34 triệu chứng tiền mãn kinh chị em có thể gặp phải

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
10 Tháng Ba 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
4544

Việc nắm được các triệu chứng tiền mãn kinh sẽ giúp chị em có cách khắc phục hiệu quả để không bị ảnh hưởng đến cuộc sống. Cùng tìm hiểu 34 triệu chứng tiền mãn kinh trong nội dung sau nhé.

1. 34 triệu chứng tiền mãn kinh chị em dễ gặp

1.9. Rối loạn hoảng sợ

Chị em có cảm giác sợ hãi, hơi thở nông, dễ giật mình, hoảng sợ ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.

1.10. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Do nồng độ estrogen thấp mà vi khuẩn có hại dễ xâm nhập và gây hại cho đường tiết niệu. Nên chị em có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong độ tuổi tiền mãn kinh.

1.11. Đầy hơi

Hệ tiêu hóa cũng có thể bị ảnh hưởng ở giai đoạn tiền mãn kinh, chị em có thể thấy đầy hơi.

1.12. Rụng tóc

Estrogen thấp cũng có thể gây ra tình trạng rụng tóc. Các nang tóc cần estrogen để phát triển và khỏe mạnh nên khi estrogen suy giảm sẽ khiến tóc khô xơ, dễ gãy và rụng nhiều hơn.

1.13. Rối loạn giấc ngủ

Chị em tiền mãn kinh có thể gặp tình trạng khó ngủ, trằn trọc, giấc ngủ ngắn, ngủ không sâu… Nguyên nhân là do Estrogen có tham gia tác động vào hệ thần kinh giúp chị em giữ cảm xúc ổn định và ngủ ngon hơn. Khi thiếu hụt estrogen sẽ gây nên sự thay đổi trong giấc ngủ.

1.14. Chóng mặt

Chị em có thể đột ngột bị chóng mặt trong độ tuổi mãn kinh, do đó nên cẩn thận kẻo ngã bất chợt.

1.15. Tăng cân

Tăng cân mất kiểm soát là dấu hiệu của tiền mãn kinh. Sự mất cân bằng nội tiết tố estrogen như thiếu hụt estrogen hoặc dư thừa estrogen đều có thể gây tăng số đo vòng bụng.

1.16. Tiểu không tự chủ

Việc giảm estrogen có thể làm mỏng thành niệu đạo gây ra tình trạng tiểu không tự chủ.

1.17. Đau đầu

Ở giai đoạn tuổi tiền mãn kinh do suy giảm estrogen có thể gây đau đầu ở chị em phụ nữ
Ở giai đoạn tuổi tiền mãn kinh do suy giảm estrogen có thể gây đau đầu ở chị em phụ nữ

Suy giảm estrogen cũng có thể gây đau đầu nên đây là dấu hiệu của tiền mãn kinh chị em có thể gặp phải.

1.18. Miệng có vị kim loại

Sự thay đổi nồng độ estrogen có thể gây ra mùi vị kim loại trong miệng đi kèm với cảm giác đau hoặc nóng rát ở lưỡi, môi, nướu. Triệu chứng tiền mãn kinh này khiến nhiều chị em bị buồn nôn, ghê cổ, khó chịu.

1.19. Rối loạn tiêu hóa

Estrogen giảm, nồng độ cortisol sẽ tăng lên, làm chậm quá trình tiêu hóa, gây táo bón hoặc đau bụng, chướng bụng khó chịu.

1.20. Da khô sạm

Một triệu chứng không thể không kể đến là da khô sạm. Estrogen có vai trò kích thích cơ thể sản sinh sợi collagen và elastin giúp duy trì độ đàn hồi, căng khỏe của làn da, giữ làn da có độ dày ổn định làm lớp lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi các tác động ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài. Sự thiếu hụt estrogen sẽ khiến làn da bị suy giảm mạnh collagen và elastin gây tình trạng khô sạm.

1.21. Dị ứng

Chị em rất dễ bị dị ứng. Dị ứng cũng là một triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh chị em có thể gặp và thường do sự dao động nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

1.22. Móng giòn và dễ gãy

Móng tay giòn và dễ gãy cũng có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh, do ảnh hưởng bởi tình trạng nồng độ estrogen bị mất cân bằng.

1.23. Thay đổi mùi cơ thể

Cơ thể dễ có mùi hôi do estrogen suy giảm, khiến quá trình bài tiết tăng làm tăng tiết mồ hôi, gây mùi hôi.

1.24. Da ngứa

Khi nồng độ estrogen giảm, quá trình sản xuất collagen sẽ chậm lại có thể khiến da mỏng, khô, ngứa khắp cơ thể.

