Điều trị viêm họng aptơ như thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
13 Tháng Một 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
728

Viêm họng ap tơ không quá xa lạ với chúng ta bởi ai cũng từng mắc căn bệnh này một lần. Đây được gọi là chứng nhiệt miệng khiến người bệnh ăn uống đau, xót ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. Để biết viêm họng áp tơ có nguy hiểm hay không chúng ta cùng theo dõi bài viết sau đây!

1. Viêm họng aptơ là gì?

Tìm hiểu về viêm họng ap tơ
Tìm hiểu về viêm họng ap tơ

Viêm họng aptơ được biết đến là căn bênh phổ biến gây tổn thương vùng niêm mạc miêng. Khi mắc bệnh viêm họng áp tơ người bệnh sẽ thấy xuất hiện các vết loét có quầng đỏ bao quanh hình tròn hoặc hình bầu dục với kích thước dưới 1cm. Ngoài ra, các vết loét này có thể xuất hiện ở các vị trí xung quanh miệng và thực quản, đường tiêu hóa.

Bệnh viêm hoạng áp tơ này phổ biến hơn ở giới nữ khiến ăn uống kém, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý người mắc bệnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm họng aptơ

Người bị bệnh viêm họng aptơ là do đâu?
Người bị bệnh viêm họng aptơ là do đâu?

Theo các chuyên gia, chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây nên căn bệnh này mà các nhà nghiên cứu chỉ có thể khoanh vùng được các yếu tố là tác nhân gây bệnh viêm họng áp tơ. Cụ thể đó là:

  • Những người bị thiếu các nhóm vitamin như: vitamin B6, vitamin B12, vitamin C, vitamin PP, sắt, kẽm.
  • Người bị tổn thương vùng niêm mạc miệng do va đập mạnh hoặc răng cắn trúng miệng khi ăn hoặc khi nói.
  • Do các loại vi khuẩn hoặc siêu vi trùng xâm nhập.
  • Những người bị dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc nhạy cảm với các món ăn. Nhất là các loại đồ ăn có tính axit cao.
  • Phụ nữ bị rối loạn nội tiết.
  • Di truyền từ người thân.
  • Những người bị mệt mỏi, hoặc quá căng thẳng trong công việc, stress về tâm lý cũng dễ bị viêm họng áp tơ.
  • Những người có hệ miễn dịch kém hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

3. Biểu hiện lâm sàng của viêm họng aptơ

Dấu hiệu nhận biết viêm họng ap tơ
Dấu hiệu nhận biết viêm họng ap tơ

Để phát hiện bệnh viêm họng aptơ người bệnh có thể nhận biết qua một số biểu hiện lâm sàng như sau:

  • Thứ nhất là ở giai đoạn khởi phát: Trước khi phát bệnh 1 ngày, người bệnh cảm thấy nóng rát ở vùng niêm mạc miệng sẽ bị loét.
  • Thứ hai là giai đoạn trước loét: Lúc này trong vòng 3 ngày người bệnh sẽ nhận thấy sự xuất hiện của các vết ban nhỏ màu đỏ hoặc nốt sần có màu vàng ở giữa với quầng đỏ bao quanh.
  • Thứ ba là giai đoạn loét: Lúc này ở tầm khoảng từ 4-6 ngày,  các vết loét  sẽ bắt đầu lan rộng, màng hoại tử bị tróc và lộ ra vết loét tròn có đáy trũng với viền đỏ bao quanh kèm theo dịch nhầy.
  • Thứ năm là giai đoạn lành bệnh: Bệnh sẽ giảm dần trong vòng 1 tuần, quầng đỏ biến mất, biểu mô đầy trở lại, không gây sẹo.

4. Bệnh viêm họng ap tơ có nguy hiểm không?

Viêm họng ap-tơ là những tổn thương nhỏ và nông có bờ màu đỏ. Căn bệnh này thực chất không gây nguy hiểm thế nhưng lại khiến người bệnh đau rát, khó chịu, ăn uống kém. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn kéo dài khoảng 1-2 tuần mới khỏi.

Tuy nhiên, các vết loét ở miệng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như loét do virus herpes, loét do vi khuẩn gây bệnh viêm nướu hoại tử lở loét và cũng có thể là loét do ung thư. Vì vậy, nếu các bạn thấy thời gian mắc bệnh quá lâu trên 10 ngày mà chưa có dấu hiệu hồi phục thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Điều trị viêm họng aptơ

Cách cách điều trị viêm họng ap-tơ hiệu quả
Cách cách điều trị viêm họng ap-tơ hiệu quả

Để điều trị bệnh viêm họng ap tơ người bệnh cần tuân thủ như sau:

Về mặt nguyên tắc điều trị

  • Căn bệnh này hoàn toàn có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. Người bệnh chỉ cần sử dụng nước vệ sinh răng miệng và thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp tránh bệnh nặng thêm.
  • Trong trường hợp thấy đỏ đau nhiều hơn kèm sốt, mệt mỏi có thể nghi ngờ nhiễm khuẩn và dùng kháng sinh theo đúng chỉ định của thầy thuốc.
  • Khi nhận thấy bệnh viêm họng áp tơ kéo dài trên 3 tuần mà không có dấu hiệu tự lành cần kiểm tra, tiến hành sinh thiết tại bệnh viện để loại trừ các bệnh lý ác tính khác, đặc biệt có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.
  • Hãy xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, giảm bớt các loại thức ăn cay nóng. Nên ăn đồ ăn thanh đạm và mát để nhanh chóng phục hồi.
  • Khi gặp phải các cơn đau dai dẳng người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau như Acetaminophen nếu đau nhiều, kháng sinh trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn.
  • Ngoài ra có thể áp dụng điều trị bằng 1 số thuốc bôi, nước súc miệng hay biện pháp tại nhà giúp làm lành vết loét.

Điều trị cụ thể: Khi đến bệnh việm kiểm tra và thăm khám, các bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc như sau:

  • Nước súc miệng có chứa Chlorhexidine:  Loại nước súc miệng này sẽ giúp làm giảm đau, mau lành vết thương, ngăn ngừa bội nhiễm vết loét nhưng không làm giảm hình thành vết loét mới. Thường được dùng 2 lần một ngày.
  • Thuốc bôi tại chỗ: Nếu người bệnh xuất hiện một vài vết loét to và đau đớn, các bác sĩ có thể cho dùng thuốc kháng viêm có chứa triamcinolone hoặc acetonide và thuốc điều hòa miễn dịch cyclosporin, thuốc retinoid, nitrate bạc bôi lên tổn thương, giúp bớt đau ngay sau khi bôi và lành vết loét trong vòng 3 – 5 ngày.
  • Thuốc uống chống viêm steroid: Loại thuốc này giúp giảm đau, làm vết thương mau lành.
  • Ngoài ra, các bác sĩ có thể quy định bổ sung dinh dưỡng nếu tiêu thụ lượng thấp các chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như (axit folic) folate, vitamin B-6, vitamin B-12 và kẽm, sắt,… khi người bệnh bị viêm họng áp tơ.

Bên cạnh các loại thuốc trên, người bệnh cũng có thể sử dụng sản phẩm xịt họng chứa những thành phần thảo dược như: Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết và phụ liệu vừa đủ. Đây đều là những chất giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản rất tốt và an toàn. Bên cạnh đó, sản phẩm này cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vết lở loét và giúp hỗ trợ đẩy lùi căn bệnh viêm họng áp tơ nhanh chóng hơn. (Chi tiết sản phẩm tại đây).

6. Phòng chống bệnh viêm họng aptơ

Làm thế nào để phòng chống bệnh viêm họng ap tơ?
Làm thế nào để phòng chống bệnh viêm họng ap tơ?

Để phòng chống bệnh viêm họng ap tơ, các bạn cần:

  • Nên đánh răng nhẹ nhàng vùng miệng bằng bàn chải mềm. Tránh sử dụng các loại bàn chải cứng khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
  • Nên súc miệng, súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng chuyên dụng hàng ngày.
  • Hãy ăn những loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Không ăn thực phẩm cay nóng và đồ ăn nhiều dầu mỡ. Tốt nhất là ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây.
  • Nên ăn sữa chua để bổ sung các lợi khuẩn và giúp tránh được tình trạng nhiệt miệng.
  • Nên ngủ đủ giấc, tránh stress để ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Nên thăm khám bác sĩ nếu tình trạng viêm họng áp tơ kéo dài trên 10 ngày.

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi viêm họng aptơ có nguy hiểm hay không. Để ngăn ngừa và phòng chống bệnh viêm họng áp tơ người bệnh cần tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh kéo dài quá lâu cần nhờ sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị đúng đắn nhất.

Bài viết liên quan: Viêm họng vincent là gì: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.