4 nhóm thuốc giảm béo

Đăng bởi:

Ngày đăng:
24 Tháng Một 2012

Lần cập nhật cuối:
1 Tháng Bảy 2021

Số lần xem:
20206

Hiện nay có nhiều loại thuốc giảm béo khác nhau. Dùng thuốc để giảm cân vẫn cần phối hợp với các biện pháp khác như hạn chế ăn, vận động,…

thuoc-giam-beo-bung (500 x 350)

Tùy loại thuốc giảm béo, những người uống thuốc giảm béo có thể sẽ không cảm thấy đói hay là bị cảm giác no cho dù chỉ ăn có một chút ít. Có loại thuốc chỉ hạn chế quá trình hấp thu lipid qua đường tiêu hóa. Có thể chia làm bốn nhóm và đều có tác dụng phụ, cần phải thận trọng khi dùng. Giáo sư Hoàng Tích Huyền, Giám đóc Trung tâm Theo dõi tác hại của thuốc (Bộ Y tế) cho biết, hiện Tổ chức Y tế thế giới mới chính thức công nhận hai loại thuốc chữa béo phì, đó là Sibutramine và Orlistat. Giáo sư Hoàng Tích Huyền khuyến cáo nên hết sức thận trọng với nhiều loại thuốc được quảng cáo là có tác dụng giảm cân hiện có trên thị trường nêu không muốn tiền mất tật mang.

Nhóm gây cảm giác no

Chứa các chất như: Gôm sterculia, methycellulose khi uống vào không hấp thụ mà chỉ hút nước trương nở làm đầy bụng, do đó làm giảm cảm giác đói; người dùng thuốc không muốn ăn nữa. Tác dụng phụ: Chướng bụng, đầy hơi. Chống chỉ định: Chứng hẹp đường tiêu hóa, chứng to kết tràng, (biệt dược: Coréine, Descorpa, Pseudo-phage). Sibutramin (biệt dược Redutill) gây cảm giác ăn no và tăng sinh nhiệt, theo cơ chế thần kinh bằng cách ức chế sự tái hấp thu serotonin và noradrenalin ở các đầu dây thần kinh. Tuy nhiên thuốc không gây nghiện (do không gây khoái cảm giống như amphetamin), không gây tăng huyết áp động mạch phổi; không hại van tim, không gây chán ăn kiểu không muốn ăn dù bụng trống. Tác dụng phụ: Tăng nhẹ huyết áp và mạch, nhức đầu, khô miệng, táo bón mất ngủ. Thuốc nên dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Nhóm gia tăng biến dưỡng

Lipolysin F chứa nội tiết tố tuyến giáp nhằm gia tăng biến chứng ở tế bào. Thuốc chỉ công hiệu trong trường hợp béo phì do thiếu Thyroxin và sử dụng thật cẩn thận do có nguy cơ gây ức chế chức năng tuyến giáp, hại tim (do tăng nhịp tim). Có khi thuốc lợi tiểu được dùng trong trường hợp có phù thũng, phải dùng thận trọng vì có thể gây mất cân bằng nước và chất điện giải trầm trọng. Đặc biệt thuốc làm tăng đường huyết sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường hoặc có bệnh sẵn sẽ làm bệnh xấu đi. Hiện nay, thuốc chứa I – carnitin (một dẫn chất được tạo thành từ một acid amin có tên lysin) được cho là làm giảm cân nhưng thực chất đây chỉ là chất phụ tự chuyển hóa chất béo giúp ôxy hóa axit béo trong tế bào để tạo năng lượng. Tác dụng phụ: Đầy bụng, rối loạn tiêu hóa do rối loạn hấp thu mỡ khi dùng thuốc. Lưu ý: Rối loạn sự hấp thu các vitamin tan dần trong dầu (viatmin A, D, E, K có khi phải bổ sung), giảm hấp thụ thuốc tránh thai nếu uống chung.

Nhóm thuốc giảm béo gây chán ăn

Amphetamin hoặc các dẫn chất tương tự Amphetamin: Benzedrine, Phenamin, Mirap pontn, Ponderal, Adifax. Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương (vùng dưới đồi Hypothalamus) gây kích thích (làm cho khó ngủ) làm giảm cảm giác đói. Người dùng thuốc ăn mất ngon, do ăn không được và có thể ngủ không được nên dễ sút cân. Thuốc gây trạng thái kích thích và làm cho chán ăn vì làm cho hệ thần kinh sinh ra chất sinh học dẫn truyền thần kinh nhiều hơn, như làm tăng noradrenalin (Phentermin), serotonin (Fluoxetin, Dexfenlfuramin). Thuốc loại này có thể nguy hiểm vì gây nghiện. Người nghiện ma túy thường kết hợp dùng thêm thuốc kích thích này, cũng như người nghiện thuốc gây chán ăn sẽ dẫn đến sử dụng luôn ma túy. Hoặc có tâm trạng chán nản khi thôi dùng thuốc (có xu hướng tự tử). Các loại thuốc này chống chỉ định: Bệnh tim mạch, cao huyết áp, glucôm khép góc. Thuốc được bác sĩ chỉ định dùng trong thời gian ngắn (không dùng thuốc quá bốn tuần), đối với béo phì thuộc loại trung bình hoặc nặng và khi chế độ ăn kiêng áp dụng không có hiệu quả. Việc dùng thuốc không được theo dõi kỹ tại bệnh viện.

Nhóm thuốc giảm béo gây ức chế hấp thu mỡ

Xenical (Orlistat) đã được đưa vào thị trường Việt Nam vào tháng 4 năm 2003. Nó có tác dụng ngăn cản sự hấp thu khoảng 30% trọng lượng chất béo ăn vào. Phần dầu mỡ không được hấp thu sẽ bị tống theo phân ra ngoài. Đó cũng là nguyên nhân chính gây ra các tác dụng phụ cho người dùng thuốc như đi tiêu ra “phân mỡ”, đầy hơi, hay đi trung tiện, mót đi đại tiện. Theo bác sĩ Fernstrom, những tác dụng phụ này sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng cũng có thể trở nên tệ hơn nếu người uống thuốc “quên đi” và ăn quá nhiều dầu mỡ. Trong một công trình nghiên cứu, các bệnh nhân béo phì uống Xenical vừa theo một chế độ ăn giảm năng lượng đã giảm được 6kg trong một năm; trong khi với những người ăn kiêng mà không dùng thuốc thì chỉ giảm đc 2,6kg trong cùng thời gian. Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ khuyến cáo những người dùng thuốc Xenical cần uống mỗi ngày một liều thuốc bổ chứa các sinh tố tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K, beta carotene. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa (như hội chứng đại tràng dễ kích thích, kém hấp thu không nên dùng Xenical). Đây là thuốc không hấp thu, không tác động lên hệ thần kinh trung ương mà chỉ ức chế hoạt tích của lipase ở ruột, vì vậy, sẽ làm giảm hấp thu chất béo từ ruột vào máu. Dịch tụy có chứa lipase, lipase hoạt động sẽ hủy chất béo thành các chất đơn giản hơn và các chất đơn giản này được hấp thu qua niêm mạc ruột để vào máu và tái tạo chất béo. Khi dùng Orlistat, Orlustat kết dính với lipase làm cho lipase hết hoạt động. Orlistat chỉ làm giảm sự hấp thu chất béo vào khoảng 30% so với chất béo ăn hàng ngày. Vì vậy, đây được xem là nhóm thuốc giảm tích lũy năng lượng, cần kết hợp với chế độ ăn ít calo.  

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời