Các dạng đột quỵ phổ biến hiện nay cần phải dè chừng

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
3 Tháng mười 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
564

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Vì vậy, phân loại đột quỵ có vai trò quan trọng trong việc nhận biết dấu hiệu, để từ đó có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Cùng tìm hiểu về các dạng đột quỵ trong bài viết dưới đây nhé.

1. Các dạng đột quỵ

Đột quỵ được chia thành các dạng như sau:

1.1. Đột quỵ thiếu máu cục bộ

Đây là một dạng đột quỵ phổ biến nhất, chiếm đến khoảng 80 – 85% các ca đột quỵ. Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ xảy ra khi khối máu đông làm tắc nghẽn mạch máu đến não, khiến vùng não bị ảnh hưởng không nhận được máu mang oxy và chất dinh dưỡng. Các tế bào não vùng bị ảnh hưởng sẽ bị hoại tử và không thực hiện được chức năng của nó.

Đột quỵ thiếu máu cục bộ là dạng đột quỵ phổ biến nhất
Đột quỵ thiếu máu cục bộ là dạng đột quỵ phổ biến nhất

Những người trên 60 tuổi, người bị huyết áp cao, người mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường,… có nguy cơ bị đột quỵ thiếu máu cục bộ cao hơn bình thường.

Triệu chứng:

  • Cảm thấy tê đột ngột ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, đặc biệt là tay, chân
  • Yếu ở một bên của cơ thể
  • Đột ngột đau đầu dữ dội mà không có nguyên nhân
  • Đi lại, vận động khó khăn
  • Chóng mặt, mất thăng bằng và khó phối hợp các động tác
  • Nhìn mờ hoặc mất thị lực
  • Khó nói, khó giao tiếp
  • Lú lẫn

1.2. Cơn thiếu máu não thoáng qua

Dạng đột quỵ phổ biến có thể kể đến các cơn thiếu máu não thoáng qua
Dạng đột quỵ phổ biến có thể kể đến các cơn thiếu máu não thoáng qua

Thường gọi là đột quỵ nhỏ, TIA thực chất là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, thường chỉ kéo dài vài phút. TIA được gây ra bởi sự giảm tạm thời dòng máu cung cấp cho một phần của não, và không gây ra tác dụng rõ rệt lâu dài. Những cơn thiếu máu não thoáng qua được coi là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ cao hơn, và cần được đánh giá bởi một bác sĩ ngay.

Triệu chứng:

  • Yếu, tê bì các vùng tay, cánh tay, lưỡi, mặt
  • Hoa mắt chóng mặt, khó khăn khi nói chuyện
  • Giảm thị lực có thể xảy ra ở một hoặc hai mắt
  • Mặt của người bệnh không cân xứng, thường bị xệ một bên

Để ngăn ngừa đột quỵ, hãy thực hiện các thay đổi trong ăn uống, sinh hoạt nhằm giảm nguy cơ và tiến hành điều trị sớm TIA.

1.3. Đột quỵ do xuất huyết não

Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi các mạch máu bị vỡ, khiến máu xâm lấn vào não và chèn ép các mô não xung quanh. Giống như các đột quỵ khác, đột quỵ xuất huyết có thể gây chết mô não một cách nhanh chóng.

Đột quỵ do xuất huyết não là một dạng đột quỵ không hề hiếm gặp
Đột quỵ do xuất huyết não là một dạng đột quỵ không hề hiếm gặp

Triệu chứng:

Các triệu chứng của đột quỵ xuất huyết não tương tự như đột quỵ do thiếu máu cục bộ và bao gồm:

  • Buồn nôn, ói mửa, choáng váng, hôn mê
  • Không thể kiểm soát các chuyển động của mắt
  • Yếu hoặc liệt một bộ phận nào đó của cơ thể
  • Đột ngột đau đầu dữ dội kèm với triệu chứng nôn mửa
  • Cứng cổ, lú lẫn, mất ý thức
  • Lên cơn co giật

Các yếu tố nguy cơ:

Hai nguyên nhân tiềm ẩn của đột quỵ xuất huyết là phình động mạch và dị dạng động mạch (AVM). Hầu hết trường hợp dị dạng động mạch đều do bẩm sinh còn phình động mạch có thể do di truyền hoặc có thể phát triển do các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Huyết áp cao;
  • Hút thuốc;
  • Uống nhiều rượu;
  • Sử dụng ma túy, các chất kích thích;
  • Nữ giới;
  • Chấn thương đầu.

Điều trị:

Các bác sĩ có thể phẫu thuật loại bỏ huyết khối và điều trị vấn đề về mạch máu. Tuy nhiên, cần có biện pháp để quản lý đột quỵ xuất huyết với kiểm soát vấn đề theo dõi các tác động bất thường.

Ngoài ra, để giảm nguy cơ tổn thương não, bác sĩ cũng có thể cho thuốc để kiểm soát huyết áp.

2. Tổng quan về đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não thường đột ngột xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não gián đoạn hoặc tắc nghẽn. Khi đó, não bất ngờ bị thiếu dinh dưỡng và oxy dẫn đến các tế bào não bị chết trong vài phút. Đây là một bệnh lý phổ biến và nguy hiểm, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Dù gặp loại đột quỵ nào cũng đều khiến sức khỏe suy giảm trầm trọng
Dù gặp loại đột quỵ nào cũng đều khiến sức khỏe suy giảm trầm trọng

Đột quỵ thường xảy ra ở người trên 45 tuổi và ở nam nhiều hơn ở nữ. Sức khỏe của hầu hết những người sau khi trải qua cơn đột quỵ đều sẽ suy yếu. Họ dễ gặp một số biến chứng như vận động yếu, suy giảm thị giác, rối loạn cảm xúc, mất ngôn ngữ,…

Quá trình phục hồi sau đột quỵ thường chậm và lâu dài. Người bệnh phải kiên trì, tuân thủ liệu trình của bác sĩ và kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập để cải thiện các triệu chứng. Thời gian phục hồi sau tai biến ở mỗi người sẽ khác nhau, có thể là vài tuần, vài tháng, thậm chí là vài năm.

Đa số người bệnh sẽ phục hồi sau vài tháng đầu tiên, nhiều trường hợp sẽ phải cải thiện từ 12 đến 18 tháng. Tuy nhiên, cũng có một số người phải sống với di chứng của đột quỵ cả đời.

Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ:

  • Người có tiền sử đột quỵ: Những người từng bị đột quỵ có nguy cơ cao bị lần tiếp theo, nhất là trong khoảng thời gian vài tháng đầu.
  • Người bị tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ huyết áp cao, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
  • Người mắc các bệnh lý về tim mạch: Huyết áp, lượng đường trong máu, mức cholesterol cao,…có thể là các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
  • Huyết áp cao: Khi huyết áp tăng cao sẽ gây áp lực lên thành động mạch dễ dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, huyết áp cao là cơ sở hình thành các cục máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
  • Mỡ máu: Lượng cholesterol cao tích tụ trên thành động mạch gây tắc nghẽn mạch máu.
  • Hút thuốc: Khói thuốc làm tổn thương mạch máu và làm tăng quá trình xơ cứng động mạch.
  • Béo phì: Người bị thừa cân béo phì dễ bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, mỡ máu,…
  • Lối sống không khoa học: Thiếu ngủ, ăn uống thiếu chất, lười vận động là những nguyên nhân gây đột quỵ.

Ngoài ra tuổi tác, tiền sử gia đình cũng là yếu tố nguy cơ gây ra các cơn đột quỵ.

3. Nhận biết dấu hiệu đột quỵ

Dấu hiệu nhận biết chung khi gặp các dạng đột quỵ khác nhau
Dấu hiệu nhận biết chung khi gặp các dạng đột quỵ khác nhau

Nhìn chung các dấu hiệu đột quỵ thường không báo trước và xảy ra rất nhanh, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu dưới đây cần nhanh chóng gọi cấp cứu ngay và tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân.

  • Liệt đột ngột hoặc suy yếu vùng mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là chỉ bị một bên. Nếu bạn không thể nâng hai tay qua đầu cùng một lúc, hoặc nếu bạn không thể cười một cách bình thường, bạn có thể đang bị đột quỵ.
  • Lú lẫn đột ngột, khó nói hoặc khó hiểu. Nếu bạn không thể nhắc lại một câu đơn giản, bạn có thể đang bị đột quỵ.
  • Nhìn không rõ đột ngột ở một hoặc cả hai mắt.
  • Đi không vững hoặc mất thăng bằng, té ngã.
  • Đau đầu dữ dội đột ngột.

Đối với những người đã từng bị đột quỵ, cần phải lưu ý những dấu hiệu như trên, để cẩn thận trọng hơn. Người nhà cần theo dõi sát vì dễ bị đột quỵ lại. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định, khi thấy bất thường trong cơ thể cần đi khám ngay.

>> Xem thêm: Đột quỵ và tai biến mạch máu não có phải là một không?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận