Nên làm gì khi bị viêm họng do trào ngược dạ dày?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
13 Tháng mười 2022

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng tư 2024

Số lần xem:
1359

Trào ngược dạ dày là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng không mấy người biết viêm họng do trào ngược dạ dày lại có thể xảy ra. Người bệnh nên làm gì khi gặp phải tình trạng này để cải thiện tình hình sức khỏe sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.

Những điều cần biết về bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày
Những điều cần biết về bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày

1. Viêm họng trào ngược là bệnh gì?

Viêm họng do trào ngược dạ dày là căn bệnh không nhiều người biết đến và hiểu rõ, nghĩ đó là do thay đổi thời tiết hoặc mắc bệnh lý về họng. Không chỉ mắc phải chứng viêm họng, người bị bệnh trào ngược dạ dày còn dễ có các hiện tượng khác đi kèm như tức ngực, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn… Cổ họng nằm ngay vị trí ngã ba ống thở và ống dẫn thức ăn nên dễ mắc bệnh do dạ dày hoặc thực quản gây ra. Trào ngược dạ dày nếu không được điều trị, các thực ăn thường xuyên trào ngược lên thực quản sẽ gây tình trạng nóng rát, bỏng và viêm thực quản. Dịch này có thể bị tràn tới cổ họng làm sưng và nhiễm trùng lớp niêm mạc dẫn đến bệnh viêm họng. Nếu tràn lên các hốc mũi xoang sẽ gây viêm xoang hoặc tràn vào thanh khí quản gây bệnh phổi. Tỉ lệ người bị trào ngược dạ dày dẫn tới viêm họng liên tục tăng lên hàng năm ở nước ta nhưng đa phần người bệnh đều chủ quan khi mắc phải chứng bệnh này.

2. Tại sao trào ngược dạ dày gây viêm họng?

Tại sao trào ngược dạ dày gây viêm họng?
Tại sao trào ngược dạ dày gây viêm họng?

Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị dạ dày có chứa acid bị trào ngược vào thực quản, nguyên nhân chủ yếu là do cơ thắt thực quản dưới suy yếu. Cũng có trường hợp trào ngược acid dạ dày do cơ thắt thực quản trên bị rối loạn hoặc suy yếu. Dù là trào ngược dạ dày do nguyên nhân nào thì đều làm tổn thương niêm mạc hầu họng hoặc thanh quản. Dịch vị dạ dày chứa lượng acid cần thiết cho việc tiêu hóa thức ăn, trong khi đó niêm mạc hầu họng và thanh quản khá mỏng và nhạy cảm nên khi dịch vị dạ dày rò rỉ vào thanh quản và hầu họng, lượng acid này sẽ gây tổn thương tế bào niêm mạc họng.

Triệu chứng của viêm họng trào ngược không khác với viêm họng thông thường nên dễ bị nhầm lẫn và nhiều người chủ quan không điều trị dứt điểm. Ngoài triệu chứng bệnh viêm họng tương tự như bình thường, viêm họng trào ngược còn có triệu chứng đặc trưng khác như nóng rát trước ngực, thường xuyên hắng giọng, cảm giác có đờm vướng trong cổ họng, ho mãn tính, ho cả khi ngủ,…

3. Triệu chứng viêm họng do trào dạ dày

Triệu chứng thường thấy khi bị viêm họng do trào ngược dạ dày
Triệu chứng thường thấy khi bị viêm họng do trào ngược dạ dày

Như đã nói thì các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày giống với viêm họng thông thường như đau rát ở cổ họng, khàn tiếng, sưng amidan, sốt, ăn uống kém. Tuy nhiên viêm họng do trào ngược dạ dày còn có một số triệu chứng khác:

  • Đau rát ở ức lên ngực: Khi dịch ở dạ dày trào ngược sẽ gây tổn thương thực quản, khiến ngực cũng bị tổn thương, nóng rát khó chịu vô cùng.
  • Khó nuốt: Sự lưu thông của thức ăn sẽ bị ảnh hưởng do niêm mạc thực quản và họng bị sưng, việc này khiến người bệnh thường xuyên rơi vào tình trạng khó nuốt, ăn uống kém.
  • Ợ chua và ợ nóng: Đây chính là những biểu hiện, triệu chứng điển hình thường gặp của chứng trào ngược dạ dày. Triệu chứng ợ chua ợ nóng khiến người bệnh viêm họng hay viêm xoang mũi càng cảm thấy rất đau và khó chịu.
  • Nước bọt tiết ra nhiều hơn: Đây là phản ứng bình thường khi nồng độ axit trong khoang miệng cao bất thường, nước bọt tiết nhiều hơn chủ yếu để dung hòa axit dư thừa này.

