Xét nghiệm huyết khối D – dimer là gì và cách đọc kết quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
28 Tháng mười một 2024

Lần cập nhật cuối:
28 Tháng mười một 2024

Số lần xem:
30

Phương pháp xét nghiệm huyết khối thường được áp dụng là D-dimer – xét nghiệm sinh hóa được dùng để chẩn đoán huyết khối trong máu. D – dimer có độ nhạy cao và thường dùng kết hợp với phương pháp khác để chẩn đoán tình trạng huyết khối trong máu.

1. Xét nghiệm D-dimer là gì?

Xét nghiệm huyết khối D-dimer là gì?
Xét nghiệm huyết khối D-dimer là gì?

Xét nghiệm huyết khối hay xét nghiệm D-dimer là xét nghiệm sinh hóa giúp phát hiện chỉ số D-dimer – một sản phẩm được tạo ra trong quá trình phá vỡ cục máu đông.

Cơ thể sẽ xảy ra cơ chế đông máu khi bạn vô tình bị thương nhằm mục đích giúp cho bạn không bị mất quá nhiều máu, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương. D-dimer chính là một đoạn protein nhỏ xuất hiện khi mạch máu hình thành các khối huyết. Nếu thực hiện xét nghiệm lúc này sẽ thấy nồng độ D-dimer tăng cao hơn bình thường. Khi vết thương đã lành, huyết khối trong mạch máu sẽ được hòa tan và lúc này nồng độ D-dimer trong máu sẽ ổn định. Trong một số trường hợp bất thường, những cục máu đông này không tan dẫn tới quá trình lưu thông máu bị cản trở và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Xét nghiệm D-dimer được áp dụng với mục đích kiểm tra về tình trạng đông máu, loại xét nghiệm này sẽ bao gồm 2 kỹ thuật chính:

  • Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên Latex: Kỹ thuật này có độ nhạy không cao và thường chỉ phát hiện khi trong lòng mạch máu xuất hiện rải rác nhiều cục máu đông. Ngược lại, với những trường hợp chỉ có một cục máu đông thì kết quả xét nghiệm có thể là âm tính.
  • Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy: Đây là kỹ thuật mới nhất và có độ nhạy cao. Xét nghiệm này được thực hiện trên quy trình ELISA hay có thể thực hiện dựa trên độ đục miễn dịch. Ưu điểm của kỹ thuật này là có thể cho kết quả dương tính ngay cả khi nồng độ D-dimer trong máu rất thấp. Nhờ đó các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị tình trạng đông máu kịp thời, phòng tránh những nguy cơ rủi ro cho người bệnh.

2. Vai trò của xét nghiệm D-dimer

Vai trò của xét nghiệm huyết khối D-dimer
Vai trò của xét nghiệm huyết khối D-dimer

Chẩn đoán bệnh lý huyết khối: Trong 90% trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu và 95% các trường hợp tắc mạch phổi, giá trị D-dimer đều tăng. Chỉ ở 5% những người không có bệnh huyết khối ghi nhận D-dimer tăng.

Phát hiện bệnh nhân bị tăng đông máu: Thực hiện xét nghiệm với người bệnh nằm liệt giường, kết quả cho thấy xuất hiện D-dimer có thể gợi ý khả năng huyết khối mới hình thành, là bằng chứng để thăm dò, xác định huyết khối. Bác sĩ sẽ cần dự phòng chống đông cho người bệnh để phòng ngừa biến chứng.

Theo dõi bệnh lý huyết khối theo thời gian:

  • Sự trở lại bình thường của D-dimer ở người bệnh mắc bệnh lý huyết khối đánh giá hiệu quả điều trị tiến triển tốt, quá trình hình thành Fibrin đã cân bằng trở lại. Nhưng nếu có sự xuất hiện trở lại các D-dimer trong thời gian theo dõi thì khả năng bệnh lý huyết khối tắc mạch tái phát.
  • Từ đó có thể nói xét nghiệm D-dimer thường được áp dụng để giúp chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch đã được hình thành và chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch.

3. Quy trình thực hiện xét nghiệm D-dimer

Xét nghiệm D-dimer được thực hiện khá đơn giản, ống nghiệm chứa chất chống đông Citrat 3.8% được chuẩn bị, huyết tương được lấy để làm mẫu bệnh phẩm phân tích. Người bệnh không nhất thiết phải nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm huyết khối.

Kết quả xét nghiệm là bình thường nếu:

  • Thử nghiệm Latex: – < 500 μg/L hay < 0,5 mg/L
  • Xét nghiệm đo độ đục miễn dịch : <250 mg/ml.
Quy trình thực hiện xét nghiệm huyết khối D-dimer
Quy trình thực hiện xét nghiệm huyết khối D-dimer

Nồng độ D-dimer tăng bất thường gợi ý nguyên nhân do:

1. Tắc mạch phổi

2. Huyết khối động mạch

3. Huyết khối các tĩnh mạch sâu

4. Tình trạng tăng đông máu:

  • Bệnh lý ác tính
  • Chấn thương
  • Các tháng cuối của thời kỳ mang thai
  • Nhiễm trùng
  • Giai đoạn hậu phẫu

5. Giai đoạn sau mổ

6. Xơ gan

7. Nhồi máu cơ tim

8. Làm cầu nối tĩnh mạch-phúc mạc (shunt peritoneovenous)

9. Đông máu rải rác trong lòng mạch (CIVD)

10. Chấn thương

11. Sản giật

12. Sau điều trị tiêu fibrin (fibrinolysis)

Có một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:

  • Hiệu giá yếu tố dạng thấp cao trong huyết thanh gây dương tính giả.
  • Thuốc tiêu fibrin làm tăng kết quả xét nghiệm.
  • Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy tăng cao hoặc hạ thấp giả do tình trạng tăng lipid máu, hoặc bệnh phẩm bị tủa đục ở người bệnh điều trị bằng kháng thể đơn dòng chiết xuất từ chuột.

Kết quả xét nghiệm này có giá trị chẩn đoán các bệnh lý huyết khối tắc mạch với độ nhạy đạt 95%, độ đặc hiệu đạt 90%

4. Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm D-dimer

Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm huyết khối D-dimer
Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm huyết khối D-dimer

Kết quả D-dimer âm tính hoặc bình thường

Kết quả này có nghĩa là người bệnh không bị tình trạng cấp tính hay mắc bệnh gây ra sự hình thành – vỡ cục máu đông bất thường. Các chuyên gia đều đồng tình rằng xét nghiệm âm tính hữu ích khi đối tượng có nguy cơ huyết khối trung bình – thấp. Các triệu chứng gây ra có thể loại trừ nguyên nhân là do đông máu với kết quả xét nghiệm âm tính.

Kết quả D-dimer dương tính

Kết quả này cho thấy sản phẩm thoái hóa Fibrin trong huyết tương ở mức độ cao bất thường. Nguyên nhân có thể do sự hình thành và tan cục máu đông đáng kể bất thường. Tuy nhiên, xét nghiệm không chỉ ra nguyên nhân hay vị trí chính xác.

Bạn cần lưu ý là không phải lúc nào kết quả D-dimer dương tính cũng do sự xuất hiện của cục máu đông. Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng làm tăng D-dimer trong máu như chấn thương, đau tim, nhiễm trùng, mới phẫu thuật, mắc bệnh ung thư, do tình trạng fibrin chuyển hóa bất thường.Trong thai kỳ, Fibrin cũng hình thành và vỡ nhiều hơn, vì thế D-dimer trong máu cũng tăng cao. Bác sĩ có thể kết hợp xét nghiệm D-dimer với PTT, PT, Fibrinogen, xét nghiệm đo lượng tiểu cầu,… để loại trừ nguy cơ ở phụ nữ mang thai.

Xét nghiệm này cũng được sử dụng như một xét nghiệm bổ trợ vì cho kết quả có độ nhạy cao, nhưng độ đặc hiệu không tốt nên chỉ dùng để loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm huyết khối D-dimer kết hợp với các xét nghiệm khác để đánh giá nguy cơ bệnh toàn diện.

Để phòng huyết khối bạn nên có chế độ ăn uống nhiều chất xơ, thực phẩm giàu omega 3 là các loại cá béo, các loại hạt…, tập thể dục thường xuyên và có thể sử dụng thêm viên uống omega 3. Nên chọn Omega 3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega 3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega 3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Cùng với Omega 3 thì nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B(B1,B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…

Qua chia sẻ trên đây bạn đã có thêm hiểu biết về xét nghiệm huyết khối D-dimer thường áp dụng kế hợp với các xét nghiệm khác để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến huyết khối và tăng đông máu bất thường.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận