Chuyên gia giải đáp: Bị tiêu chảy có nên uống nước dừa không?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
23 Tháng Sáu 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
5541

Đối với người bị tiêu chảy, việc bù nước và điện giải có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh, ngăn ngừa tình trạng mất nước và điện giải. Vậy khi bị tiêu chảy có nên uống nước dừa để bù nước hay không?

1. Tiêu chảy là gì?

Bị tiêu chảy sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau bụng, đi ngoài phân lỏng,...
Bị tiêu chảy sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau bụng, đi ngoài phân lỏng,…

Tiêu chảy là bệnh lý đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn so với bình thường, Khi bị tiêu chảy cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện như:

  • Đi ngoài phân lỏng, sau ra toàn nước;
  • Đau bụng âm ỉ hoặc có những lúc đau quằn quại;
  • Có các dấu hiệu buồn nôn, ói mửa;
  • Đau nhức đầu;
  • Ăn không ngon miệng;
  • Luôn có cảm giác khát nước, mất nước;
  • Đi tiêu nhiều lần, tiêu són hoặc có dấu hiệu muốn rặn.

2. Bị tiêu chảy có nên uống nước dừa?

Tiêu chảy uống nước dừa được không? Câu trả lời là Có!
Tiêu chảy uống nước dừa được không? Câu trả lời là Có!

Đối với các trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, người bệnh chỉ cần nhanh chóng bù lại lượng nước bị mất đi thông qua nước uống hàng ngày hoặc các dung dịch chứa điện giải là có thể suy giảm tình trạng tiêu chảy. Một trong số những loại nước mà bạn có thể sử dụng khi bị tiêu chảy đó chính là nước dừa. Tiêu chảy uống nước dừa được coi như một bài thuốc lâu đời để ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra do bị đi ngoài nhiều lần, bởi:

  • Dừa là loại nước giàu chất điện giải và khoáng chất, chúng giúp cơ thể bổ sung lại các chất khoáng cũng như nước bị mất đi khi bị tiêu chảy;
  • Nước dừa có khả năng hỗ trợ cơ thể loại bỏ các chất độc hại và nhanh hồi phục hơn;
  • Nước dừa là dung dịch đẳng trương có chứa hàm lượng chất điện giải tương tư như chất điện giải trong cơ thể;
  • Trong nước dừa có chứa acid lauric khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin giúp cơ thể có thể kháng lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh hay chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa;

Nước dừa là một dạng chất lỏng vô trùng, ít calo và chất béo nhưng lại rất giàu vitamin và khoáng chất cùng các loại dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Theo các nghiên cứu khoa học, trên thực tế, trong nước dừa có hàm lượng kali cao gấp hai lần lượng kali trong quả chuối. Điều này có nghĩa là nước dừa còn có tác dụng giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và khả năng miễn dịch. Vì vậy, “bị tiêu chảy có nên uống nước dừa không?” – câu trả lời là CÓ!

Tuy nhiên, nếu uống nước dừa khi đang bị tiêu chảy thì bạn cần cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Người bị bệnh tiêu chảy cần uống nước dừa mỗi 2 -3 giờ/ lần nhưng cần lưu ý không được uống nước dừa khi bụng đang đói vì như vậy có thể gây cảm giác ớn lạnh và đau bụng;
  • Tuy bên trong nước dừa có chứa nhiều kali cùng hàm lượng glucose cao nhưng hàm lượng natri và clorua lại tương đối thấp nên khi sử dụng nước dừa, người bệnh nên cho một nhúm muối nhỏ vào nước dừa để bù đắp sự thiếu hụt này;
  • Bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột nên lựa chọn nước dừa như một phương pháp bù nước đường uống vì đây là phương pháp khả thi và rất tiết kiệm;
  • Nước dừa có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm axit và phòng ngừa các biến chứng liên quan đến dạ dày;
  • Nước dừa rất lành và an toàn với phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ và cả người già đang bị tiêu chảy, mất nước.

3. Xử trí thế nào khi bị tiêu chảy?

Khi bị tiêu chảy cần xử trí thế nào để nhanh khỏi?
Khi bị tiêu chảy cần xử trí thế nào để nhanh khỏi?

Khi bị tiêu chảy, bạn cần xác định xem nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đi ngoài nhiều lần như vậy. Nếu nguyên nhân bị ỉa chảy không phải do các bệnh lý nguy hiểm gây ra thì bạn có thể khắc phục tình trạng tiêu chảy tại nhà bằng các cách sau đây, bên cạnh việc uống nước dừa khi bị tiêu chảy:

  • Bù nước và điện giải nhanh chóng: Việc mất nước khi tiêu chảy sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Do vậy khi bị tiêu chảy, người bệnh cần nhanh chóng bù nước bằng các đường uống như nước lọc, nước ép trái cây hay các dung dịch oresol được pha theo đúng công thức, tỷ lệ;
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bệnh tiêu chảy cũng cần tránh ăn các loại thức ăn nhiều chất béo, mỡ, thức ăn cay nóng hay sử dụng các chất kích thích,….;
  • Bổ sung men vi sinh: Người bệnh có thể bổ sung men vi sinh từ các loại sữa chua hay các loại thực phẩm hàng ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa hồi phục.

Bên cạnh việc bổ sung men vi sinh thông qua các loại thực phẩm hàng ngày, người bị bệnh tiêu chảy cùng có thể tham khảo các sản phẩm men vi sinh trên thị trường có chứa Probiotics (các vi khuẩn có lợi) và Prebiotics (dạng FOS) giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện rõ rệt các triệu chứng tiêu chảy. Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm men vi sinh có thành phần được phân lập từ Kim chi Hàn Quốc và sản xuất theo công nghệ Hàn rất được ưa chuộng bởi tác dụng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: “Tiêu chảy uống nước dừa có được không?”. Khi bị tiêu chảy bạn nên sử dụng nước dừa để bù nước và điện giải, điều này sẽ giúp cơ thể cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của ỉa chảy.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.