4. Viêm họng do trào ngược có nguy hiểm không?

Viêm họng do trào ngược nguy hiểm như thế nào?
Viêm họng do trào ngược nguy hiểm như thế nào?

Viêm họng do trào ngược dạ dày nếu không được kiểm soát và điều trị sẽ khiến axit dạ dày tiếp tục làm tổn thương thêm thực quản rồi dần dần sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Ho dai dẳng liên tục: Một số người bị trào ngược dạ dày thực quản ho liên tục do thường cảm thấy khó chịu vùng họng và cảm giác rất đau ở họng, bị khàn giọng.
  • Viêm thực quản: Axit dịch vị có thể gây kích thích các mô lót ở khu vực hầu, họng. gây viêm thực quản.
  • Chít hẹp thực quản: Mô sẹo do chứng trào ngược hoặc khối u sẽ gây ra chứng chít hẹp thực quản khiến người bệnh gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.
  • Khó nuốt: Chứng trào ngược gây tổn thương niêm mạc thực quản hình thành nên các mô sẹo nên viêm họng do trào ngược dạ dày sẽ gây khó nuốt.
  • Vòng thực quản: Là những vòng hoặc nếp gấp của mô bất thường hình thành ở lớp lót dưới của thực quản và có thể gây co thắt thực quản , gây khó nuốt cho người bệnh.
  • Barrett thực quản: Biến chứng này hiếm gặp và có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản. Các tế bào trong niêm mạc thực quản bị tổn thương do axit dạ dày và sẽ thay đổi để trở nên giống với các tế bào lót ruột non.

Ngoài ra, người bệnh bị viêm họng do trào ngược dạ dày còn có nguy cơ gặp chứng hôi miệng, bệnh viêm hầu họng thanh quản, áp xe hầu họng, viêm dây thanh quản, hình thành tế bào ung thư thực quản…

5. Phương pháp điều trị đau họng do trào ngược dạ dày

Điều trị viêm họng do trào ngược dạ dày có thể áp dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể là:

5.1. Điều trị bằng thuốc chống trào ngược dạ dày gây viêm họng

Điều trị bằng thuốc chống trào ngược dạ dày gây viêm họng
Điều trị bằng thuốc chống trào ngược dạ dày gây viêm họng

Điều trị viêm họng do trào ngược dạ dày bằng thuốc thường được áp dụng. Các loại thuốc này có tác dụng giảm tiết acid hoặc trung hòa acid để bảo vệ thực quản bao gồm thuốc ức chế thụ thể H2, thuốc kháng acid và thuốc ức chế bơm proton. Các thuốc trị trào ngược dạ dày này có thể mua tại hiệu thuốc, nhưng tốt nhất nên mua theo đơn của bác sĩ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ chứ không nên tự ý sử dụng.

  • Thuốc kháng acid: Đây là loại thuốc không kê đơn nhưng tốt nhất người bệnh vẫn nên dùng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc này gồm các hoạt chất như magie hydroxit, sodium bicarbonate, canxi carbonat, nhôm hydroxit,… Thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm triệu chứng của bệnh bao gồm cả chứng đau họng.
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Thuốc ức chế thụ thể H2 có tác dụng ngăn chặn tế bào dạ dày gắn kết với thụ thể trên tế bào sản xuất acid. Các thuốc này thường dùng trong điều trị trào ngược dạ dày, giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng gồm có famotidine, cimetidin, ranitidine, nizatidine,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc này giúp giảm sản xuất acid dạ dày nên sẽ giảm tổn thương tiếp tục xảy ra do acid dạ dày cho niêm mạc thực quản. Nhờ đó cải thiện chứng đau họng.

5.2. Điều trị đau họng

Khi đã kiểm soát, giảm acid dạ dày trào ngược làm tổn thương niêm mạc thực quản, niêm mạc họng sẽ dần hồi phục. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh nên dùng loại thuốc để giảm đau họng hoặc người bệnh có thể làm dịu cổ họng bằng các phương pháp tại nhà đơn giản như ngậm nước chanh muối, uống và súc họng bằng nước ấm, dinh dưỡng đầy đủ giàu vitamin,…

5.3. Thay đổi thói quen sống

Cải thiện viêm họng do trào ngược dạ dày nhờ thay đổi lối sống
Cải thiện viêm họng do trào ngược dạ dày nhờ thay đổi lối sống

