Bệnh viêm họng lưỡi gà dài là gì? 3 cách khắc phục tốt nhất

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
8 Tháng Mười Một 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
3393

Bệnh viêm họng lưỡi gà dài thường gặp ở trẻ em và những người có sức đề kháng kém. Bệnh gây sưng, viêm ở phần mô cuối cổ họng, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Giải mã hiện tượng viêm họng lưỡi gà dài
Giải mã hiện tượng viêm họng lưỡi gà dài

1. Viêm họng lưỡi gà dài là bệnh gì?

Bệnh viêm họng lưỡi gà dài là tình trạng lưỡi gà bị viêm gây nhức và khó chịu. Khi bị viêm, lưỡi gà sẽ xuất hiện các vết loét. Có thể tự khỏi sau 7 -10 ngày và để lại sẹo, nhưng cũng có những trường hợp viêm kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn uống và thở của người bệnh.

2. Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh viêm họng lưỡi gà dài

Viêm họng lưỡi gà dài có thể gây ra những triệu chứng khó chịu, tác động đến sức khỏe người bệnh. Do đó, người bệnh cần nhận biết rõ các dấu hiệu đặc trưng của bệnh để kịp thời điều trị.

  • Các vết loét xuất hiện, nhiệt miệng, có màu vàng hoặc đỏ, kích thước khoảng 0,2 – 1cm xuất hiện trên bề mặt lưỡi gà.
  • Lưỡi gà sưng và dài hơn bình thường, có cảm giác vướng víu, khó chịu ở cổ họng.
  • Khi ăn uống, nước miếng có thể chảy ra ngoài, đau rát khi ăn uống, nhai nuốt thức ăn, gây cảm giác sợ ăn.
  • Hay bị mắc nghẹn, ho, đau rát họng, có cảm giác tồn tại chướng ngại cổ họng, gây vướng víu, khó chịu.
  • Cảm giác khó nói chuyện và khó thở hơn bình thường.
  • Các bộ phận cân lận khác bị ảnh hưởng như vòm họng, amidan cũng bị sưng và viêm.

Nguyên nhân gây ra viêm họng lưỡi gà dài có khoảng 40 – 60% đến từ tác nhân virus như cảm cúm, bệnh cúm, croup (viêm thanh khí phế quản), bạch cầu đơn nhân. Bên cạnh đó có thể do nhiễm khuẩn Streptococcus pyogenes cũng dẫn đến lưỡi gà bị kích thích, sưng, viêm.

Đừng nên chủ quan nếu bạn gặp phải tình trạng viêm họng lưỡi gà dài
Đừng nên chủ quan nếu bạn gặp phải tình trạng viêm họng lưỡi gà dài

3. Bệnh viêm họng lưỡi gà dài có nguy hiểm không? Có nên cắt lưỡi gà dài hay không?

Bệnh viêm họng lưỡi gà dài gây ra khá nhiều phiền toái vì ảnh hưởng đến việc ăn uống, gây tâm lý ngại ăn, sợ ăn, nếu kéo dài có thể gây sụt cân, suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, viêm họng lưỡi gà dài không gây nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày hoặc khỏi sớm hơn nếu có biện pháp điều trị sớm và đúng phương pháp.

Bị viêm họng lưỡi gà dài có nên đi cắt không? thì câu trả lời là không cần thiết. Chỉ cần thăm khám và điều trị sớm, bệnh có thể rất nhanh khỏi mà hầu như không để lại sẹo.

4. Cách điều trị bệnh viêm họng lưỡi gà dài

Bệnh viêm họng lưỡi gà dài không phải là bệnh khó điều trị, nếu chữa sớm và đúng cách, bệnh sẽ khỏi nhanh chóng mà không để lại sẹo. Bệnh có thể chữa trị được bằng thuốc, phương pháp Plasma, phương pháp dân gian. Cụ thể sau đây:

4.1. Dùng thuốc điều trị

Dùng thuốc điều trị bệnh viêm họng lưỡi gà dài
Dùng thuốc điều trị bệnh viêm họng lưỡi gà dài

Trước khi dùng thuốc điều trị viêm họng lưỡi gà dài, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám, đánh giá mức độ bệnh. Trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống và bôi để cải thiện triệu chứng.

  • Thuốc uống: Dùng khi lưỡi gà sưng, đau nhưng chưa có biểu hiện loét hoặc vết loét đang liền lại để cải thiện tình trạng viêm, ngăn ngừa sự hình thành vết loét.
  • Thuốc bôi: Dùng trong trường hợp lưỡi gà bị loét, thuốc có tác dụng hình thành lớp màng bọc quanh vết loét, bảo vệ vết loét khỏi tác động cơ học, tránh xây xác vết loét, giảm đau tại chỗ, kháng khuẩn, đồng thời giữ cho vết loét khô thoáng, chóng phục hồi.

Một số thuốc được bác sĩ kê đơn điều trị viêm họng lưỡi gà dài như:

  • Thuốc kháng viêm giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen, Kamistad,… có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm, đau ở niêm mạc họng.
  • Thuốc Corticoid: Prednisolon, Dexamethasone, Betamethasone,… điều trị viêm họng lưỡi gà dài nặng, khó thở, ăn uống kém, giúp giảm viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc này chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, tránh sử dụng trong thời gian dài.
  • Thuốc kháng sinh: Beta lactam, Macrolide, Cephalosporin, thế hệ I, II, III, Metronidazole, Lincomycin Clindamycin,… điều trị trong trường hợp nhiễm khuẩn.

Lưu ý: Đa số các thuốc dùng để điều trị viêm họng lưỡi gà dài có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thần kinh, gan, thận,… nếu dùng không đúng cách. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

4.2. Áp dụng phương pháp Plasma

Áp dụng phương pháp Plasma chữa trị viêm họng lưỡi gà dài
Áp dụng phương pháp Plasma chữa trị viêm họng lưỡi gà dài

Bệnh viêm họng lưỡi gà dài tái phát nhiều lần hoặc gây biến chứng như viêm amidan, viêm loét họng nên áp dụng phương pháp điều trị này. Kỹ thuật này hỗ trợ phóng lớn hình ảnh để bác sĩ có thể nhìn rõ từng tế bào, giúp xác định và loại bỏ được tế bào phát bệnh một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu trình độ tay nghề của bác sĩ chuyên môn cao.

4.3. Áp dụng một số mẹo dân gian

Dân gian có rất nhiều cách trị viêm họng lưỡi gà dài vừa đơn giản và không tốn nhiều chi phí. Cách này phù hợp với những người mới bị và bệnh ở mức độ nhẹ, gồm những cách sau đây.

  • Ngậm mật ong nguyên chất: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng viêm, sát trùng. Vì thế, ngâm mật ong 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giảm nhanh triệu chứng bệnh.
  • Bổ sung thực phẩm tươi mát: Trà xanh, rau má, nước sắn dây có tác dụng làm mát, thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể, cải thiện tình trạng viêm loét.

Cùng với cách điều trị trên, việc quan trọng trong điều trị viêm họng sưng lưỡi gà đó là tăng sức đề kháng cho cơ thể tốt nhất, giảm tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus phát triển. Sản phẩm tăng sức đề kháng đó chứa các thành phần tư thảo dược như Xuyên tâm liên, Thao hoa hoa vàng, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ,… Trong trường hợp sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi,… sử dụng thêm sản phẩm xịt mũi thảo dược chứa thành phần Ngũ sắc, Ké đầu ngựa, Tân di hoa, Khuynh diệp, Long não,…

5. Cách phòng tránh bệnh viêm họng sưng lưỡi gà

Cách phòng tránh bệnh viêm họng sưng lưỡi gà
Cách phòng tránh bệnh viêm họng sưng lưỡi gà

Chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh trong bệnh lý viêm họng lưỡi gà dài bằng nhiều biện pháp đơn giản khác nhau, chẳng hạn như:

  • Thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hay đưa tay lên chạm mặt, mũi hoặc miệng.
  • Vệ sinh răng miệng, đánh răng ngày ít nhất 2 lần khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Đồng thời súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn có hại cư trú trong khoang miệng.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có tính cay, đồ ăn lên men, đồ sống dễ gây nóng trong và nhiệt miệng.
  • Bảo vệ đường hô hấp bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh khói bụi, không khí ô nhiễm, phấn hoa,…
  • Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm,… hoặc những bệnh có tính truyền nhiễm cao.
  • Uống nước nhiều và có chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây,… các thực phẩm tăng sức đề kháng cơ thể như cam, chanh, bưởi, dây tây,…
  • Vận động thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, nên tập 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm họng lưỡi gà dài. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng không nên chủ quan, khi phát hiện những dấu hiệu bệnh nên chữa trị ngay và chữa đúng phương pháp.

Bài viết liên quan: Viêm họng buồn nôn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.