Kinh nghiệm cho mẹ chăm sóc trẻ biếng ăn hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
26 Tháng tư 2021

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
2186

Bé lười ăn, ăn ít, chậm lớn khiến mẹ cảm thấy vô cùng bất lực, không biết phải làm sao để cải thiện tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ những cách chăm sóc trẻ biếng ăn hiệu quả, giúp trẻ ăn ngoan và phát triển toàn diện. Mẹ hãy lưu lại ngay và luôn nhé!

Cách chăm sóc trẻ biếng ăn
Cách chăm sóc trẻ biếng ăn

1. Tại sao trẻ biếng ăn?

Tìm được nguyên nhân khiến bé biếng ăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn biện pháp phù hợp cải thiện tình trạng lười ăn, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp, cha mẹ có thể tham khảo:

  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng, thực phẩm không phù hợp với độ tuổi, chế biến không phù hợp với khẩu vị của trẻ, thực đơn nhàm chán, ăn quá nhiều trong 1 bữa… khiến cho bé không có cảm giác ngon miệng, chán ăn và chạy trốn mỗi khi đến bữa.
  • Bé bị ốm vặt: Một số trẻ có sức đề kháng yếu, miễn dịch kém nên dễ bị viêm họng, viêm phổi, sổ mũi… khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, ăn ít hoặc bỏ ăn. Ngoài ra, thời gian sau khi dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh cũng làm giảm hứng thú thèm ăn do tình trạng loạn khuẩn đường ruột.
  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ bị rối loạn chức năng tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, thiếu men tiêu hóa, vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công sẽ gây ra các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, nôn trớ… nên không có cảm giác muốn ăn.
  • Thiếu vi chất dinh dưỡng: Trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, taurin, lysin, vitamin nhóm B… sẽ mất dần cảm giác ngon miệng, thèm ăn cũng như chậm quá trình chuyển hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng kém.
  • Những thay đổi sinh lý của trẻ giữa các giai đoạn biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn trong thời gian ngắn.
  • Trẻ mọc răng, nhiệt miệng, sâu răng… sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi ăn uống nên thường bỏ ăn.
  • Tâm lý sợ hãi: Cha mẹ thường xuyên quát nạt, ép ăn khiến bé trở nên sợ hãi, khóc lóc, la hét, giãy giụa… mỗi khi đến bữa ăn. Dần dần sẽ tạo thành thói quen cứ nhìn thấy thức ăn là trẻ trốn tránh, không muốn ăn.

2. Cách chăm sóc trẻ biếng ăn

Khi trẻ chậm tăng cân, mẹ cần có biện pháp để giúp con vượt qua tình trạng này, tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau. Những giải pháp ấy có thể bắt đầu ngay từ các thay đổi hàng ngày của mẹ, bao gồm:

2.1. Chuẩn bị một bữa ăn phù hợp với bé

Đối với trẻ biếng ăn, mẹ cần lựa chọn và chế biến thức ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Thực đơn hàng ngày của bé gồm 3 bữa chính, 2-3 bữa phụ xen kẽ các bữa chính. Trong đó, bữa chính cần cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Bữa phụ có thể là sữa mẹ, hoa quả, bánh, sữa chua, váng sữa…

2.2. Đa dạng thực đơn

Bố mẹ nên cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau từ thịt, cá, trứng, rau củ quả… đồng thời cần đổi món cũng như cách chế biến để bé không bị chán và ăn ngon miệng hơn.

2.3. Tạo sự hấp dẫn cho các món ăn

Bé sẽ bị hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên với những món ăn được trang trí bắt mắt, màu sắc rực rỡ với nhiều hình thù ngộ nghĩnh. Bữa ăn đủ chất cùng với hình thức hấp dẫn sẽ làm bé vui vẻ, hứng thú và ăn nhiều hơn.

2.4. Sắp xếp giờ ăn hợp lý

Khoảng cách các bữa ăn quá gần, bé sẽ không thấy đói và không muốn ăn. Ngược lại, khi bữa ăn cách xa nhau có thể khiến bé bị đói lả, và càng không muốn ăn do cơ thể mệt mỏi. Do đó, thời gian ăn của bé cần được điều chỉnh khoa học, bữa chính nên cách nhau từ 4 -5 tiếng và cách bữa phụ 2,5 tiếng. Đặc biệt, không nên cho trẻ ăn vặt ngay trước bữa ăn để tránh gây xáo trộn giờ ăn của bé.

2.5. Không nên ép trẻ ăn nếu trẻ không muốn

Tránh những hành động dọa đánh, quát mắng, đè bé ra để đút cháo… bởi chúng sẽ tạo tâm lý sợ ăn cho bé và khiến trẻ ngày càng biếng ăn, lười ăn hơn.

2.6. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn

Để trẻ ăn ngoan và tự giác hơn trong bữa ăn, ba mẹ hãy tạo cho con tâm lý thoải mái, vui vẻ. Điều này không có nghĩa là ba mẹ dụ bé xem ti vi, xem điện thoại, bế con ăn rong… Thay vào đó, bạn hãy tạo điều kiện cho bé ăn cùng mọi người, trò chuyện thân mật với con, khích lệ con kịp thời khi con ăn ngoan. Như vậy bé sẽ rất thích và luôn cố gắng phát huy để được khen nhiều hơn.

2.7. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ

Với trẻ biếng ăn, mẹ đừng nên ép bé ăn thật nhiều trong một bữa. Điều này chỉ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và càng biếng ăn hơn. Vì vậy, mẹ nên giảm bớt khẩu phần ăn của bé và chia thành các bữa nhỏ để con không bị áp lực khi nhìn thấy đồ ăn và giúp bé “hợp tác” hơn.

Cách chăm sóc bé biếng ăn
Cách chăm sóc bé biếng ăn

2.8. Bữa ăn không nên kéo dài quá lâu

Các bé biếng ăn luôn tìm cách để kéo dài thời gian ăn như ngậm thức ăn, chạy trốn, không chịu há miệng… khiến bữa ăn dài cả tiếng đồng hồ. Theo các chuyên gia, ba mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn trong khoảng 30 phút để tránh gây áp lực tâm lý cho trẻ, đồng thời kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.

2.9. Hãy bắt đầu từ những thứ trẻ thích

Trẻ cũng có niềm yêu thích với hương vị hay món ăn nào đó. Vì thế, với những bé biếng ăn, cha mẹ hãy “dụ” con bằng những món ăn yêu thích của bé. Sau một thời gian, bạn có thể cho bé ăn thử món mới kết hợp với món “tủ” kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ làm quen dần với các món ăn khác.

2.10. Hãy thật kiên nhẫn

Khi bé đã lớn hơn, mẹ có thể để bé tự lập trong ăn uống như bốc ăn, tự xúc ăn, tham gia chọn món hoặc chuẩn bị món ăn. Thời gian đầu, bé có thể không ăn nhiều mà chỉ bôi bẩn, bày bừa, thậm chí vứt đồ ăn lung tung nhưng bé sẽ thích thú, hào hứng hơn. Lúc này, ba mẹ cần kiên nhẫn dạy con phân biệt màu sắc, mùi vị thức ăn, kể những câu chuyện thú vị để bé tập trung vào bữa ăn.

2.11. Giữ gìn vệ sinh cho trẻ để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại

Trẻ nhỏ rất hiếu kỳ với thế giới xung quanh nên chúng chẳng ngại ngần mà sờ mó, nghịch ngợm, chơi đùa với động vật… Vì vậy, ba mẹ hãy rèn cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi cầu và giữ gìn vệ sinh cá nhân cho con để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

2.12. Tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần

Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên, ba mẹ cần tẩy giun cho bé theo định để phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa do ký sinh trùng.

2.13. Vận động thể lực hợp lý ít nhất 30 phút mỗi ngày

Một trong những cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và phát triển toàn diện là vận động hợp lý. Ba mẹ có thể khuyến khích trẻ vận động, chơi đùa ngoài trời để đốt cháy năng lượng, tạo ra nhu cầu ăn tự nhiên.

2.14. Kích thích cảm giác thèm ăn tự nhiên của trẻ

Song song với đó, chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên tìm kiếm những giải pháp giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa của trẻ từ bên trong. Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nhiều bậc phụ huynh cũng sử dụng thêm các sản phẩm men vi sinh để hỗ trợ cải thiện, ngăn ngừa tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh. Thành phần của men vi sinh gồm có probiotics (lợi khuẩn) và prebiotics (chất xơ hòa tan). Các công dụng chính của men vi sinh đó là:

  • Hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa.
  • Góp phần cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Kích thích ăn uống ở trẻ, khiến bé ngon miệng, thèm ăn.
  • Giảm rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ không bị tiêu chảy, táo bón.

Để đạt hiệu quả tốt nhất các mẹ nên ưu tiên chọn loại men vi sinh được bào chế theo công nghệ bao kép Lab2Pro hiện đại nhất hiện nay. Men vi sinh này được bào chế ở dạng cốm bột, dễ hấp thu, hương vị thơm ngon và đặc biệt an toàn cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể cho bé dùng ít nhất từ 3 tháng để đạt được hiệu quả mong muốn. Tham khảo thông tin sản phẩm tại đây.

 

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.