Bệnh loãng xương thường xảy ra sau tuổi 50 nên ai cũng có thể mắc và thường có biến chứng rồi thì người bệnh mới phát hiện ra. Do đó mà nhiều người bệnh thấy lo lắng, không biết bệnh loãng xương có chữa được không?

1. Bệnh loãng xương có chữa được không?
Bệnh loãng xương tiến triển âm thầm và chỉ phát hiện khi có biến chứng, bệnh không có thuốc đặc trị… nên khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bởi những năm đầu của cuộc đời, xương phát triển rất mạnh đến tuổi dậy thì, khối lượng xương đạt đến giới hạn. Do đó, nếu bị loãng xương, chỉ có mỗi cách cải thiện tình trạng loãng xương chứ không thể làm cho khối lượng được phục hồi nguyên trạng. Các phương pháp điều trị loãng xương thường nhầm vào mục đích ngăn chặn tình trạng hủy xương, ngăn biến chứng, giảm nhẹ tình trạng loãng xương và các triệu chứng của bệnh.
Ngay cả các cách điều trị nếu muốn có hiệu quả cao nhất cũng đòi hỏi người bệnh thăm khám để được điều trị đúng cách, kiên trì điều trị vì một liệu trình điều trị sẽ kéo dài từ 3 – 5 năm. Với các trường hợp nặng, người bệnh có thể mất đến 10 năm mới đạt hiệu quả cải thiện bệnh.
2. Các phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiện nay
2.1. Dùng thuốc Tây y
Trong điều trị loãng xương, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc như trị đau nhức từ nhẹ đến trung bình. Thuốc giảm đau phổ biến như Paracetamol sẽ giúp người bệnh giảm nhanh cảm giác đau đớn, hỗ trợ người bệnh vận động dễ dàng.
Với trường hợp nặng hơn thì thuốc Calcitonine có thể sẽ được chỉ định, sẽ giúp làm dịu cơn đau nhanh và hiệu quả. Thuốc còn có công dụng tiêu xương bằng cách ức chế hoạt động của những tế bào hủy xương.
Các nhóm thuốc Bisphosphonate như Alendronate, Fosamax Plus, dung dịch tiêm Aclasta 5 mg/100 ml…hoặc thuốc kháng thể đơn dòng như Denosumab… sẽ được chỉ định nhờ giúp điều trị loãng xương hiệu quả. Thuốc nhóm Bisphosphonate có tác dụng ức chế quá trình hủy xương và đảm bảo quá trình tạo xương được duy trì. Denosumab có tác dụng kích thích và đẩy nhanh quá trình tạo xương.
Chú ý là trong quá trình sử dụng thuốc điều trị loãng xương, người bệnh cần tránh lạm dụng thuốc chứa Corticosteroides và những thuốc giảm đau kháng viêm khác vì các loại thuốc này sẽ khiến cho bệnh loãng xương trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó người bệnh chỉ dùng thuốc có chỉ định của bác sĩ.

2.2. Ăn uống khoa học
Chế độ ăn cũng góp phần điều trị bệnh hiệu quả. Người bệnh loãng xương cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cho xương khớp. Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương là do thiếu hụt canxi nên người bệnh cần bổ sung nhiều thực phẩm có chứa nhiều canxi như hải sản, rau lá xanh đậm các loại, sữa và các chế phẩm từ sữa…
2.3 Chế độ sinh hoạt hợp lý
Chế độ sinh hoạt hợp lý cũng góp phần điều trị bệnh loãng xương. Người bệnh nhân duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, làm việc, nghỉ ngơi, tập luyện thể thao hàng ngày. Việc tập luyện và vận động ngoài trời giúp cho cơ thể và hệ xương khớp luôn khỏe mạnh. Tập luyện ngoài trời vào buổi sáng sớm hay chiều sau 5h30 sẽ giúp tổng hợp vitamin D từ ánh mặt trời và cung cấp đến 70% nhu cầu vitamin D của cơ thể hàng ngày từ đó giúp hấp thu canxi tối đa từ thực phẩm.
Tuy nhiên do khả năng hấp thu của mỗi người khác nhau nên chế độ ăn có thể chưa đủ cung cấp đủ nhu cầu canxi 1 ngày. Lúc này người bệnh có thể chọn cách bổ sung các dưỡng chất tốt cho cơ thể và sự chắc khỏe của xương từ viên uống. Viên uống này có chứa Canxi nano, Vitamin D3, MK7 và các dưỡng chất như Mangan, Magie, Silic, Boron… Viên uống sẽ cung cấp đủ nhu cầu canxi cho người bệnh và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
3. Ngăn ngừa bệnh loãng xương bằng cách nào?
Cách ngăn ngừa bệnh loãng xương sớm nhất là khi các bà mẹ mang thai, cung cấp đủ cho cả mẹ lẫn thai nhi để trẻ sinh ra đạt chiều cao tối thiểu và xương chắc khỏe.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ 4 nhóm chất và đặc biệt không thể thiếu dưỡng chất cần cho sự phát triển chắc khỏe của xương như canxi, vitamin D, MK7, Mangan…
Nên tránh các thói quen gây ảnh hưởng xấu tới chuyển hóa canxi như uống nhiều rượu, bia, cafe, hút thuốc, ăn kiêng quá mức, thụ động, ít vận động thể lực…
Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh nên chú ý bổ sung canxi, vitamin D, nội tiết tố, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao…
Để phòng bệnh loãng xương, có thể chọn dùng viên uống có chứa canxi nano, vitamin D3 và MK7 để bổ sung nhu cầu canxi cơ thể cần cho xương chắc khỏe. Viên uống còn có nhiều dưỡng chất quan trọng tốt cho cơ thể như Mangan, Magie, Silic, Boron, DHA… Do canxi ở dạng nano nên có khả năng hấp thu cao lên đến 200 lần so với canxi thông thường. Vitamin D3 và Mk7 sẽ giúp đem canxi đặt đúng nơi là cần là xương, tránh được tình trạng dư thừa canxi ở nơi không cần thiết như mạch máu, mô mềm.
Bệnh loãng xương do nhiều nguyên nhân gây ra và thường không có dấu hiệu nhận biết cho đến khi bệnh đã phát triển nặng. Do đó điều trị cần nhiều thời gian, sự kiên trì của người bệnh và cũng tốn kém nên người bệnh không nên sốt ruột và lo lắng quá khi thấy bệnh cải thiện chậm. Và để không mắc loãng xương trong tương lai thì ngay từ còn trẻ hãy có thói quen dự phòng thật tốt.
Bài viết liên quan: Uống sữa có gây loãng xương hay không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn