Bán trật khớp vai sau đột quỵ: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
26 Tháng chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
345

Bán trật khớp vai sau đột quỵ có thể là một tình trạng đau và hạn chế làm suy giảm khả năng vận động của cánh tay bạn. Để giúp bạn giảm đau và cải thiện khả năng vận động, bài viết này sẽ thảo luận về nguyên nhân và phương pháp điều trị chứng tràn dịch khớp vai sau đột quỵ.

Tìm hiểu thông tin về hiện tượng bán trật khớp vai sau đột quỵ
Tìm hiểu thông tin về hiện tượng bán trật khớp vai sau đột quỵ

1. Bán trật khớp vai là gì?

Bán trật khớp vai (hay khớp ổ chảo cánh tay) khi chỏm xương cánh tay bị trật một phần khỏi trung tâm ổ chảo xương vai; hậu quả làm yếu nhóm cơ chóp xoay tại khớp vai hoặc xuất hiện tình trạng sưng viêm tại khớp vai.

Bán trật khớp vai có thể xảy ra ở một trong ba hướng: Trật ra trước, trật ra sau, và trật xuống dưới. Bán trật khớp vai khác với trật khớp vai ở điểm đầu trên xương cánh tay có thể bị bật lại vào trong ổ chảo. Bán trật vai ra trước thường phổ biến hơn cả, xảy ra khi cánh tay bị kéo giãn ra quá mức.

2. Nguyên nhân bán trật khớp vai ở bệnh nhân đột quỵ

Ở giai đoạn liệt mềm sau đột quỵ bệnh nhân sẽ có tình trạng yếu gân cơ và dây chằng xung quanh khớp vai, đặc biệt là nhóm gân cơ trên gai chịu trách nhiệm cho sự thẳng trục của khớp vai. Khi các tổ chức này suy yếu sẽ làm cho khớp vai có nguy cơ bị bán trật.

Do bệnh nhân không được kê đặt tư thế đúng khi nằm trên giường. Ở tư thế nằm nghiêng sang bên liệt phần khớp vai bị đè lâu bởi trọng lượng cơ thể dẫn đến tình trạng bán trật khớp vai.

Khi bệnh nhân tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc tập đứng trọng lực của tay bên liệt kéo liên tục vào khớp vai cộng thêm sự suy yếu của cơ và dây chằng, dẫn đến chỏm xương cánh tay dần di chuyển ra khỏi vị trí ổ chảo.

Do quá trình chăm sóc của người nhà thô bạo, chưa đúng cách cũng có thể dẫn đến tình trạng tổn thương và bán trật khớp vai bên liệt.

Hiểu rõ về nguyên nhân và dấu hiệu bán trật khớp vai sau đột quỵ
Hiểu rõ về nguyên nhân và dấu hiệu bán trật khớp vai sau đột quỵ

3. Nhận biết dấu hiệu bán trật khớp vai

Bán trật khớp vai khó xác định hơn là trật khớp hoàn toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khớp vai bị trật một phần có thể nhìn thấy dưới da.

Người bệnh có thể cảm thấy đầu khớp di chuyển ra vào trong ổ vai, hạn chế vận động và có thể gây đau. Cụ thể:

  • Khớp vai bị biến dạng hoặc trật ra khỏi vị trí ban đầu;
  • Sưng, đau;
  • Tê hoặc ngứa ran ở cánh tay;
  • Khó cử động khớp.

Ngoài ra, có thể nhận thấy tiếng nhấp vai trong các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến việc nâng cao cánh tay.

4. Cách phòng ngừa và điều trị bán trật khớp vai ở bệnh nhân đột quỵ

Phòng ngừa và điều trị bán trật khớp vai sau khi bị đột quỵ
Phòng ngừa và điều trị bán trật khớp vai sau khi bị đột quỵ

Điều trị bán trật khớp vai ở bệnh nhân đột quỵ bằng các biện pháp sau:

  • Dùng đai, nẹp hỗ trợ: Các thiết bị hỗ trợ truyền thống, dưới dạng đai hay nẹp đã được sử dụng để kiểm soát bán trật khớp vai sau tai biến; mục đích là để nâng đỡ trọng lượng của cánh tay do đó ngăn ngừa/ giảm thiểu sự kéo xuống dưới (trọng lực) của xương cánh tay, và giảm căng trên bao khớp.
  • Kích thích điện xung: Kích thích điện xung đã được chứng minh mang lại sự cải thiện các cơn đau trong bán trật khớp vai, kích thích mạnh nhóm cơ quanh vai.
  • Siêu âm trị liệu: Tác dụng làm tăng hấp thu dịch nề, tăng trao đổi chất, tăng dinh dưỡng và tái sinh tổ chức, tác dụng trực tiếp lên cảm thụ thần kinh giảm đau giãn cơ, cải thiện thần kinh trong bệnh lý khớp vai.
  • Laser trị liệu: Tác động mạnh lên mô cơ thể với tác dụng giảm đau, giãn cơ, chống viêm, nhiệt ấm gây giãn mạch. Kết quả là, tưới máu tăng lên, lượng oxy lớn hơn được đưa đến mô và nhiều chất chuyển hóa được tái hấp thu tăng cường tuần hoàn chi trên và khớp vai.
  • Xoa bóp trị liệu: Xoa bóp vùng vai và chi bị yếu, cải thiện dinh dưỡng cho cơ và khớp vùng vai, làm các cơ vùng vai được săn chắc, tránh teo cơ nhão cơ.
  • Vận động trị liệu: Tăng cường vận động khớp vai (xoay, dạng, khép, gấp, kéo giãn) từng bước tăng biên độ vận động khớp vai hướng về phía bình thường. Cần đánh giá lại định kỳ để có những thay đổi cần thiết trong chế độ tập luyện.
  • Xung kích trị liệu: Chỉ đặt ra khi cứng khớp vai, khó cử động nhất là giai đoạn di chứng liệt.

Người bệnh liệt nặng có nguy cơ bị bán trật khớp vai, các can thiệp gồm: Hướng dẫn cho bệnh nhân/người chăm sóc về cách cầm nắm di chuyển và đặt tư thế đúng cho tay bị tổn thương; kích thích điện xung cho cơ trên gai và cơ delta. Với những người bệnh đã bị bán trật khớp vai, can thiệp có thể bao gồm một dụng cụ nâng đỡ vai và các kỹ thuật cầm nắm để ngăn ngừa bán trật thêm.

Bệnh nhân nên đến bệnh viện để được khám, đánh giá, tiên lượng đột quỵ nói chung và bán trật khớp vai nói riêng để có chỉ định các thủ thuật, máy trị liệu thích hợp.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời