Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao để “gỡ” cho đỡ rối?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
15 Tháng bảy 2021

Lần cập nhật cuối:
13 Tháng mười 2021

Số lần xem:
858

Bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ! 3 chu kỳ kinh gần đây cháu thấy kinh nguyệt của mình có những biểu hiện lạ như: máu kinh chuyển màu nâu đen, số ngày có kinh chỉ khoảng 2 ngày, chu kỳ gần đây là 20 ngày. Cháu có lên mạng tìm hiểu thì thấy đây là triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi nguyên nhân gây hiện tượng này là gì? Có nguy hiểm không? Và phải làm sao khi bị rối loạn kinh nguyệt? Cảm ơn bác sĩ ạ! (Linh Trang, 20 tuổi – Hải Hậu, Nam Định)

Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao để “gỡ” cho đỡ rối?
Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao để “gỡ” cho đỡ rối?

Chào Trang, cảm ơn câu hỏi của bạn. Các biểu hiện như: máu kinh chuyển màu bất thường, số ngày có kinh ít, chu kỳ 20 ngày… là triệu chứng cho thấy bạn đang gặp phải chứng rối loạn kinh nguyệt. Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn như sau:

1. Vì sao chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn?

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh, màu kinh và lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là dấu hiệu do nội tiết tố thay đổi, triệu chứng của một căn bệnh, đôi khi chỉ đơn thuần là do rối loạn ăn uống, sử dụng thuốc kháng sinh hay thay đổi môi trường sống. Cụ thể:

1.1. Tăng hoặc giảm cân quá mức

Tăng hoặc giảm cân quá nhanh cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân là do sự thay đổi thất thường của cân nặng làm xáo trộn quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể khiến thời gian rụng trứng bị sai lệch. Hầu hết phụ nữ ăn kiêng giảm cân và phụ nữ béo phì đều bị tình trạng này.

1.2. Rối loạn ăn uống

Một số rối loạn ăn uống như chán ăn, biếng ăn hoặc ăn uống vô độ, cộng thêm dinh dưỡng không đảm bảo sẽ làm thay đổi mức độ hormone trong cơ thể và tác động xấu đến chu kỳ kinh nguyệt.

1.3. Suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm là tình trạng buồng trứng bị lão hóa và mất dần chức năng trước tuổi 40. Phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể bị rối loạn kinh nguyệt trong nhiều năm liền và có thể dẫn tới tắt kinh sớm.

1.4. Sử dụng thuốc kháng sinh

Rối loạn kinh nguyệt có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh như: thuốc kháng kinh, thuốc chống đông máu, thuốc trầm cảm… Bên cạnh đó, một số chị em sử dụng thuốc tránh thai nội tiết hoặc các loại estrogen tổng hợp cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt.

1.5. Tập luyện thể thao quá sức

Thực tế việc tập luyện thể dục thể thao đúng cách giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể đẹp và khỏe hơn. Nhưng nếu bạn thường xuyên tập luyện với cường độ cao thì lại cho tác dụng ngược lại. Bởi việc vận động quá sức sẽ gây trở ngại cho các hormone chịu trách nhiệm về kinh nguyệt, từ đó làm cho kinh nguyệt bị rối loạn.

1.6. Tâm lý căng thẳng

Nghiên cứu cho thấy, trạng thái tâm lý có thể cản trở chu kỳ kinh nguyệt. Khi bạn thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, áp lực do công việc hay bất kỳ lý do nào sẽ gây ảnh hưởng đến sự bài tiết hormone, khiến kỳ “đèn đỏ” bị rối loạn. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng bởi kinh nguyệt sẽ dần ổn định khi bạn điều chỉnh chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học.

Vì sao chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn?
Vì sao chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn?

2. Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây ra những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng sinh lý, cũng như khả năng sinh sản của phái đẹp.

Khi kinh nguyệt bị rối loạn, chị em phụ nữ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn trước mỗi kỳ kinh. Tình trạng đau bụng kinh cũng nhiều hơn, làn da xỉn màu, nổi mụn và làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý chị em, khiến phái nữ cảm thấy bực bội, khó chịu trong những ngày này.

Bên cạnh đó, tình trạng này còn khiến chị em gặp những khó khăn khi thụ thai do sự buồng trứng hoạt động không hiệu quả khiến vòng kinh không đều. Do đó chị em rất khó tính toán chính xác ngày rụng trứng để thụ thai. Tình trạng nếu kéo dài thường xuyên, chị em cần nhanh chóng đi khám phụ khoa để xác định nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Nặng hơn nữa có thể dẫn tới ung thư nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

3. Rối loạn kinh nguyệt phải làm sao?

Để chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý.

3.1. Giải tỏa căng thẳng, stress

Tâm lý bất ổn, thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng ảnh hưởng đến hệ thần kinh – nơi điều khiển việc tiết hormone nội tiết tố nữ, khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Vì vậy giữ cho tinh thần thoải mái, tâm sinh lý ổn định là điều cần thiết để điều trị rối loạn kinh nguyệt.

Trong những ngày này, bạn gái cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ sớm và đủ giấc, hạn chế vận động mạnh và làm việc quá sức làm gia tăng áp lực, căng thẳng. Có thể thư giãn tinh thần bằng việc đọc sách, nghe nhạc, xem phim hoặc ngâm mình trong nước ấm với tinh dầu để tinh thần được thoải mái, đồng thời giảm những triệu chứng khó chịu.

3.2. Bổ sung nội tiết tố cho cơ thể bằng estrogen thảo dược

Chu kỳ kinh nguyệt có liên quan mật thiết tới hàm lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể người phụ nữ. Vì vậy hàm lượng nội tiết tố này bị suy giảm sẽ khiến kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Do đó, việc bổ sung để cân bằng nội tiết tố là vô cùng cần thiết.

Theo các chuyên gia sức khỏe, phương pháp bổ sung estrogen an toàn hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng estrogen từ thảo dược. Khác với estrogen tổng hợp cho kết quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể, estrogen thảo dược được được tin dùng do sở hữu những ưu điểm nổi trội như: không gây tác dụng phụ, an toàn với cơ thể, không làm tăng kích thước khối u, mang lại hiệu quả lâu dài.

Trong các loại estrogen thảo dược, EstroG-100 (chiết xuất từ 3 thảo dược quý của Hàn Quốc là Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu) được chứng minh mang lại tác dụng bổ sung và cân bằng nội tiết tố hiệu quả gấp 3 lần so với estrogen thông thường. Nhờ đó, cải thiện đáng kể các triệu chứng do suy giảm, mất cân bằng estrogen và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.

Thực tế, từ 400 năm trước, người Hàn Quốc và Trung Quốc đã biết kết hợp 3 loại thảo dược này nhằm giúp duy trì thanh xuân cho nữ giới. Và đến tận ngày nay, sự kết hợp này vẫn phát huy tác dụng cao mà không ghi nhận tác dụng không mong muốn nào.

Bổ sung nội tiết tố cho cơ thể bằng estrogen thảo dược
Bổ sung nội tiết tố cho cơ thể bằng estrogen thảo dược

3.3. Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài gây thiếu máu, cơ thể mệt mỏi vì vậy một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp nâng cao sức khỏe. Ăn uống khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng tâm sinh lý, giúp cho kinh nguyệt ổn định hơn.

Ăn gì khi bị rối loạn kinh nguyệt?

  • Hải sản: Trong các loại hải sản thì cá hồi, cá thu, cá trích… chứa nhiều canxi, axit béo omega 3, omega 6 có thể tăng nội tiết tố cho cơ thể. Đồng thời, lượng lớn canxi cũng được nạp vào cơ thể giúp cải thiện các cơn đau bụng kinh.
  • Gừng: có tác dụng làm ấm bụng, cải thiện lưu thông máu và giảm đau bụng kinh tức thì. Bạn có thể pha một cốc trà gừng hoặc thêm vào các món ăn như một loại gia vị để giảm các triệu chứng khó chịu do rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
  • Trứng: chứa nhiều vitamin B6, D, E, đặc biệt là rất giàu protein giúp giảm cảm giác đau bụng khi trong kỳ kinh.
  • Socola đen: giúp phục hồi lượng máu đã mất nhanh hơn, giúp lưu thông máu tốt hơn.
  • Các loại đậu: chứa rất nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như magie, sắt giúp bổ sung nhanh chóng lượng máu mất đi do hành kinh.
  • Chuối, dứa, kiwi: trong dứa chứa enzim bromelain giúp chống viêm, còn trong kiwi nhiều chất actinidin hỗ trợ tiêu hóa đạm tốt hơn. Ngoài ra, 3 loại quả rất giàu vitamin, kali, sắt… giúp giảm cảm giác khó chịu trong kỳ kinh

Thực phẩm nên kiêng khi bị rối loạn kinh nguyệt

  • Để có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định, chị em nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, nước chè đặc… đồng thời tránh xa đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu, bia và các loại đồ uống có gas.
  • Hạn chế ăn đồ ăn có tính hàn trong những ngày có kinh như cua, ốc, dưa hấu, đồ lạnh… bởi chúng sẽ gây lạnh bụng, tăng các cơn đau bụng kinh.
  • Người bị đau bụng kinh không nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ và cay, nóng vì dễ làm cơn đau trở nên dữ dội hơn.

3.4. Tập thói quen vận động, rèn luyện thể chất

Luyện tập thể dục thể thao hợp lý rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt đối với phái nữ, vận động thể chất giúp giữ cân nặng hợp lý, cơ thể dẻo dai, đồng thời các môn thể thao còn giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng mệt mỏi. Nhờ đó mà kinh nguyệt ổn định hơn. Một số bài tập gợi ý cho bạn như: yoga, đi bộ, đạp xe, cầu lông…

Rối loạn kinh nguyệt có thể khắc phục khi bạn thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống, vận động khoa học kết hợp với bổ sung estrogen thảo dược sẽ giúp cơ thể được điều tiết về trạng thái cân bằng, sinh lý cơ thể sẽ trở về bình thường. Trong trường hợp các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường khác bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở khám phụ khoa uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn. Chúc bạn sức khỏe tốt!

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.