Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
23 Tháng Bảy 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1279

Dù chăm sóc bé rất kỹ từ vấn đề vệ sinh đến chế độ ăn uống nhưng bé vẫn bị tiêu chảy. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy thường là do đâu? Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như thế nào để nhanh phục hồi? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cách chăm sóc bé bị tiêu chảy
Cách chăm sóc bé bị tiêu chảy

1. Tại sao trẻ lại bị tiêu chảy?

Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và rất nhạy cảm, chỉ cần một tác nhân không tốt cũng đã có thể khiến trẻ có biểu hiện tiêu chảy. Vậy các nguyên nhân dẫn tới việc tiêu chảy ở trẻ là gì?

  • Do trẻ tiếp xúc với mầm bệnh: Trẻ con thường hiếu động và chưa ý thức được vấn đề vệ sinh cá nhân nên trong lúc hoạt động, chơi đùa các bé thường xuyên bò, nằm ra sàn, vứt đồ chơi lung tung, tiếp xúc với động vật… Đây là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây bệnh cho bé, trong đó có tiêu chảy.
  • Không rửa tay chân trước khi ăn: Các bé nghịch ngợm cả ngày, tiếp xúc với rất nhiều mầm bệnh. Nếu không rửa tay thật sạch, vi khuẩn có thể theo tay đi vào trong cơ thể và gây tiêu chảy. Chính vì vậy, ba mẹ nên tập cho bé thói quen rửa chân tay trước khi ăn, không dùng tay bốc thức ăn, rèn thói quen mút tay… để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Trẻ ăn phải thức ăn “hỏng”: Đồ ăn để quá lâu hoặc chế biến món ăn sai cách, kết hợp nhầm thực phẩm, cho bé ăn dặm quá sớm… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ.
  • Dụng cụ cho trẻ ăn không được sạch: Không chỉ giữ gìn vệ sinh cá nhân mà việc dụng cụ ăn của trẻ như bát, đĩa, cốc, chén… hoặc đồ chơi không được sạch sẽ cũng chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.
  • Trẻ bị thiếu men vi sinh gây rối loạn tiêu hóa: Như đã nói ở trên, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên không thể sản xuất được đủ men để tiêu hóa thức ăn nên gây ra hiện tượng tiêu chảy khi ăn phải vật lạ là điều dễ hiểu.
  • Thực hành ăn dặm không đúng cách: Trẻ càng nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ càng kén đồ ăn. Do vậy, cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, đồ ăn chứa quá nhiều chất hoặc chế biến thức ăn không kỹ… nên rất dễ bị đào thải ra ngoài.
  • Dị ứng với thành phần có trong sữa: Thường xảy ra khi bé uống sữa ngoài, sữa công thức. Trong một vài loại sữa có chứa thành phần đường lactose và một vài trẻ không thể dung nạp đường này. Điều này sẽ khiến bé đau bụng và có hiện tượng tiêu chảy. Do đó, các bậc phụ huynh nên lựa chọn thật kỹ lưỡng trước khi cho các bé dùng sữa nhé.

2. Biểu hiện của bé khi bị tiêu chảy

Không khó để có thể nhận biết khi trẻ có dấu hiệu của bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện dưới đây:

  • Trẻ bị tiêu chảy thường mệt mỏi, biếng ăn, nằm li bì.
  • Trẻ đi cầu nhiều lần, phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, có thể kèm đàm, máu hay thức ăn không tiêu (đi tiêu phân sống). Mót rặn khi đi cầu là biểu hiện rất đặc trưng của kiết lỵ
  • Phân bé thường có mùi tanh hay chua do thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết đã bị đẩy ra ngoài khác với phân bình thường của bé thường khô và không có mùi lạ.
  • Đồng thời khi bị tiêu chảy bé thường có dấu hiệu bị mất nước. Ba mẹ có thể quan sát thấy mắt của bé khô, khi khóc chảy rất ít nước mắt hoặc không có nước mắt.
  • Bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy bé đi tiểu ít hơn bình thường. Đối với những bé nào sử dụng quần tã, bạn kiểm tra thấy tã ít ướt hơn lúc bình thường.
  • Bé trở nên kém linh hoạt và dễ cáu gắt.
  • Một vài trường hợp bé sẽ có dấu hiệu da bị tái nhợt và khóc nhiều hơn, một số trường hợp có thể khiến bé bị sốt.
Biểu hiện trẻ bị tiêu chảy
Biểu hiện trẻ bị tiêu chảy

3. Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy ở nhà

Khi bé có dấu hiệu bị tiêu chảy các bậc phụ huynh nên hết sức bình tĩnh và xem xét các khuyến cáo từ cơ sở y tế. Việc áp dụng đúng phương pháp sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Dưới đây là một số cách chăm sóc bé bị tiêu chảy cha mẹ cần lưu ý.

3.1. Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường để tránh tình trạng mất nước

Cho trẻ uống nước nhiều hơn vì để bù lại nước đã mất mỗi lần đi qua phân hay bị nôn ói. Nhưng lưu ý nên cho bé uống theo nhu cầu, chia làm nhiều lần, không nên ép bé uống quá nhiều nước một lần, điều này khiến bé dễ bị nôn ói nguy hiểm.

Ba mẹ có thể cho bé uống thêm nước canh, nước cháo loãng, nước hoa quả… để bổ sung chất cho hệ tiêu hóa của bé. Có thể bé sẽ thấy ngon miệng hơn là chỉ uống nước đơn thuần

Cần tránh những nước giải khát cho nhiều đường. Vì nếu trong tình trạng tiêu chảy các bé ăn nhiều đường sẽ khiến tiêu chảy trở nên nặng hơn. Nếu trong tình trạng bé quá thèm hãy pha loãng và đun nóng cho bé.

3.2. Cho bé bú mẹ nhiều hơn và lâu hơn

Sữa mẹ là loại nước tốt nhất để cung cấp nước cho bé, cho bé bú mẹ nhiều hơn để bé có đủ chất dinh dưỡng, mau lành bệnh.

3.3. Cho bé uống dung dịch ORESOL

Để ngừa mất nước, cha mẹ hãy cho trẻ uống dung dịch ORESOL sau mỗi lần trẻ tiêu lỏng. ORESOL là một dung dịch điện giải, tuy không có tác dụng cầm tiêu chảy nhưng rất hiệu quả trong việc bù lại số lượng nước và các chất điện giải bị mất qua phân.

3.4. Cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng

Giai đoạn phục hồi sức khỏe rất quan trọng bởi nó sẽ quyết định kết quả bé có nhanh khỏi bệnh hay không. Chính vì vậy ba mẹ lúc này nên cho bé ăn đủ chất và cân đối những loại thức ăn an toàn đảm bảo chất dinh dưỡng để bé nhanh lấy lại sức khỏe.

Đồng thời cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày. Thức ăn cần nấu nhừ, loãng để hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng hơn. Khi bệnh tiêu chảy của bé thuyên giảm nên cho bé tăng thêm bữa để tăng cường sức đề kháng của bé.

3.5. Cho bé tái khám đúng lúc

Sau khi bé không còn biểu hiện tiêu chảy, cha mẹ nên đưa con đi khám lại để chắc chắn bệnh đã khỏi, tránh trường hợp ủ bệnh khiến bé bị nặng hơn.

4. Khi nào cần đưa bé đi khám ngay?

Đừng coi thường bệnh tiêu chảy ở bé, ngay khi có biểu hiện này từ bé ba mẹ nên bình tĩnh và đưa bé kịp thời đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi và chữa trị.

  • Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, da tái, quấy khóc liên tục
  • Trẻ có biểu hiện nôn nhiều
  • Trẻ bị đi ngoài nhiều, liên tục nhưng lượng phân rất ít và có lẫn tia máu
  • Có biểu hiện khát nước, hoặc rất khát
  • Trẻ có hiện tượng mất nước nặng: mắt trũng, lờ đờ, da khô, người lịm đi…
Chăm sóc trẻ tiêu chảy
Chăm sóc trẻ tiêu chảy

5. Phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Mặc dù bệnh tiêu chảy ở trẻ không quá nguy hiểm, nhưng nếu như cha mẹ không biết cách chữa trị kịp sẽ để lại hậu quả rất đáng tiếc cho bé. Chính vì thể ngay từ bây giờ để tránh bệnh tiêu chảy, các ba mẹ nên biết cách phòng ngừa:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi
  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ, vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ hoặc những đồ vật trẻ tiếp xúc thường xuyên.
  • Vệ sinh môi trường sống xung quanh, đảm bảo không sống trong khu vực bị ô nhiễm môi trường hay gần khu chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cho trẻ ăn dặm đúng cách, thức ăn cần được nấu chín. Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn cho bé để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn.
  • Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch
  • Uống vitamin A định kỳ
  • Trẻ phải được tiêm chủng vắc-xin đầy đủ
  • Các bậc phụ huynh có thể cho bé bổ sung thêm men vi sinh: Phương pháp này có tác dụng hỗ trợ các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa bằng cách bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột để ức chế các hại khuẩn.

Trẻ được bổ sung đầy đủ lợi khuẩn sẽ giúp cải thiện được tình trạng tiêu chảy nhanh chóng, đồng thời tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cho đường tiêu hóa. Hiện nay, ba mẹ nên chọn cho bé sản phẩm men vi sinh chứa lợi khuẩn Probiotics được sản xuất từ kim chi Hàn Quốc và chất xơ hòa tan Prebiotics. Theo nghiên cứu, kim chi có hai loại lợi khuẩn là Lactobacillus và các loại men Lactic rất tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, cân bằng hệ sinh vật đường ruột, kích thích tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng… rất hiệu quả. Thông tin chi tiết sản phẩm, vui lòng xem tại đây.

Ngoài ra trong trường hợp trẻ em biếng ăn, bị suy dinh dưỡng, người hấp thu dinh dưỡng kém, trẻ bị chứng bất dung nạp đường lactose hoặc trẻ mới ốm dậy thì việc bổ sung men vi sinh rất cần thiết đối với cơ thể.

Vừa rồi chúng tôi đã tổng hợp cho các bạn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy sao cho đúng cách và đưa ra cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho bé. Chúc các bạn thành công.

Trên đây là những cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo để kịp thời “đối phó” với bệnh. Bên cạnh đó cha mẹ nên chú ý chăm con từ những thứ nhỏ nhất, đồng thời nên dạy bé những thói quen tốt như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tự phòng bệnh cho mình. Ngoài ra đừng quên cho bé uống men vi sinh hằng ngày. Đây chính là giải pháp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy tiêu chảy an toàn nhất.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.