Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
23 Tháng tám 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
321

Rối loạn tiền đình khá phổ biến nhưng các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh dễ nhầm với một số bệnh lý khác nên thường phát hiện khi bệnh đã phát triển. Vậy rối loạn tiền đình có nguy hiểm không và cách phân biệt thế nào sẽ có nội dung dưới đây.

1. Rối loạn tiền đình và nguyên nhân gây bệnh

Những điều cần biết về bệnh rối loạn tiền đình
Những điều cần biết về bệnh rối loạn tiền đình

Hệ thống tiền đình nằm ở phần mê đạo thuộc tai trong, là bộ phận thuộc hệ thần kinh trung ương, tại đây có ba vòng bán khuyên nằm theo ba chiều trong không gian. Hệ thống này có vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các cử động của mắt, đầu, thân mình, tay chân. Rối loạn tiền đình còn gọi là hội chứng tiền đình – một bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo… Rối loạn tiền đình rất hay tái phát và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là do nguyên nhân được liệt kê dưới đây như:

  • Bệnh lý tim mạch như huyết áp thấp, thiếu máu, các bệnh về van tim, suy tim, huyết khối động mạch cảnh…
  • Bệnh thoái hóa cột sống cổ, chèn ép vào hệ thống mạch sống nền cũng làm giảm lượng máu cung cấp cho não.
  • Các bệnh u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm…
  • Chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não.
  • Lão hóa của cơ thể, thoái hóa các tế bào thần kinh trung ương ở người cao tuổi có thể dẫn đến bị suy giảm chức năng một số cơ quan.
  • Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
  • Nếu bị mất máu nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá, nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc…
  • Căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc, lo toan trong cuộc sống…
  • Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa (nóng lạnh đột ngột), ít vận động thể lực hoặc lao động thể lực gắng sức kéo dài…

2. Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý nguy hiểm cần được xử trí sớm
Rối loạn tiền đình là bệnh lý nguy hiểm cần được xử trí sớm

Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Đây là một chứng bệnh rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh nếu không được xử trí kịp thời. Các triệu chứng khởi phát, người bệnh rất dễ bị ngã, nhẹ thì trầy da, chảy máu; nặng có thể gãy chân tay, thậm chí chấn thương sọ não nếu ngã xuống đập vào nền cứng. Nghiêm trọng nhất là đột quỵ do thiếu máu lên não. Dưới đây là một số biến chứng của rối loạn tiền đình thường gặp:

  • Do rối loạn tiền đình mà việc đi lại hàng ngày của người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn, cơ thể mệt mỏi khiến cho sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng. Không những thế, người bệnh cũng vì điều này mà lười vận động từ đó dễ mắc các bệnh lý khác.
  • Xuất hiện thường xuyên các cơn đau đầu gây cản trở đến khả năng tập trung khi làm việc, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
  • Dễ nảy sinh tâm lý bực tức, nóng giận với những người xung quanh.
  • Có thể gặp tai nạn do chóng mặt, hoa mắt khi đang tham gia giao thông.
  • Tăng nguy cơ biến chứng mất thính lực.

3. Nhận biết đúng bệnh rối loạn tiền đình

Như đã nói ở trên, rối loạn tiền đình có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào thời gian phát hiện và cách xử trí. Có thể nhận biết sớm hội chứng tiền đình thông qua các triệu chứng sau:

Các dấu hiệu của rối loạn tiền đình

Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị mắc rối loạn tiền đình
Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị mắc rối loạn tiền đình

Có thể nhận biết rối loạn tiền đình qua các dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Chóng mặt: Người bệnh cảm thấy như bị chao đảo, quay cuồng, khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống, thậm chí không thể đứng lên được. Nguyên nhân của tình trạng này là do dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương hoặc hệ thần kinh của não bộ bị chèn ép. Các dấu hiệu trên sẽ chấm dứt nếu người bệnh được nghỉ ngơi.
  • Mất ngủ, mất ý thức, ngất xỉu do lượng máu lưu thông lên não bị suy giảm, hoặc có thể rối loạn chức năng tim, huyết áp tụt. Các triệu chứng này càng kéo dài càng khiến người bệnh bị mất ý thức.
  • Do bị mất thăng bằng nên người bệnh đi lại khó khăn, luôn cảm thấy lâng lâng, muốn di chuyển được phải bám víu vào người hoặc vật khác mới được. Nguyên nhân gây nên tình trạng ấy là do sự tắc nghẽn tiểu não, toàn bộ tiền đình, mắt và ngoại tháp gây nên.

Tránh nhầm lẫn thiếu máu não với rối loạn tiền đình

Phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não để khắc phục đúng
Phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não để khắc phục đúng

Rất nhiều người bệnh nhầm lẫn rối loạn tiền đình với thiếu máu não vì hai chứng bệnh này có những biểu hiện tương đối giống nhau như chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, nhức đầu,… Tuy nhiên căn nguyên gây bệnh của hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Trong đó bệnh thiếu máu não xảy ra do lượng máu đến nuôi não bị suy giảm, chủ yếu gây ra bởi các bệnh mạn tính như suy thận mạn, bệnh van tim, xơ cứng mạch máu não, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp,… Ngoài ra, các yếu tố như béo phì, thuốc lá, stress, rượu bia, ít vận động,… cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Rối loạn tiền đình có thể hiểu đơn giản là trạng thái mất cân bằng về tư thế nên người bệnh cảm thấy bị chóng mặt, buồn nôn, ù tai, lảo đảo, khó chịu, đi đứng khó khăn. Nên có thể nói thiếu máu não là một trong những yếu tố gây nên chứ không phải là rối loạn tiền đình.

Nếu thấy các dấu hiệu, triệu chứng rối loạn tiền đình xuất hiện có kèm theo các hiện tượng như sốt cao trên 38 độ C, đau nhức đầu đột ngột, giảm hoặc mất thị lực, nói khó, mất thính giác, không thể định hướng không gian hoặc thời gian, mất ý thức, run rẩy chân tay, tê đầu ngón chân, ngón tay, chao đảo, dễ té ngã, nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường, đau tức ngực,… thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay vì đây là cảnh báo các bệnh lý nguy hại cho sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình thì người bệnh nên đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, người bệnh có thể chọn dùng thêm sản phẩm bổ sung giúp tăng lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh an toàn, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả. Sản phẩm người bệnh cần có chứa fursultiamine (tiền vitamin B1), vitamin B2, B6, ginkgo biloba, cao blueberry. Các thành phần này có tác dụng hỗ trợ điều trị và dự dự phòng bệnh rối loạn tiền định, giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình nếu có. Trong đó Ginkgo biloba giúp tăng chức năng tuần hoàn não và chữa trị các bệnh về trí não. Cao blueberry góp phần ổn định huyết áp và duy trì hoạt động bình thường của các dây thần kinh. Chondroitin và tiền vitamin B1, Vitamin B2, B6 có công dụng làm dây thần kinh bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.

Qua những chia sẻ trên đây người bệnh đã có giải đáp cho băn khoăn: rối loạn tiền đình có nguy hiểm không và biết cách phân biệt chứng bệnh này với các bệnh lý có triệu chứng tương tự để phòng tránh bệnh phát triển nặng mới biết.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận