịt gà
  • 80g gạo tẻ
  • Gia vị nêm

Cách chế biến:

  • Thịt gà băm nhỏ, ướp qua với một chút hạt nêm, mắm.
  • Bí đỏ rửa sạch, thái lát nhỏ, đem hấp chín và sau đó tán nhuyễn.
  • Gạo vo sạch và hầm cho đến khi chín.
  • Cho gà vào chảo và đảo đều đến khi thịt gà chín tái.
  • Cho hỗn hợp thịt gà, bí đỏ vào nồi cháo đã ninh chín. Nêm các gia vị cho vừa ăn và hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Múc ra tô và trộn đều với đều với dầu ăn dinh dưỡng. Cho bé ăn khi cháo còn nóng.

2.3. Cháo hạt sen hồng xiêm

Bé bị tiêu chảy nên ăn món cháo hạt sen hồng xiêm
Bé bị tiêu chảy nên ăn món cháo hạt sen hồng xiêm

Hạt sen là một vị thuốc bổ nổi tiếng trong Đông y. Loại hạt này chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng khả năng hồi phục; lượng chất xơ khá dồi dào rất có lợi cho việc duy trì hệ tiêu hóa của trẻ. Đồng thời, chúng còn hỗ trợ quá trình tạo chất thải và đi ngoài của trẻ cũng diễn ra dễ dàng hơn.

Bên cạnh hạt sen, quả hồng xiêm chứa hàm lượng chất tanin dồi dào, có tác dụng giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy ở trẻ hiệu quả. Vì vậy, cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy là kết hợp giữa hạt sen với hồng xiêm sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy và giúp bé nhanh phục hồi sức khỏe. Cha mẹ có thể tham khảo cách nấu cháo hạt sen dưới đây.

Nguyên liệu:

  • 15g quả hồng xiêm non
  • 20g đường phèn
  • 50g củ mài sấy khô
  • 50g hạt sen tươi (có thể dùng hạt sen khô)
  • Lượng gạo vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Hồng xiêm thái lát hoặc nghiền nát, đun sôi với 250 ml nước. Sau đó, chắt lấy nước, bỏ đi phần bã.
  • Hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm, nếu dùng hạt sen khô thì nên ngâm nước khoảng 1 tiếng. Cho hỗn hợp hạt sen, củ mài, gạo vào nước hồng xiêm. Khuấy đều và đun hỗn hợp trên lửa nhỏ. Sau khi cháo chín, cho thêm đường phèn vào hỗn hợp và tiếp tục đun cho đến khi đường tan hết.
  • Đợi cháo bớt nóng rồi cho trẻ ăn, tình trạng tiêu chảy của trẻ sẽ được cải thiện sau 2 – 3 ngày ăn cháo đều đặn.

2.4. Cháo rau sam hồng xiêm

Nấu cháo rau sam hồng xiêm giúp trẻ bị tiêu hóa nhanh khỏi
Nấu cháo rau sam hồng xiêm giúp trẻ bị tiêu hóa nhanh khỏi

Trong rau sam có vị chua đặc trưng, giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bên cạnh đó, chúng chứa một lượng lớn vitamin và chất khoáng, có tác dụng kích thích tiêu hóa làm việc tốt hơn. Hồng xiêm cũng là một vị thuốc Đông y trị tiêu chảy hiệu quả. Vì vậy, việc kết hợp rau sam và hồng xiêm để nấu cháo rất có lợi cho việc giảm tiêu chảy, đi ngoài ở trẻ.

Nguyên liệu:

  • 90g rau sam
  • 20g hồng xiêm non
  • 30g gạo tẻ

Cách thực hiện:

  • Rau sam rửa sạch, hồng xiêm non cắt lát nhỏ, sau đó cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi. Lọc lấy nước, bỏ bã.
  • Lấy nước rau sam và hồng xiêm ninh với gạo cho thành cháo, thêm một vài hạt muối cho vừa ăn. Cho trẻ ăn ngày 2 lần và ăn khi trẻ đói và lúc cháo còn nóng.

2.5. Cháo khoai tây

Cho trẻ bị tiêu chảy ăn cháo khoai tây giúp nhanh hồi phục thể lực
Cho trẻ bị tiêu chảy ăn cháo khoai tây giúp nhanh hồi phục thể lực

Khoai tây là một thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và được khuyên nên ăn khi bị tiêu chảy. Khoai tây chứa carbohydrate lành mạnh, lượng vitamin dồi dào cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ làm dịu đường ruột, cải thiện tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa. Vì vậy khi nấu cháo cho bé tiêu chảy mẹ hãy chọn khoai tây.

