Viêm đường tiết niệu có nên quan hệ không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
30 Tháng Mười Một 2021

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
1590

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiểu không hiếm gặp ở cả hai giới và gây nhiều phiền toái tới đời sống hằng ngày. Vậy viêm đường tiết niệu có quan hệ được không và bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có lây không? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong nội dung dưới đây nhé.

1. Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?
Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Viêm đường tiết niệu hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn tấn công hệ tiết niệu, gây ra các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rát, đau vùng chậu, nước tiểu có màu lạ, mùi khó chịu, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không cũng là thắc mắc của nhiều chị em. Theo các chuyên gia, khi nữ giới bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoàn toàn có thể quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bệnh gây đau đớn, ngứa ngáy khiến chị em mất hứng thú “làm tình”. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục trong thời điểm này còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm không chỉ riêng mình bạn mà còn cả “đối tác”. Chính vì vậy các bác sĩ thường khuyên nên kiêng “sex” trong quá trình điều trị.

2. Tại sao không nên quan hệ khi bị viêm đường tiết niệu?

2.1. Tăng các triệu chứng của bệnh

Khi đường tiết niệu bị viêm sẽ dễ bị kích thích và nhạy cảm hơn, chỉ một hành động nhỏ khi quan hệ tình dục cũng có thể gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Những kích thích từ bên ngoài như của dương vật hay đồ chơi tình dục… sẽ khiến người bệnh khó chịu, gây áp lực lên cơ quan tiết niệu. Sau quan hệ có thể thấy tình trạng đi tiểu ra máu, đau nhức gia tăng.

2.2. Nguy cơ nhiễm vi khuẩn mới

Một nguyên nhân khá phổ biến là sự xâm nhập của khuẩn E- Coli khi quan hệ tình dục nên còn tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ quan sinh dục và nhiều bộ phận khác. Khi đang bị viêm đường tiết niệu mà có quan hệ tình dục có thể làm tăng khả năng nhiễm vi khuẩn mới như Herpes, vi khuẩn gây bệnh lậu, vi khuẩn Chlamydia…

2.3. Nguy cơ lây nhiễm cho bạn đời

Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không? Đây không phải là loại bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) nhưng người bệnh vẫn có thể lây lan vi khuẩn sang bạn tình. Hầu hết các trường hợp sinh hoạt tình dục với người đang bị viêm đường tiểu đều sẽ bị lây, triệu chứng nặng hay nhẹ sẽ tùy vào cơ địa, thể trạng từng người.

Ví dụ vi khuẩn E.Coli có thể di chuyển từ hậu môn của bạn đến cửa âm đạo hoặc dương vật thông qua giao hợp. Khi quan hệ tình dục, dương vật có thể mang vi khuẩn tiến vào cửa âm đạo làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bạn tình.

2.4. Gây đau và ảnh hưởng chất lượng quan hệ

Viêm đường tiết niệu gây đau nhức, rát buốt ở đường tiểu nên khi quan hệ tình dục dù có khoái cảm đến mấy thì vẫn không tránh được tình trạng đau nhức, giảm cảm xúc của người trong cuộc. Tình trạng mót tiểu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào làm gián đoạn cuộc yêu và nam giới có thể bị xuất tinh sớm, xuất tinh không kiểm soát do bàng quang và niệu đạo chịu áp lực do quan hệ tình dục.

Do có nhiều rủi ro nên khi nhận được thắc mắc “viêm đường tiết niệu có nên quan hệ” các bác sĩ thường khuyên nên tránh giao hợp trong thời gian bị bệnh để bảo vệ bản thân và người bạn đời của mình tốt hơn.

3. Nhiễm trùng đường tiểu nên kiêng quan hệ trong bao lâu?

Nhiễm trùng đường tiết niệu nên kiêng quan hệ trong bao lâu?
Nhiễm trùng đường tiết niệu nên kiêng quan hệ trong bao lâu?

Bệnh viêm đường tiết niệu thường được điều trị bằng thuốc tây và tùy vào tình trạng bệnh mà thời gian điều trị khác nhau, một đợt điều trị thường kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, trên thực tế một số bệnh nhân chỉ sau vài ngày uống thuốc bệnh đã có dấu hiệu cải thiện. Nhưng theo chuyên gia thì người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh khỏi hẳn để tránh nguy cơ nhiễm trùng cũng như nguy cơ tái phát, dai dẳng.

Nghĩa là người bệnh cần kiêng quan hệ ít nhất là hai tuần kể từ lúc hoàn thành đợt điều trị viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, trong quá trình chữa trị, người bệnh phải đảm bảo sử dụng kháng sinh đúng giờ giấc và liều lượng quy định.

4. Quan hệ tình dục an toàn khi đang bị viêm đường tiết niệu

  • Thông thường, bác sĩ thường khuyên nên tránh quan hệ tình dục khi bị viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu “muốn”, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn chính xác nhất. Có thể là chỉ định sử dụng thuốc chống nhiễm trùng để có thể hạn chế nguy cơ làm bệnh trầm trọng và giảm khả năng lây cho vợ hoặc chồng.
  • Uống nhiều nước để làm loãng nồng độ chất độc trong nước tiểu, giúp bàng quang luôn khỏe mạnh, giảm nhẹ tình trạng đau đớn do bệnh viêm đường tiết niệu. Đồng thời việc quan hệ tình dục cũng suôn sẻ, nhịp nhàng hơn nhiều.
  • Chú ý đến các triệu chứng, nếu bạn đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, giảm ham muốn… hãy dừng lại và nghỉ ngơi
  • Khi đang quan hệ nếu thấy buồn tiểu thì nên đi tiểu ngay, tránh nhịn tiểu sẽ dễ làm tăng nguy cơ và triệu chứng của viêm đường tiết niệu.
  • Sau khi quan hệ hãy đi tiểu ngay để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
  • Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách sau khi quan hệ tình dục nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế bệnh đường sinh dục và đường tiết niệu.
  • Tuyệt đối không quan hệ bằng hậu môn, quan hệ bằng miệng hay tay. Vì dễ làm vi khuẩn gây bệnh lây lan ra những bộ phận khác và gây nhiễm trùng cho nhiều cơ quan trên cơ thể.

Người bệnh viêm đường tiểu, nhất là chị em có thể chọn dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu có Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây ký ninh để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, cho vùng kín, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và giúp phục hồi nhanh các tổn thương do viêm nhiễm.

Bài viết liên quan: Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA