Chớ chủ quan với bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
4 Tháng Một 2022

Lần cập nhật cuối:
11 Tháng Hai 2022

Số lần xem:
928

Trước đây, bệnh loãng xương thường gặp ở người cao tuổi thì hiện nay số người trẻ mắc bệnh lý này cũng gia tăng. Tuy nhiên người trẻ lại thường chủ quan hoặc không nghĩ mắc loãng xương cho đến khi bệnh tiến triển nặng với nhiều biến chứng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi và cách điều trị hiệu quả nhất để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi là như thế nào?
Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi là như thế nào?

1. Loãng xương ở người trẻ tuổi là gì?

Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa xương, làm tổn thương sức mạnh xương và tăng nguy cơ gãy xương. Trước đây bệnh loãng xương thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện nay số người trẻ mắc loãng xương cũng tăng cao. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm thay đổi chất lượng sống, công việc, sự nghiệp của người trẻ tuổi.

2. Nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ tuổi

2.1. Di truyền

Nếu người trẻ có cha mẹ hoặc anh chị em bị loãng xương thì có khả năng cao người trẻ cũng sẽ bị loãng xương. Do gen di truyền là yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát nên với trường hợp loãng xương do di truyền sẽ rất khó phòng ngừa và điều trị dứt điểm.

2.2. Nồng độ estrogen thấp

Nguyên nhân gây loãng xương này xảy ra với nữ giới, do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể bị giảm thấp. Đây là nội tiết tố có tác dụng bảo vệ và duy trì mật độ xương, giúp xương khớp luôn chắc khỏe. Nếu estrogen giảm thấp sẽ khiến xương dần suy yếu và gây ra bệnh loãng xương.

2.3. Chế độ ăn uống không đầy đủ

Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người trẻ. Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hại, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp, thực phẩm nhiều muối,… sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và làm gia tăng nguy cơ mất xương.

2.4. Do tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, thuốc điều trị ung thư, thuốc corticosteroid, thuốc ức chế bơm proton,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất xương và giảm hấp thụ canxi. Thông thường nếu phải sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thêm viên uống bổ sung canxi và vitamin D để phòng ngừa mất xương.

Người trẻ tuổi bị loãng xương do rất nhiều nguyên nhân khách quan
Người trẻ tuổi bị loãng xương do rất nhiều nguyên nhân khách quan

2.5. Do lối sống không lành mạnh

Những người trẻ tuổi có lối sống thiếu khoa học như lười vận động, lạm dụng rượu bia và chất kích thích, ăn uống kiêng khem quá mức và thiếu khoa học, không tập thể dục, thừa cân béo phì,…. có thể là nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ.

2.6. Do ảnh hưởng của bệnh

Nếu người trẻ đang mắc các bệnh lý mãn tính như bệnh về nội tiết, tiểu đường, bệnh thận, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng kém hấp thu,… thì có thể bị loãng xương.

2.7. Ít vận động

Không ít người trẻ phải chịu áp lực rất lớn từ công việc và cuộc sống nên không có thời gian để vận động, tập thể thao. Điều này sẽ tạo cơ hội cho quá trình phá hủy xương diễn ra ngày càng mạnh mẽ và kích hoạt khởi phát các bệnh lý về xương khớp, trong đó có bệnh loãng xương.

2.8. Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Việc tiếp xúc hàng ngày với ánh nắng mặt trời buổi sớm sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng và hỗ trợ hấp thu canxi tối đa. Nên nếu không tắm nắng sẽ có thể bỏ lỡ nguồn vitamin D và tạo cơ hội cho bệnh loãng xương khởi phát.

3. Dấu hiệu nhận biết loãng xương ở người trẻ tuổi

Người bệnh loãng xương dù là độ tuổi nào thì đều có những dấu hiệu, triệu chứng chung như:

  • Đau nhức kéo dài tại cột sống, xương cổ tay, xương cổ chân và xương nhánh dài
  • Đau mỏi lưng và các khớp
  • Dáng đi hơi khòm, gù và không thể giữ thẳng lưng
  • Chiều cao giảm do đốt sống bị sụt lún
  • Đổ mồ hôi khắp người, đôi khi sẽ có cảm giác ớn lạnh
  • Móng chân và móng tay giòn, dễ gãy
  • Túi nướu lợi bị tiêu hủy
  • Mệt mỏi, chán ăn, da xanh xao
Loãng xương ở người trẻ tuổi cần cải thiện sớm tránh cho việc bệnh trở nặng
Loãng xương ở người trẻ tuổi cần cải thiện sớm tránh cho việc bệnh trở nặng

4. Bệnh loãng xương ở người trẻ có nguy hiểm không?

Đa phần mọi người đều chủ quan, không nghĩ bệnh loãng xương quá nguy hiểm. Thực tế bệnh lý này vô cùng nguy hiểm. Với người trẻ, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như khiến người bệnh thường xương đau đớn, mệt mỏi, thậm chí là gãy xương. Do bệnh diễn biến âm thầm, khó phát hiện vì thường không có nhiều triệu chứng đặc biệt. Người bệnh loãng xương sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức kéo dài, đau nghiêm trọng ở các đầu xương hoặc dọc theo các xương dài nhất là vào ban đêm. Bệnh có thể gây ra rối loạn tư thế cột sống, gây nên tình trạng chuột rút do các đốt sống bị xẹp, lún gây gù lưng, cong vẹo cột sống.

Nguy hiểm hơn người trẻ còn có thể gãy xương dù chỉ với những vận động nhẹ hoặc va chạm nhẹ. Vị trí gãy thường gặp là cột sống, xương cổ tay, cổ xương đùi. Gãy xương ở những vị trí này rất khó hồi phục nên nguy cơ tàn phế, tử vong, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

5. Cách điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi

5.1. Dùng thuốc Tây y

Điều trị loãng xương bằng thuốc Tây thường mang lại hiệu quả nhanh. Các loại thuốc thường được chỉ định điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi gồm có:

  • Thuốc Calcitonin
  • Thuốc Bisphosphonates: Alendronate (Fosamax), Ibandronate (Boniva), Estrogen agonists, Risedronate (Actonel, Atelvia)
  • Thuốc kháng thể đơn dòng: Denosumab (Prolia, Xgeva)
  • Thuốc thúc đẩy phát triển xương: Teriparatide (Forteo), Romosozumab (Evenity), Abaloparatide (Tymlos),…

Thành phần dược tính trong các loại thuốc này khi đi vào cơ thể sẽ làm chậm quá trình tiêu hủy xương, giúp cải thiện mật độ xương và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Tuỳ vào độ tuổi và mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp. Người trẻ còn có thể được chỉ định viên uống bổ sung vitamin D và canxi cho cơ thể.

Với những trường hợp loãng xương do thiếu hụt estrogen, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng liệu pháp hormone giúp duy trì nồng độ estrogen ở mức độ ổn định. Trước khi áp dụng thì người bệnh cần được thăm khám và đánh giá kỹ tình trạng bệnh, để tránh được những rủi ro không mong muốn.

Việc dùng thuốc Tây trị loãng xương có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu, đau thực quản, viêm loét dạ dày và gia tăng nguy cơ ung thư vú… nên người bệnh cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ.

Người trẻ tuổi có thể bị loãng xương cần tìm những cách chữa trị phù hợp
Người trẻ tuổi có thể bị loãng xương cần tìm những cách chữa trị phù hợp

5.2. Dùng thuốc Đông y

Thuốc Đông y cũng được dùng để điều trị loãng xương. Các bài thuốc này đều sử dụng các thảo dược tự nhiên nên khá lành tính, an toàn đối với sức khỏe ngay cả khi dùng trong thời gian dài. Tuy nhiên, hiệu quả thường khá chậm nên cần phải kiên trì mới có chuyển biến tốt. Người bệnh loãng xương có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y sau:

Bài thuốc chữa loãng xương thể tỳ hư

  • Nguyên liệu cần có là 12gr phòng sâm, 12gr lá lốt, 12gr thần khúc, 12gr bạch truật, 12gr hậu phác, 10gr cao lương khương, 10gr sa nhân, 10gr sơn tra, 10gr bạch linh, 10gr bán hạ, 10gr trích thảo.
  • Cách làm: Đem các nguyên liệu rửa sạch và sắc với nước rồi dùng để uống.

Bài thuốc chữa loãng xương thể dương hư

  • Nguyên liệu cần có gồm 16gr ngũ gia bì, 16gr nam tục đoạn, 12gr bạch truật, 12gr cam thảo, 12gr khởi tử, 12gr lá lốt, 12gr sơn thù, 6gr quế chi.
  • Cách làm: Kết hợp các dược liệu trên thành 1 thang thuốc. Đem tất cả sắc nước uống. Mỗi ngày dùng một thang thuốc.

Bài thuốc chữa loãng xương thể huyết ứ

  • Nguyên liệu: 20gr tô mộc, 16gr hoàng kỳ, 12gr huyết đằng, 12gr xa tiền, 12gr bạch truật, 12gr xuyên khung, 12gr tục đoạn, 12gr hương phụ tử, 12gr cam thảo, 12gr phòng sân, 10gr uất kim, 10gr trần bì, 10gr ngải diệp, 10gr hồng hoa.
  • Cách làm: Đem rửa sạch nguyên liệu và sắc kỹ với nước rồi chia thành nhiều phần dùng để uống trong ngày.

Bài thuốc chữa loãng xương thể thận âm suy tổn

  • Nguyên liệu: 12gr quy bản khiếm thực, 12gr đương quy, 12gr thục địa, 12gr cam thảo, 12gr khởi tử, 12gr tang thầm, 12gr sơn thù, 12gr hoàng bá, 10gr bạch linh, 10gr ngân hoa, 10gr đại táo.
  • Cách làm: Đem các dược liệu đi rửa sạch rồi sắc lấy nước uống hàng ngày.
Tình trạng loãng xương ở người trẻ tuổi có thể cải thiện nhờ các món ăn
Tình trạng loãng xương ở người trẻ tuổi có thể cải thiện nhờ các món ăn

5.3. Món ăn dân gian điều trị loãng xương ở người trẻ tuổi

Người bệnh có thể chế biến các món ăn giúp điều trị loãng xương bên cạnh điều trị bằng thuốc tây hay thuốc đông y.

Món 1: Món này cần các nguyên liệu

  • 5 con chim sẻ
  • 20g kỷ tử, 60g gạo tẻ
  • 15g đại táo

Cách làm: Chim sẻ làm sạch, bỏ phần nội tạng bên trong và chân rồi cho vào nồi hầm cùng kỷ tử, đại táo, gạo tẻ thành cháo. Nêm gia vị vừa ăn khi cháo chín nhừ.

Món 2: Nguyên liệu cần có là 200g xương sống bò; đẳng sâm, thục địa, thỏ ty tử mỗi vị 10g

Cách làm: Đem xương bò rửa sạch, chặt thành các khúc nhỏ. Cho các vị thuốc vào túi vải buộc chặt và hầm tất cả cho đến khi chín nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn.

6. Biện pháp phòng ngừa loãng xương ở người trẻ tuổi

Để hạn chế tình trạng loãng xương, người trẻ cần chú ý:

  • Cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi. Nhu cầu mỗi lứa tuổi khác nhau như trẻ em dưới 15 tuổi là 600 – 700mg/ngày; với trẻ > 15 tuổi là 1000mg/ngày; ở người lớn là 1200mg/ngày. Nên có thể cung cấp canxi và vitamin D từ bữa ăn hàng ngày hoặc chọn bổ sung từ viên uống có chứa Canxi nano, Vitamin D3, MK7 cùng nhiều dưỡng chất quan trọng tốt cho cơ thể như Mangan, Magie, Silic, Boron, DHA
  • Thường xuyên luyện tập, vận động ngoài trời giúp giữ cho xương chắc khỏe, cơ bắp dẻo dai. Nếu tập luyện vào buổi sáng sớm hoặc chiều sau 5h30 sẽ giúp người trẻ tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời và cung cấp cho cơ thể, giúp hấp thu canxi tối đa.
  • Người trẻ nên hạn chế hoặc tránh không hút thuốc, hạn chế bia rượu và các chất kích thích.
  • Nếu thấy có những dấu hiệu đau nhức, đau mỏi cơ thể, đau bắp tay, chuột rút, ớn lạnh… người trẻ cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.