Nguyên liệu:

  • 1 củ khoai tây nhỏ
  • 1 nắm gạo trắng
  • 2 muỗng sữa mẹ (nếu có)

Hướng dẫn cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy bằng khoai tây:

  • Khoai tây gọt vỏ, ngâm nước cho ra bớt nhựa
  • Hấp chín khoai tây, sau đó nghiền hoặc xay nhuyễn.
  • Vo gạo, để ráo nước.
  • Cho gạo vào nồi, chế 2 – 3 bát nước và nấu thành cháo trong vòng 15 – 20 phút.
  • Khi cháo chín, cho khoai tây đã xay mịn vào cùng và đảo đều tay theo một chiều với lửa nhỏ trong vòng 5 phút.
  • Cho thêm 2 muỗng sữa mẹ để tăng vị ngọt cho cháo.
  • Tắt bếp, múc ra bát cho trẻ thưởng thức.

2.6. Cháo cà rốt thịt lợn nạc

Mẹ nấu cháo cà rốt thịt lợn nạc cho trẻ giúp nhanh khỏi tiêu chảy
Mẹ nấu cháo cà rốt thịt lợn nạc cho trẻ giúp nhanh khỏi tiêu chảy

Giống như món cháo bí đỏ thịt gà, cháo cà rốt thịt lợn nạc vừa có tác dụng giảm tiêu chảy ở trẻ, vừa cung cấp dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục.

Nguyên liệu:

  • 50g gạo
  • 50g thịt nạc lợn (hoặc gà)
  • 1/2 củ cà rốt

Cách thực hiện:

  • Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ đem luộc chín và dằm nhuyễn.
  • Thịt nạc băm nhỏ, ướp gia vị rồi đảo qua trên chảo cho thịt chín.
  • Gạo ninh cho nhừ rồi cho cà rốt và thịt vào, nêm chút gia vị vừa ăn.

Món cháo này có thể thay thế cho món chính hoặc dùng trong bữa phụ. Với các bé còn nhỏ, sau khi nấu cháo xong mẹ cần cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra để bé có thể nuốt được.

2.7. Cháo chim bồ câu

Cách nấu cháo chim bồ câu thơm ngon cho bé bị tiêu chảy
Cách nấu cháo chim bồ câu thơm ngon cho bé bị tiêu chảy

Bé bị tiêu chảy nên ăn cháo gì được đông đảo các mẹ quan tâm. Khi đi ngoài quá nhiều, bé sẽ bị mất nước dẫn đến suy nhược cơ thể. Lúc này cần bổ sung dinh dưỡng gấp. Bồ câu được mệnh danh là “thượng phẩm” dồi dào dinh dưỡng nhất, dễ tiêu hóa và hấp thụ cao. Tuy nhiên, cháo bồ câu thích hợp với trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên, mẹ nên chú ý khi chọn bồ câu nấu cháo cho trẻ bị tiêu chảy.

Nguyên liệu:

  • 200gr gạo nếp
  • 150gr gạo tẻ
  • 1 con bồ câu non
  • 200gr đậu xanh
  • 100gr hạt sen
  • Nấm hương 2-3 cái
  • Dầu oliu
  • Rau mùi ta

Cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy với chim bồ câu:

  • Chim bồ câu non sau khi làm sạch, lọc thịt riêng, xương riêng
  • Xay nhỏ thịt chim với chút gia vị
  • Gạo, hạt sen, đỗ xanh vo sạch để ráo nước
  • Nấm hương ngâm nước nóng cho nở, rồi rửa lại với nước
  • Cho gạo nếp, gạo tẻ, hạt sen, đỗ xanh, nấm hương, xương chim vào nồi thêm 1 lít nước nịnh cho nhừ
  • Đổ dầu oliu phi thơm hành khô, cho thịt chim vào xào vừa chín
  • Kiểm tra nồi cháo, cháo nhừ thì cho ½ thịt chim vào đun tiếp 5-7 phút rồi bỏ phần xương
  • Hạt sen, nấm hương chín thì vớt ra, dầm nát hoặc xay nhỏ rồi cho vào cháo
  • Nêm nếm lại gia vị , rắc thêm ít rau mùi là có thể cho bé ăn.

3. Tiêu chí để nấu món cháo ngon, giúp trẻ dễ ăn hơn

Nấu cháo hợp khẩu vị phù hợp độ tuổi của bé để giúp con ăn ngon
Nấu cháo hợp khẩu vị phù hợp độ tuổi của bé để giúp con ăn ngon

Để nấu được món cháo hợp khẩu vị và tốt cho hệ tiêu hóa khi bé bị tiêu chảy, các mẹ chú ý một số điểm sau:

  • Nắm được khẩu vị của bé: Mỗi bé sẽ có một khẩu vị, một sở thích riêng biệt, có bé sẽ thích cháo vị ngọt, bé thích vị mặn… Do đó, cha mẹ cần nắm được khẩu vị của bé để chế biến món cháo hấp dẫn hơn, giúp bé ăn được nhiều và ngon miệng hơn.
  • Nấu cháo phù hợp với độ tuổi của trẻ: Với những trẻ dưới 1 tuổi cháo thường xay thật nhuyễn và nấu loãng hơn để bé có thể nhai nuốt dễ dàng hơn. Những trẻ lớn hơn chỉ cần đun nhừ cháo là được.
  • Đa dạng thực đơn: Các mẹ hãy đa dạng bữa ăn của con bằng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Cha mẹ có thể lựa chọn nguyên liệu tươi ngon theo mùa để tạo nên thực đơn linh hoạt cho bé thay vì bắt bé phải ăn đi ăn lại những món cháo cũ.
  • Cung cấp đủ chất và cân bằng dinh dưỡng: Trong một bát cháo, các mẹ nên kết hợp cả tinh bột, chất xơ, đạm và vitamin một cách hài hòa. Tỉ lệ các nguyên liệu cần được tính toán hợp lý, tránh để món ăn chỉ toàn thịt hoặc toàn rau.

4. Những lưu ý cho mẹ khi trẻ bị tiêu chảy

Lưu ý khi chăm sóc trẻ đang bị tiêu chảy mẹ nên biết
Lưu ý khi chăm sóc trẻ đang bị tiêu chảy mẹ nên biết

Để bé ăn ngon miệng và nhanh hồi phục, cha mẹ không nên bắt ép bé ăn. Điều này chỉ làm bé thấy sợ hãi và có xu hướng trốn tránh mỗi khi đến bữa. Thay vào đó mẹ nên cho bé ăn từng chút một và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

  • Sau khi trẻ hết tiêu chảy, cho trẻ ăn bình thường trở lại, nghĩa là khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng là bột, đường, chất béo, đạm, vitamin và muối khoáng. Điều này sẽ giúp cơ thể bé tránh tình trạng suy dinh dưỡng và phục hồi nhanh hơn.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho thức ăn của trẻ. Những nguyên liệu nấu ăn cho bé phải có nguồn gốc rõ ràng, an toàn
  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi và đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Không cho trẻ ăn các loại đồ ăn có chứa nhiều đường và uống các loại nước giải khát
  • Bổ sung nước thường xuyên cho trẻ tránh hiện tượng mất nước do tiêu chảy
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến món ăn cho trẻ. Dụng cụ chế biến món ăn cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời, giữ vệ sinh cho bé và cả những đồ vật, đồ chơi bé hay dùng.
  • Bổ sung men vi sinh để cải thiện tiêu hóa cho trẻ.

Để cải thiện sức khỏe tiêu hóa và giảm nhanh tình trạng tiêu chảy của trẻ, mẹ nên cho trẻ dùng men vi sinh. Tác dụng của men vi sinh lúc này là sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, lấy lại sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn trước đó.

Men vi sinh mẹ chọn nên được chiết xuất từ món kim chi Hàn Quốc và chứa các vi khuẩn có lợi Probiotics và chất xơ Prebiotics. Trong đó Probiotics sẽ tồn tại ở đường ruột nhờ có Prebiotics – chất xơ hòa tan từ thực vật, làm thức ăn để sống và hoạt động có lợi cho sức khỏe. Probiotics gồm nhiều chủng lợi khuẩn khác nhau và phát huy tác dụng ở mỗi vị trí khác nhau của đường tiêu hóa như làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ, loại trừ và kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, đầy hơi, táo bón, cải thiện chứng bất dung nạp đường lactose… Công nghệ bao kép LAB2PRO lợi khuẩn sẽ được bảo vệ trong suốt quá trình tiêu hóa, giúp vi khuẩn vẫn còn sống khi đến ruột và trong điều kiện tốt vi khuẩn sẽ định cư, tăng sinh và có lợi cho đường tiêu hóa của trẻ. Tiêu hóa khỏe mạnh là bước đệm sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

Hy vọng thông qua bài viết, các mẹ đã biết bé bị tiêu chảy nên ăn cháo gì và cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy đơn giản, nhanh gọn, thơm ngon nhất cho con.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.