Những thói quen sống cũng sẽ cải thiện bệnh trào ngược dạ dày, giảm chứng viêm họng và các triệu chứng khác. Người bệnh nên chú ý:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Người bệnh nên ăn thành các bữa ăn nhỏ thay vì ăn 3 bữa ăn chính. Việc này sẽ giúp dạ dày không bị giãn rộng, dịch tiết và acid cũng giảm nên ít bị trào ngược tạo áp lực lên cơ thắt thực quản.
  • Không nằm ngay sau khi ăn: Sau khi ăn nhất là sau khi ăn no sẽ khiến dịch dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản hơn. Vì thế sau khi ăn 3 giờ, người bệnh trào ngược dạ dày không nên nằm ngay, cả khi ngủ cũng nên nằm ở tư thế đầu nâng cao hơn so với phần bụng.
  • Không hút thuốc: Người bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày không nên hút thuốc lá vì khói thuốc sẽ làm tổn thương niêm mạc cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn mà nicotine còn làm giãn cơ thực quản, kích thích tăng tiết acid dạ dày.
  • Duy trì cân nặng phù hợp: Béo phì thường làm tăng áp lực cho vùng bụng, khiến dịch dạ dày và acid dễ bị đẩy lên cơ vòng thực quản hơn.
  • Hạn chế mặc quần áo bó chật vùng bụng: Nếu người bệnh mặc quần áo bó chật vùng bụng sẽ gây chèn ép lớn cho vùng dạ dày, khiến dịch vị dạ dày dễ đi ngược lên thực quản.
  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Người bệnh nên tránh xa các loại thức ăn cay nóng, thực phẩm nhiều đường hoặc quá nhiều dầu mỡ. Đồng thời tránh các đồ uống có ga, rượu, trà, cà phê, nước cam, bưởi,… sẽ khiến chứng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số trường hợp viêm họng do trào ngược dạ dày sau khi đã áp dụng các cách điều trị mà không cải thiện thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật khắc phục tình trạng giãn cơ vòng thực quản để chữa bệnh dứt điểm.

Để giảm đau rát, khó chịu ở vùng cổ họng, người bệnh có thể chọn dùng xịt họng sẽ có tác dụng tại chỗ, dùng để xịt họng, giảm sưng đau ngứa rát họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản. Xịt họng có tác dụng phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, làm dịu cải thiện các triệu chứng của khô họng, viêm loét miệng – họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng. Đồng thời ngăn ngừa các vấn đề như viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng,… Xịt họng có thành phần chứa 100% thảo dược nên an toàn, hiệu quả như Xuyên tâm liên, Hoàng liên, Hoàng cầm, Bách bộ, Xạ can, Húng chanh nên rất an toàn, có thể xịt nhiều lần trong ngày (hơn liều chỉ định) và dùng thường xuyên, lâu dài. Sản phẩm dùng được cho trẻ em trên 1 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.

6. Biện pháp phòng tránh trào ngược dạ dày viêm họng

Phòng ngừa trào ngược dạ dày viêm họng như thế nào?
Phòng ngừa trào ngược dạ dày viêm họng như thế nào?

Để tránh bị viêm họng do trào ngược dạ dày, người bệnh nên lưu ý:

  • Tránh những thực phẩm dễ kích ứng niêm mạc như các loại thức ăn cay nóng, thực phẩm nhiều đường hoặc quá nhiều dầu mỡ. Đồng thời tránh các đồ uống có ga, rượu, trà, cà phê, nước cam, bưởi,… sẽ khiến chứng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế ăn quá no vào một lúc hay trước khi đi ngủ 3h thì không nên ăn hoặc hạn chế ăn uống. Khi đi ngủ nên nằm kê cao đầu để thức ăn không bị đẩy lên ống thực quản.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá, kiểm soát cân nặng và không nên mặc quần áo quá chật để quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày. Mong là bài viết này sẽ giúp ích được phần nào để cải thiện sức khỏe và tìm được cách điều trị phù hợp nhất.

Bài viết liên quan: Viêm mũi họng xuất tiết: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nguồn tham khảo:

[1]. Sore throat and acid reflux: What is the link? https://www.medicalnewstoday.com/articles/315066

[2]. Sore Throat and Acid Reflux. https://www.healthline.com/health/gerd/sore-throat

[3]. Could Your Sore Throat Be Caused by Acid Reflux? https://health.mountsinai.org/blog/could-your-sore-throat-be-caused-by-acid-reflux/

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.