1.25. Loãng xương

Sự suy giảm estrogen ở giai đoạn tiền mãn kinh khiến xương dễ bị yếu và dễ gãy
Sự suy giảm estrogen ở giai đoạn tiền mãn kinh khiến xương dễ bị yếu và dễ gãy

Estrogen có vai trò quan trọng giúp xương phát triển và giúp ức chế sự tái hấp thu xương để xương chắc khỏe, mật độ xương dày phòng ngừa tình trạng loãng xương. Estrogen sụt giảm khiến mật độ xương bị thoái hóa, từ đó khiến xương yếu và làm xuất hiện các dấu hiệu đau nhức xương khớp, loãng xương.

1.26. Cảm giác ngứa ran ở tay chân

Chị em có thể có cảm giác ngứa ran ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân giống như vết đốt hoặc côn trùng đốt khắp da.

1.27. Căng cơ

Chị em có thể thấy cơ bắp căng cứng hoặc căng ở cổ, lưng và vai, hoặc tăng đột ngột tình trạng cứng khớp, đau nhức hoặc đau nhức khắp cơ thể.

1.28. Khó tập trung

Suy giảm estrogen và progesterone đều gây ảnh hưởng khả năng tập trung của phụ nữ, khiến phụ nữ khó tập trung, hay suy nghĩ lan man.

1.29. Nhịp tim không đều

Thiếu hụt estrogen ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, sự tuần hoàn lưu thông khí huyết và khiến nhịp tim không đều, có thể gây rối loạn nhịp tim tạm thời.

1.30. Đánh trống ngực

Ngoài nhịp tim không đều đánh trống ngực cũng là một triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh ở chị em với cảm giác rung tức, khó chịu ở lồng ngực.

1.31. Trầm cảm

Nồng độ progesterone và estrogen giảm làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của người phụ nữ tiền mãn kinh, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng buồn bã, ít nói, trầm cảm.

1.32. Đau vú

Triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh có thể gây đau 1 hoặc cả 2 bầu vú, khiến vùng ngực chị em bị khó chịu.

1.33. Đau khớp

Do sự sụt giảm estrogen ở thời kỳ tiền mãn kinh khiến chị em bị đau khớp thường xuyên hơn
Do sự sụt giảm estrogen ở thời kỳ tiền mãn kinh khiến chị em bị đau khớp thường xuyên hơn

Estrogen giúp kiểm soát mức độ viêm trên toàn cơ thể, ở giai đoạn tiền mãn kinh chị em có thể cảm thấy đau hoặc ngứa ran ở ngón tay, đau ở hông, đau ở đầu gối hoặc sưng các khớp.

1.34. Cảm giác như sốc điện nhẹ

Đây là cảm giác thường xảy ra nhanh và xuất hiện trước các cơn bốc hỏa.

2. Phụ nữ tiền mãn kinh nên làm gì để cải thiện các triệu chứng khó chịu?

Luyện tập thể dục đều đặn

Thói quen tập thể dục, vận động thường xuyên sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, tăng cường trao đổi chất, ngăn ngừa lão hóa. Chị em có thể chọn tập các bộ môn như yoga, thiền, khiêu vũ, đi bộ, bơi lội… theo sở thích, khả năng và tập đều đặn 30 – 40 phút/ngày.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chị em tiền mãn kinh cần chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ đặc biệt là bổ sung canxi. Canxi có nhiều trong thực phẩm như hải sản, các loại rau lá xanh đậm, các loại hạt, sữa và chế phẩm từ sữa…

Kiểm soát stress, căng thẳng

Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng, tức giận, nổi nóng… Nên đi chơi, nghe nhạc, xem phim, đọc sách … để giảm stress, căng thẳng.

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Chị em không nên sử dụng đồ uống như bia, rượu, caffeine,… bởi những đồ uống này có chứa các chất kích thích không tốt cho sức khỏe. Nếu chị em sử dụng sẽ khiến chị em cảm thấy căng thẳng hơn, mất ngủ và ảnh hưởng tinh thần, sức khỏe.

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp chị em c kịp thời ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, rối loạn nội tiết tố, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, …
Liệu pháp thay thế hormone (HRT)

Đây là cách bổ sung nội tiết tố có thể được áp dụng, tuy nhiên chị em cần được bác sĩ chỉ định và theo dõi sát sao liều lượng, tránh tác dụng phụ nguy hiểm như ung thư buồng trứng, tử cung…

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp bổ sung nội tiết tố

Bổ sung estrogen là rất cần thiết, tuy nhiên chị em nên chọn bổ sung an toàn đạt hiệu quả cao và bổ sung estrogen thảo dược được chuyên gia khuyên dùng. Chị em nên chọn estrogen thảo dược có trong viên uống chứa EstroG-100 được chiết xuất từ Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu và còn có các thành phần như Glutathione, Curcumin, CollagenEstroG-100 đã được sử dụng hàng trăm năm tại Hàn Quốc, Trung Quốc và chưa ghi nhận tác dụng phụ nào. Sản phẩm có thể giúp chị em cải thiện 11/13 triệu chứng tiền mãn kinh thường gặp nhất.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.