Phòng và điều trị bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
9 Tháng Bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1212

Bà bầu bị táo bón trong thai kỳ là tình trạng nhiều chị em gặp phải trong đó có nhiều trường hợp bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu. Tuy nhiên nếu biết cách sẽ giúp bà bầu cải thiện và phòng táo bón hiệu quả.

1. Vì sao thai phụ dễ bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu?

Những nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu
Những nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu

Do sự thay đổi nội tiết tố

Khi mới mang thai, cơ thể sẽ tiết ra nhiều các hormone thai kỳ nhất là progesterone Việc này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột và quá trình đẩy chất thải ra ngoài. Do đó, nhiều bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu thai kỳ này.

Ít vận động

Trong giai đoạn mang thai đầu, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi nên bà bầu đều đi lại nhẹ nhàng, hạn chế vận động nhưng việc này lại có thể là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Nhiều bà bầu bị ốm nghén nên khó ăn hoặc chỉ ăn được một số món yêu thích. Việc này hạn chế sự đa dạng của thực phẩm mà bà bầu cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, chất xơ. Thiếu chất xơ khiến nhu động ruột kém hoạt động và khó đẩy chất thải ra ngoài.

Bổ sung vi chất không đúng cách

Trong 3 tháng đầu bà bầu thường bổ sung sắt và canxi theo dạng viên uống. Muốn hấp thụ được 2 loại thuốc bổ này, bà bầu cần uống một lượng nước lớn. Nếu không được hấp thụ hết, lượng sắt và canxi này sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường đại tiện dẫn đến chứng táo bón.

2. Triệu chứng táo bón khi mang bầu 3 tháng đầu

Dấu hiệu nhận biết bà bầu 3 tháng đầu bị táo bón
Dấu hiệu nhận biết bà bầu 3 tháng đầu bị táo bón

Các bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu thường thấy có những biểu hiện sau:

  • Khó đi ngoài, phải ngồi lâu trong nhà vệ sinh và phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài.
  • Khối phân khô, cứng, bề mặt sần sùi
  • Phân có thể đóng thành nhiều cục nhỏ hoặc tạo thành một khối to và có thể lẫn chất nhầy.
  • Một số trường hợp, bà bầu đi ngoài ít phân hơn bình thường.
  • Bà bầu có thể thấy đau bụng, chuột rút ở bụng.
  • Có thể đau và chảy máu ở hậu môn mỗi khi đi ngoài do niêm mạc ống hậu môn bị tổn thương khi khối phân to cứng đi qua.
  • Bà bầu có thể thấy có các triệu chứng khác như chán ăn, buồn nôn, chướng bụng.

3. Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Có thai 3 tháng đầu bị táo bón có nguy hiểm không?
Có thai 3 tháng đầu bị táo bón có nguy hiểm không?

Táo bón không ảnh hưởng đến tính mạng với người mắc và với bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu. Tình trạng này có thể được cải thiện sau 3 tháng đầu hay gọi là thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên nhưng cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bà bầu không cải thiện đúng cách.

Bà bầu bị táo bón không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày của bà bầu. Táo bón kéo dài và trở nên nghiêm trọng ở bà bầu có thể là nguyên nhân dẫn đến đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai thậm chí là sảy thai… Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, gây ra các cơn đau bụng, khó chịu, đại tiện ra máu, đau rát hậu môn…. Bà bầu bị táo bón thời gian dài khiến bà bầu chán nản, không muốn ăn, mệt mỏi… đều là những triệu chứng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Táo bón khi mang thai 3 tháng đầu nếu không được điều trị triệt để và kịp thời còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Khi đại tiện, nếu bà bầu cố rặn phân ra ngoài có thể tác động dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
  • Phân bị tích tụ trong ruột lâu sẽ khiến các chất độc như phenol, indol, amoniac… bị hấp thụ ngược lại cơ thể.
  • Gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng, dễ cáu gắt.
  • Thai bị suy dinh dưỡng hoặc giảm sức đề kháng.

4. Làm thế nào để điều trị cho bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu?

4.1. Cách chữa trị táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu tại nhà an toàn

Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn

Bổ sung nhiều chất xơ là cách trị táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu hiệu quả nhất
Bổ sung nhiều chất xơ là cách trị táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu hiệu quả nhất

 Chế độ ăn của bà bầu không chỉ cần đủ chất dinh dưỡng mà còn thêm nhiều chất xơ – thành phần hữu hiệu giúp đẩy lùi tình trạng táo bón trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa nhờ tác dụng giúp làm tăng trọng lượng phân, giữ nước trong đường ruột để làm mềm phân và kích thích nhu động ruột co bóp để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng. Một ngày bà bầu cần 28 – 34gr chất xơ và có thể bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch .. đều là những thực phẩm giàu chất xơ giúp chống táo bón cho bà bầu.

Uống nhiều nước

Nước cần cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể và giúp làm mềm phân, dễ dàng đi ngoài. Ngoài tác dụng chống táo bón, nước còn giúp đào thải độc tố, duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng và giúp tạo ối để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Để cơ thể không thiếu nước, bà bầu nên uống từ 8 – 10 ly nước to, khoảng 2,5 – 3l nước và chia uống đều trong ngày chứ không nên uống quá nhiều cùng một lúc. Ngoài nước lọc thì bà bầu có thể uống nước ép trái cây, trà thảo mộc hay nước canh, nước luộc rau củ để cung cấp nước cho cơ thể.

Ngâm mình trong bồn nước ấm

 Ngâm mình trong bồn nước ấm không chỉ giúp thư giãn, giúp bà bầu ngủ ngon mà còn giúp kích thích lưu thông máu trong cơ thể, xoa dịu cảm giác khó chịu trong bụng, ngăn ngừa chuột rút ở bụng, đồng thời tăng cường nhu động ruột co bóp để đẩy phân ra ngoài, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai.

Tập thể dục đều đặn

Bà bầu 3 tháng đầu nên tập thể dục đều đặn hàng ngày để cải thiện tình trạng táo bón
Bà bầu 3 tháng đầu nên tập thể dục đều đặn hàng ngày để cải thiện tình trạng táo bón

 Nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu là do ít vận động. Do đó để cải thiện tình trạng này bà bầu cũng nên duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày. Vận động hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón, giúp bà bầu kiểm soát tốt cân nặng, giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông khí huyết và sinh nở dễ dàng hơn. Bà bầu có thể chọn tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội… tập từ 20 – 30 phút/ngày. Nên tránh tập luyện quá sức gây mệt mỏi và làm tăng nguy cơ bị động thai.

Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu

 Bà bầu có thể áp dụng một số mẹo hay bài thuốc dân gian như dùng mật ong và mè đen, uống trà hoa cúc hoặc dùng rau diếp cá, quả sung… Đây đều là những bài thuốc lành tính, có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy tiêu hóa, phòng chống táo bón cho người mới mang thai.

Bổ sung Probiotics

 Bổ sung lợi khuẩn để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Lợi khuẩn có nhiều trong sữa chua sẽ giúp phòng chống táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu. Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu nên ăn 1 – 2 hộp sữa chua/ ngày để bổ sung Probiotics cho cơ thể để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón cho bà bầu, kích thích quá trình đi tiêu được đều đặn, dễ dàng.

4.2. Sử dụng thuốc điều trị cho bà bầu 3 tháng đầu bị táo bón

Bà bầu 3 tháng đầu bị táo bón có thể sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng này
Bà bầu 3 tháng đầu bị táo bón có thể sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng này

Nhiều trường hợp có thai 3 tháng đầu bị táo bón nếu điều trị tại nhà không hiệu quả có thể phải dùng thuốc. Các loại thuốc nhuận tràng thường được sử dụng nhưng với bà bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu thì không được sử dụng vì thuốc có thể kích thích tạo ra các cơn co thắt tử cung khiến cho mẹ bầu bị động thai, sảy thai.
Dưới đây là một số loại thuốc được lựa chọn để điều trị táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu:

  • Thuốc nhuận tràng tạo khối: Loại thuốc này giúp bổ sung thêm chất xơ làm tăng khối lượng phân, đồng thời tạo điều kiện cho phân hấp thụ được nhiều nước hơn nên bớt khô cứng, dễ dàng được đào thải ra ngoài. Thuốc nhuận tràng tạo khối thường được sử dụng là Psyllium hay Methylcellulose. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón chỉ nên dùng thuốc với liều lượng thấp và cần uống nhiều nước khi sử dụng.
  • Thuốc nhuận tràng làm mềm phân: Ocusate (Colace) là loại thuốc làm mềm phân được chỉ định phổ biến nhất cho bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu. Thuốc có tác dụng làm mềm phân, giúp cho việc đi cầu dễ dàng hơn bằng cách bổ sung nước vào phân.
  • Thuốc nhuận tràng bôi trơn: Loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng viên đạn đặt vào trong hậu môn, phổ biến nhất là Glycerin. Khối phân sẽ được bao phủ một lớp bôi trơn để di chuyển dễ dàng qua ống hậu môn sau khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Có tác dụng làm tăng khả năng thẩm thấu nước vào trong ruột để phân được làm mềm và kích thích các cơ trơn trong ruột co bóp nhiều hơn để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp phân di chuyển nhanh hơn. Magie hydroxit hay Polyethylene glycol là thuốc thường được sử dụng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đầy hơi, chuột rút cơ bụng. Do đó bà bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.

5. Biện pháp phòng tránh bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu

Cách phòng ngừa hiệu quả cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị táo bón
Cách phòng ngừa hiệu quả cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị táo bón

Bà bầu có thể phòng tránh táo bón khi mang thai 3 tháng đầu nhờ những thói quen, lưu ý dưới đây:

  • Uống đủ 2,5 – 3l nước/ngày để cơ thể dễ đào thải chất độc ra ngoài.
  • Không nên dùng loại đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu, trà….
  • Bổ sung đầy đủ probiotic và prebiotic hỗ trợ lên men ở ruột già, bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung đủ chất xơ.
  • Ngừng sử dụng dầu khoáng, đồ ăn nhuận tràng, các loại thuốc.
  • Tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng để đảm bảo cơ thể dẻo dai.
  • Sử dụng thuốc bổ đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chia nhỏ viên sắt, canxi để uống nhiều lần và uống với  nhiều nước.
  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày, đảm bảo hậu môn sạch sẽ.

Với những thông tin về vấn đề bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu sẽ giúp chị em biết cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất vấn đề phiền toái này. Nếu áp dụng những cách trên không đạt hiệu quả hãy đến gặp bác sĩ để có lời khuyên hữu ích.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.