Tại sao bé ăn nhiều rau nhưng vẫn bị táo bón?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
15 Tháng bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1103

Thông thường nguyên nhân gây táo bón ở trẻ do chế độ ăn uống mất cân đối, bé có xu hướng thích ăn thịt cá, đồ chiên rán,… thay vì ăn rau củ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bé ăn nhiều rau xanh nhưng vẫn bị táo bón. Vậy nguyên nhân là do đâu, cha mẹ làm gì để khắc phục tình trạng này?

1. Trẻ ăn nhiều rau vẫn táo bón, vì sao?

Nguyên nhân trẻ ăn nhiều rau nhưng vẫn bị táo bón có thể do bổ sung chất xơ sai cách hoặc bắt nguồn từ chế độ sinh hoạt không khoa học, cụ thể:

1.1. Trẻ ăn nhiều rau vẫn táo bón do bổ sung sai cách

Bổ sung chất xơ sai cách nên dù trẻ ăn nhiều rau vẫn sẽ bị táo bón
Bổ sung chất xơ sai cách nên dù trẻ ăn nhiều rau vẫn sẽ bị táo bón

Tăng lượng rau xanh trong thực đơn của trẻ để bổ sung chất xơ là điều nên làm. Thế nhưng mẹ đã cho trẻ ăn rau đúng cách để đạt hiệu quả chưa? bởi nhiều phụ huynh có thói quen ninh nhừ rau củ quả để bé dễ ăn hơn. Điều này vô tình khiến lượng chất xơ và vitamin có trong rau củ quả bị giảm đáng kể, dẫn tới trẻ vẫn bị táo bón như thường. 

Ngoài ra, một số trường hợp trẻ không ăn rau nên ba mẹ thường xay rau củ và lọc lấy nước cho bé uống, cách này làm thất thoát lượng chất xơ rất lớn, khiến trẻ không nhận đủ chất xơ cần thiết và vẫn bị táo bón.

1.2. Nguyên nhân do sữa

Sữa là thức uống bổ sung rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Thế nhưng không phải loại sữa nào cũng phù hợp với trẻ, nhất là khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện thì việc sử dụng những loại sữa cao năng lượng, sữa công thức sẽ gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dẫn tới táo bón.

Bên cạnh đó, việc pha sữa không đúng với tỷ lệ của nhà sản xuất hoặc đơn giản hơn là khi đổi loại sữa mới cũng có thể dẫn đến táo bón mặc dù bé ăn nhiều rau.

1.3. Bé uống nước quá ít

Do bé uống nước quá ít nên dù có ăn nhiều rau thì bé vẫn có thể bị táo bón
Do bé uống nước quá ít nên dù có ăn nhiều rau thì bé vẫn có thể bị táo bón

Chất xơ có trong rau củ sẽ giúp tạo nên các khối phân, và chất xơ có trong phân sẽ hấp thụ nước từ môi trường xung quanh khiến cho phân trở nên mềm hơn và dễ dàng đào thải ra bên ngoài, từ đó giúp cải thiện tình trạng táo bón. 

Tuy nhiên nhiều trường hợp bé ăn nhiều rau xanh nhưng lại uống rất ít nước sẽ không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Từ đó, khiến phân trở nên khô cứng do không được hấp thu đủ nước, dẫn đến táo bón ở trẻ.

1.4. Bé đang bị bệnh

Trẻ bị bệnh cảm cúm, sốt, mọc răng,… làm thay đổi khẩu vị, ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ và có thể dẫn tới táo bón.

Ngoài ra, một số ít trường hợp trẻ bị táo bón mạn tính do phẫu thuật ruột, hậu môn hoặc trực tràng. Trẻ bị bại não hoặc các rối loạn thần kinh khác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng bài tiết của trẻ.

1.5. Bé không dám đi vệ sinh

Bé sợ đi vệ sinh cũng là nguyên do dù ăn nhiều rau vẫn bị táo bón
Bé sợ đi vệ sinh cũng là nguyên do dù ăn nhiều rau vẫn bị táo bón

Các khảo sát gần đây đã chỉ ra, trẻ nhỏ thường có xu hướng mải chơi mà quên việc đại tiện, dẫn đến việc phân bị tích tụ ở đại tràng. Lúc này, nước sẽ bị hấp thụ ngược trở lại khiến phân trở nên khô, cứng, gây khó khăn khi đi đại tiện.

Bên cạnh đó, táo bón khiến trẻ chịu nhiều đau đớn mỗi lần đi vệ sinh. Điều này đã tạo nên tâm lý sợ hãi đi vệ sinh ở trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ càng nhịn thì phân càng tích tụ lâu, dẫn đến việc đi tiêu khó khăn và đau đớn hơn.

1.6. Lười vận động thể chất

Sự phát triển của công nghệ khiến trẻ dễ bị “nghiện” các thiết bị điện tử và có thể ngồi lì hàng tiếng đồng hồ để xem ti vi, sử dụng điện thoại hay máy tính bảng. Việc bé ngồi lâu một chỗ, lười vận động khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, quá trình đào thải phân bị trì trệ và tích tụ tại ruột già , gây ra tình trạng trẻ táo bón dù đã ăn nhiều rau xanh. Mặt khác, việc say mê điện thoại khiến trẻ quên mất việc đại tiện, khiến tình trạng táo bón càng nặng hơn.

1.7. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ

Trẻ ăn nhiều rau nhưng lại bị táo bón do sử dụng các sản phẩm hỗ trợ khác
Trẻ ăn nhiều rau nhưng lại bị táo bón do sử dụng các sản phẩm hỗ trợ khác

Trẻ sử dụng một số sản phẩm bổ sung sắt, canxi,… có thể gây nóng trong và dẫn tới táo bón ở trẻ kể cả khi ăn nhiều rau. Đây là hiện tượng bình thường nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, ba mẹ hãy lựa chọn những sản phẩm bổ sung sắt và canxi hữu cơ cho con, đồng thời nên cho bé ăn các thực phẩm giàu vitamin c sẽ giúp tăng hấp thu và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

2. Cách khắc phục táo bón ở trẻ

Nếu bé ăn nhiều rau nhưng vẫn bị táo bón thì mẹ có thể khắc phục bằng cách thay đổi lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của bé như:

2.1. Bổ sung đầy đủ nước cho trẻ

Cách khắc phục tốt nhất là uống đủ nước song song với ăn rau giúp giảm táo bón cho trẻ
Cách khắc phục tốt nhất là uống đủ nước song song với ăn rau giúp giảm táo bón cho trẻ

Trẻ lười uống nước cũng là một trong những yếu tố khiến trẻ bị táo bón dù ăn nhiều rau. Chính vì thế, cha mẹ hãy nhắc con uống nước thường xuyên, đồng thời tập cho bé thói quen uống nước đều đặn. Ngoài nước sôi để nguội, mẹ có thể cho bé uống nước ép trái cây và uống thêm nước canh trong bữa ăn, vừa giúp bổ sung vitamin cho cơ thể vừa cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. 

2.2. Chế độ dinh dưỡng

Khẩu phần ăn của bé cần cân đối các chất dinh dưỡng, tránh cho bé ăn quá nhiều đạm từ động vật gây quá tải cho tiêu hóa. Bên cạnh đó, mẹ nên tích cực cho bé ăn các loại rau xanh như khoai lang, rau dền, mồng tơi,… và hoa quả như chuối chín, bưởi cam đu đủ… Bổ sung thêm chất xơ prebiotics và lợi khuẩn probiotics từ các nguồn bên ngoài như men vi sinh từ Kim chi Hàn Quốc giúp hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng, kích thích hấp thụ chất dinh dưỡng.

2.3. Sử dụng loại sữa phù hợp

Cho bé uống sữa phù hợp giúp khắc phục táo bón dù đã ăn nhiều rau
Cho bé uống sữa phù hợp giúp khắc phục táo bón dù đã ăn nhiều rau

Với những trẻ bị táo bón do sử dụng sữa ngoài thì ba mẹ nên đổi sang loại sữa khác. Tốt nhất mẹ nên chọn sữa chứa đạm thủy phân và chất xơ prebiotics FOS/GOS dễ tiêu hóa. Mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để thay đổi loại sữa ngoài phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ.

2.4. Khuyến khích bé vận động nhiều hơn

Các hoạt động thể chất có tác dụng kích thích nhu động ruột co bóp để đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Vì vậy, ba mẹ nên khuyến khích bé tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời, tập thể dục, chơi thể thao… để hỗ trợ quá trình tiêu hóa việc tiêu hóa của trẻ sẽ diễn ra thuận lợi hơn và tránh được nguy cơ trẻ bị táo bón hiệu quả.

Hi vọng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp các bậc phụ huynh giải thích nguyên nhân bé ăn nhiều rau nhưng vẫn bị táo bón, từ đó có phương pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.