Cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy hiệu quả, nhanh chóng

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
4 Tháng tư 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
3393

Khi bị tiêu chảy cơ thể trẻ nhỏ thường mất nhiều nước, gây tình trạng mệt mỏi, thậm chí là một số biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc bù nước cho trẻ bị tiêu chảy là việc làm vô cùng quan trọng. Vậy có những cách nào để giúp trẻ nhỏ mắc tiêu chảy bù nước nhanh chóng, hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Bù nước quan trọng như thế nào với trẻ bị tiêu chảy?

Trẻ bị tiêu chảy sẽ rất mệt mỏi suy kiệt nên cần bù nước và điện giải gấp
Trẻ bị tiêu chảy sẽ rất mệt mỏi suy kiệt nên cần bù nước và điện giải gấp

Trẻ bị tiêu chảy là hiện tượng bé bị đi ngoài nhiều lần trong một ngày, thường là trên 3 lần, phân mềm và lỏng hơn bình thường. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là: rối loạn chức năng tiêu hóa, nhiễm khuẩn, dị ứng thức ăn,…

Chính việc đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến cơ thể trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải. Nếu kéo dài, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Do đó, bù nước cho trẻ bị tiêu chảy là vô cùng quan trọng. Việc này giúp các bé mau chóng được bổ sung lại lượng nước và chất điện giải đã mất đi, từ đó, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc bù nước cho trẻ bị tiêu chảy kịp thời cũng thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đi ngoài.

2. Khi nào mẹ cần bù nước cho trẻ bị tiêu chảy?

Khi trẻ có dấu hiệu sốt li bì, thở nhanh, mắt trũng cần bù nước ngay
Khi trẻ có dấu hiệu sốt li bì, thở nhanh, mắt trũng cần bù nước ngay

Như đã phân tích ở trên, nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả các hoạt động sống của cơ thể như giúp cho máu lưu thông, nuôi dưỡng tế bào, duy trì sự hằng định của áp suất thẩm thấu khoảng chất,… Do đó, khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải sẽ dễ dàng bị rơi vào tình trạng suy kiệt.

Trong khi đó, trẻ em bị tiêu chảy là nhóm đối tượng dễ bị mất nước và điện giải. Do đó, ba mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu mất nước ở trẻ để kịp thời bổ sung cho con như: mệt mỏi, đau đầu, li bì, chóng mặt, nhịp thở nhanh, mắt trũng sâu, khô môi, khô miệng, đi tiểu thường xuyên, cơn khát tăng dần, khàn tiếng,…

Ngoài ra, mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ mất nước thông qua màu nước tiểu. Nếu nước tiểu càng sậm màu thì cơ thể càng thiếu nước. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, màu nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân bệnh lý.

>> Xem thêm: Cách điều trị khi trẻ bị tiêu chảy và nôn nhiều

4. Trẻ bị tiêu chảy nên kiêng uống nước gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên sử dụng để bù nước cho các bé khi bị tiêu chảy, cha mẹ cũng cần tránh một số loại nước sau, bởi chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ tệ hơn.

  • Sữa có lactose: Trẻ bị tiêu chảy do đi ngoài nhiều nên sẽ mất đi một lượng lớn enzym chuyển hóa lactose trong sữa. Vì vậy, bạn không nên cho bé uống sữa có lactose vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khiến tình trạng tiêu chảy tệ hơn. Ngoài ra, một số bé do dị ứng với thành phần trong sữa mà có thể bị tiêu chảy. Bạn cũng cần lưu ý điều này trước khi lựa chọn sữa cho trẻ.
  • Các loại đồ uống có gas: Những đồ uống này thường gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Với trẻ bị tiêu chảy, bạn không nên cho trẻ uống nước có gas vì sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
  • Không uống rượu bia, đồ có cồn.

5. Một số lưu ý khi bù nước cho trẻ bị tiêu chảy

Một số lưu ý khi thực hiện bù nước cho trẻ bị tiêu chảy
Một số lưu ý khi thực hiện bù nước cho trẻ bị tiêu chảy

Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao, ba mẹ cần lưu ý những điều dưới đây khi thực hiện cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy:

  • Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước một lần mà nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ và chia thành nhiều lần để bé không bị nôn trớ. Có thể bổ sung nước sau mỗi đợt đi ngoài.
  • Đối với trẻ lớn, mẹ có thể cho bé uống nước theo nhu cầu cá nhân.
  • Nếu trẻ bị nôn thì mẹ nên đợi sau 10 phút mới cho bé uống dung dịch bù nước.
  • Không pha dung dịch oresol với các loại nước ép hoa quả, sữa, cháo loãng hoặc bất kỳ thức uống khác.
  • Các loại nước ép, trà thảo mộc, oresol chỉ sử dụng trong ngày. Tuyệt đối không cho trẻ uống khi đã để qua đêm.
  • Duy trì cho trẻ uống nước đến khi trẻ đi ngoài phân sệt và ít hơn 3 lần mỗi ngày.
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu trẻ bị tiêu chảy trên 3 ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm; hoặc đã bù nước nhưng bé bị sưng nề mi mắt, nôn nhiều, bỏ ăn, phân lẫn máu,…

Trên đây là những cách bù nước cho trẻ bị tiêu chảy tại nhà. Hy vọng bài viết đã giúp các cha mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích, cũng như biết cách bổ sung nước hiệu quả, an toàn nhất, từ đó cải thiện tình trạng tiêu chảy nhanh chóng hơn.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.