Cách kiểm tra đột quỵ đơn giản ngay tại nhà với 4 bước cơ bản

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
13 Tháng Chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
218

Đột quỵ đã gây ra những tổn thương thần kinh nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ vô tình dẫn đến tử vong. Những bài kiểm tra đột quỵ sẽ giúp bạn kiểm tra được sức khỏe và ngăn chặn rủi ro kịp thời. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Vì sao cần test đột quỵ?

Lý do cần phải test đột quỵ?
Lý do cần phải test đột quỵ?

Đột quỵ là nỗi lo lắng cho mọi lứa tuổi. Trong đó, người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ gặp đột quỵ cao nhất vì cơ thể nhiều bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, rung tâm nhĩ và nhiều bệnh liên quan đến tim mạch khác. Tuy nhiên, đột quỵ đang dần có xu hướng trẻ hóa khi những bạn trẻ ở độ tuổi 20 – 30 tuổi cũng trở thành nạn nhân của đột quỵ.

Độ tuổi bị đột quỵ ngày càng trẻ hóa đã trở thành nỗi ám ảnh của người trẻ, đặc biệt trong bối cảnh áp lực công việc, học tập tăng cao. Nhiều bác sĩ cho biết, tuy đột quỵ đến bất ngờ nhưng trước khi bạn thực sự bị đột quỵ, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng bất thường nhưng rất khó phát hiện. Do đó, tự kiểm tra khả năng mắc đột quỵ của mình chính là cách tự bảo vệ để không bị động khi đột quỵ ập đến.

Một lý do nữa khiến bạn cần các bài kiểm tra đột quỵ chính là những hậu quả của đột quỵ mang lại sẽ vô cùng khủng khiếp. Ngoài tử vong, bệnh nhân còn có thể bị mất chức năng vận động, liệt nửa người hoặc suy giảm chức năng thị giác, giọng nói,…

2. Cách kiểm tra đột quỵ tại nhà đơn giản mà chính xác

Dưới đây là một vài cách kiểm tra đột quỵ đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện ngay tại nhà.

2.1. Nhắm mắt kết hợp nhấc chân lên cao giữ 20 giây

Nhắm mắt kết hợp nhấc chân lên cao giữ 20 giây là cách kiểm tra đột quỵ đơn giản mà hiệu quả
Nhắm mắt kết hợp nhấc chân lên cao giữ 20 giây là cách kiểm tra đột quỵ đơn giản mà hiệu quả

Đây là phương pháp kiểm tra đột quỵ bằng đứng 1 chân cơ bản nhất được nhiều người thực hiện.

Để thực hiện test đột quỵ đứng 1 chân đúng cách, bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đồ gồm đồng hồ bấm giờ hoặc điện thoại có chức năng bấm giờ
  • Bước 2: Tháo giày, dép, đứng trên một vị trí bằng phẳng, đặt 2 tay lên ngang hông
  • Bước 3: Dùng một chân làm trụ  và chân còn lại co lên vuông góc với chân trụ
  • Bước 4: Nhắm mắt lại và giữ nguyên tư thế, bắt đầu tính giờ

Theo các chuyên gia, để đo chính xác nhất bạn nên thực hiện 3 lần và chia thời gian trung bình của 3 lần kiểm tra. Nếu thời gian giữ thăng bằng trung bình ít hơn 20 giây mà nguyên nhân không phải do các yếu tố vật lý như đau gối, đau chân… thì bạn nên tới cơ sở y tế để được thăm khám chuyên sâu và xác định rõ nguyên nhân.

2.2. Cách kiểm tra đột quỵ bằng sức mạnh cơ bàn tay

Yếu cơ, run tay cũng là một trong số các triệu chứng đột quỵ cần lưu ý. Để thực hiện bài test đột quỵ này, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Giơ cao hai tay về phía trước, giữ tay thẳng, cao ngang vai, lòng bàn tay hướng lên trên.
  • Bước 2: Nhắm mắt giữ tay thoải mái, không gồng cơ trong vòng từ 1 đến 3 phút.
  • Bước 3: Mở mắt và kiểm tra xem hai bàn tay có bị xoay lệch về bên trong không. Nếu trạng thái của hai tay vẫn bình thường thì may mắn là bạn chưa có nguy cơ mắc chứng đột quỵ. Ngược lại, hãy mau đến cơ sở y tế để có kết quả khám bệnh chính xác.

2.3. Phương pháp đi trên một đường thẳng

Phương pháp thăng bằng cũng là bài test đột quỵ tại nhà hiệu quả bạn nên áp dụng
Phương pháp thăng bằng cũng là bài test đột quỵ tại nhà hiệu quả bạn nên áp dụng

Một biểu hiện thường thấy của đột quỵ là chóng mặt, mất thăng bằng. Bạn có thể kiểm tra nguy cơ đột quỵ bằng phương pháp thăng bằng sau:

  • Bước 1: Tìm đường thẳng trên sàn nhà (có thể là mép gạch,…) hoặc nếu không có sẵn, bạn có thể tạo ra một đường thẳng bằng cách dùng phấn để vẽ hoặc kẻ một dải băng đen trên sàn nhà.
  • Bước 2: Tiếp tục đi dọc theo vạch kẻ đã tạo sao cho mũi bàn chân sau chạm vào gót bàn chân trước. Tiếp tục di chuyển như vậy cho đến hết đoạn thẳng, nếu muốn bạn có thể lặp lại nhiều lần để tăng hiệu quả.

Nếu bạn có thể vượt qua bài kiểm tra trên mà không có bất kỳ triệu chứng nào như chóng mặt, đau đầu,… thì nguy cơ đột quỵ của bạn là thấp. Ngược lại, nếu bạn không thể đi thẳng hàng trên một đường thẳng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

2.4. Cách kiểm tra đột quỵ kiểu chạm ngón tay

Có thể bạn chưa biết, những người có nguy cơ đột quỵ cao gặp khó khăn trong việc phối hợp tay và mắt. Vì vậy, bài tập dưới đây thường được áp dụng để phát hiện sớm các bệnh liên quan đến não bộ trong đó có đột quỵ. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần nhờ sự trợ giúp của một người khác, có thể là bạn bè, người thân trong gia đình.

  • Bước 1: Ngồi cách người giúp đỡ bạn một khoảng vừa phải. Giơ ngón trỏ lên và chạm vào đầu ngón tay của người hỗ trợ, sau đó chạm lại vào đầu mũi.
  • Bước 2: Người hỗ trợ sẽ di chuyển ngón tay của bạn, sau đó lặp lại quá trình nhiều lần như bước 1. Nếu không theo kịp người hỗ trợ, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ ngay.

Hi vọng các cách kiểm tra đột quỵ tại nhà mà bài viết tổng hợp ở trên có thể góp phần giúp bạn sớm phát hiện nguy cơ đột quỵ, từ đó bạn cùng gia đình sẽ tránh được những biến chứng mà căn bệnh này gây nên.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sơ cứu đột quỵ tại nhà hiệu quả

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời