Viêm đại tràng thể lỏng: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
12 Tháng Tám 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
200

Viêm đại tràng thể lỏng là một căn bệnh lý khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, tiêu chảy và có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn. Việc hiểu rõ về bệnh viêm đại tràng thể lỏng, biết cách phòng tránh và điều trị là điều cực kỳ quan trọng để giúp người bệnh đối phó và hạn chế tối đa các ảnh hưởng của bệnh lý này.

Những điều cần biết về bệnh viêm đại tràng thể lỏng
Những điều cần biết về bệnh viêm đại tràng thể lỏng

1. Bệnh viêm đại tràng thể lỏng là gì?

Bệnh viêm đại tràng thể lỏng là một trong ba thể chính của bệnh viêm đại tràng (gồm viêm đại tràng thể táo, viêm đại tràng thể lỏng và viêm đại tràng thể táo lỏng xen kẽ với nhau). Tuy nhiên, đối với bệnh viêm đại tràng thể lỏng, đây có thể xem là kết quả của quá trình co giãn của ruột, dẫn đến việc đại tràng không hấp thu được lượng nước bên trong thức ăn, khiến phân có dạng lỏng.

Bệnh lý này thường liên quan đến phần trực tràng và đại tràng sigma, khiến cho người bệnh gặp đau bụng và tiêu chảy thường xuyên. Mặc dù đại tràng sẽ được rỗng ra khi người bệnh đi ngoài, nhưng đợt đau và tiêu chảy sau đó sẽ trở lại với tần suất ngày càng dày đặc hơn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Theo các nhà nghiên cứu, bệnh viêm đại tràng thể lỏng có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nam giới và bệnh lý này thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Nếu trong gia đình đã có người mắc phải bệnh viêm đại tràng thể tiêu chảy thì nguy cơ mắc bệnh này đối với những người trong gia đình cũng cao hơn.

2. Nguyên nhân gây viêm đại tràng thể lỏng

Vì sao lại bị viêm đại tràng thể lỏng?
Vì sao lại bị viêm đại tràng thể lỏng?

Hiện nay, viêm đại tràng thể lỏng là một bệnh lý khó chẩn đoán và chưa được hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ. Tuy nhiên, có một số yếu tố được cho là liên quan đến sự phát triển của bệnh, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, không khoa học có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ và đào thải phân và gây tiêu chảy.
  • Nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột.
  • Lạm dụng thuốc tây.
  • Một số rối loạn chuyển hóa khác (rối loạn chuyển hóa gluten, lactose hay fructose).
  • Tình trạng căng thẳng và lo lắng cũng có thể góp phần làm tăng triệu chứng của bệnh nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp.
  • Những người mắc bệnh lao cũng có nguy cơ bị viêm đại tràng lỏng, do vi khuẩn lao xâm nhập vào đường ruột.

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ cần phối hợp nhiều xét nghiệm khác nhau để loại trừ những bệnh lý khác có triệu chứng tương tự. Hiện nay, chưa có phương pháp xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán viêm đại tràng thể lỏng. Việc quyết định xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.

3. Triệu chứng viêm đại tràng thể lỏng

Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm đại tràng thể lỏng
Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm đại tràng thể lỏng

Những người mắc thể lỏng, ngoài những triệu chứng thông thường của bệnh viêm đại tràng, họ còn gặp phải một số biểu hiện đặc trưng, cụ thể:

  • Đau bụng: Có cảm giác đau tức, khó chịu ở vùng bụng. Đau quanh khu vực hai bên mạn sườn kèm những cơn đau dưới rốn. Mức độ và tần suất đau tăng lên trước khi ăn và trước khi đi vệ sinh. Khi đau người bệnh thường buồn đi đại tiện, đi tiêu xong mới hết đau.
  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày, thường vào buổi sáng và sau khi ăn xong. Tình trạng phân lỏng hoặc toàn nước.
  • Bụng liên tục bị đầy hơi, căng tức dù chưa ăn gì.

Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện chán ăn, người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, hấp thu kém.

4. Bệnh viêm đại tràng thể lỏng có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng thể lỏng là một trong những biểu hiện của bệnh đại tràng mãn tính hoặc tình trạng giãn đại tràng cấp tính. Khi bị bệnh, triệu chứng tiêu chảy liên tục xảy ra sẽ gây mất nước và mất cân bằng điện giải trong cơ thể, khiến người bệnh chóng mặt, hạ huyết áp và khô miệng. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, bệnh sẽ ngày càng diễn biến nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm đại tràng thể lỏng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm đại tràng thể lỏng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm đại tràng thể lỏng là xuất huyết ồ ạt. Hiện tượng này thường xảy ra khi người bệnh ăn những thực phẩm bẩn hoặc sử dụng rượu bia, gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe. Xuất huyết ồ ạt sẽ khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương và không được phục hồi.

Bệnh nhân mắc viêm đại tràng thể lỏng cũng có thể gặp biến chứng thủng đại tràng. Tình trạng này xảy ra khi bệnh viêm đại tràng thể lỏng tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lớp lông nhung trong niêm mạc đại tràng bị tiêu diệt, khiến cho các vết loét ăn sâu và bào mỏng trở nên dễ bị thủng.

Ngoài ra, nếu mắc viêm đại tràng thể lỏng nặng, bệnh có thể chuyển biến sang ung thư đại tràng – là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất. Điều này làm tăng nguy cơ tử vong và yêu cầu người bệnh phải được chăm sóc và điều trị kịp thời và hiệu quả. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh đại tràng mãn tính hoặc giãn đại tràng cấp tính là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm này.

5. Cách chữa viêm đại tràng thể lỏng

Để điều trị viêm đại tràng thể lỏng, có nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng thuốc tây hoặc các bài thuốc dân gian.

Biện pháp điều trị viêm đại tràng thể lỏng
Biện pháp điều trị viêm đại tràng thể lỏng

5.1. Điều trị viêm đại tràng thể lỏng bằng thuốc tây

Thuốc tây được sử dụng phổ biến nhất vì tính tiện lợi và giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc tây có thể gây ra những phản ứng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới chức năng của một số cơ quan như gan, thận và dạ dày. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và không nên tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe và cân bằng nước và chất điện giải trong cơ thể, việc bổ sung nước và chất điện giải là rất cần thiết, đặc biệt là đối với những trường hợp đi ngoài nhiều lần. Các loại thuốc tây thường được sử dụng để điều trị bệnh đa dạng như giảm đau, chống viêm, chống co thắt, điều hòa nhu động ruột; cầm tiêu chảy, chống loạn khuẩn đường ruột; thuốc diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột.

5.2. Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng từ thảo dược

Bên cạnh những loại thuốc tây, các bài thuốc dân gian cũng có tác dụng điều trị viêm đại tràng. Một trong những loại cây được sử dụng để chữa viêm đại tràng thể lỏng phổ biến là lá ổi. Trong lá ổi có chứa hàm lượng tanin lớn, giúp giảm nhu động ruột và hạn chế tình trạng đi ngoài, phân lỏng. Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc từ lá ổi bằng cách sắc lá với nước và uống trong ngày.

Bên cạnh đó, lá mơ lông cũng là một loại cây được sử dụng để điều trị viêm đại tràng thể lỏng phổ biến. Lá mơ lông có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, trị đau bụng, đi ngoài. Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc từ lá mơ lông bằng cách giã nát lá và trộn đều với trứng gà ta, sau đó hấp cách thủy trong nồi cơm điện và ăn liên tục trong 2-3 ngày để thấy hiệu quả.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, người bệnh nên tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ và tuân thủ đúng chỉ định để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

6. Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh nhân bị viêm đại tràng thể lỏng

Những lưu ý khác khi bị viêm đại tràng thể lỏng
Những lưu ý khác khi bị viêm đại tràng thể lỏng

Xây dựng một lối sống lành mạnh có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm đại tràng thể lỏng và hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày người bệnh cần chú ý:

  • Kiêng ăn đồ tanh, đồ sống.
  • Không sử dụng thức ăn được bày bán, chế biến ngoài lề đường hay các gánh hàng rong.
  • Sử dụng thực phẩm tươi sống để chế biến thức ăn thay thế cho các loại đồ hộp chứa nhiều chất bảo quản độc hại.
  • Các thức ăn đã được chế biến nên dùng hết ngay trong ngày, không nên để quá lâu trong tủ lạnh có thể khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
  • Uống nhiều nước để ngăn ngừa nguy cơ bị mất nước khi tiêu chảy.
  • Kiêng uống bia rượu, hút thuốc lá, hạn chế sử dụng nước ngọt có gas, đồ ngọt, sữa, các thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay. Thay vì vậy người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ và các khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe đại tràng, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, khoai lang, khoai tây, bánh mì vào trong chế độ ăn cũng giúp giảm số lần đi cầu trong ngày.
  • Ăn đúng giờ và chỉ nên ăn đủ no. Nếu cần có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để cơ thể được nạp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết mà không làm tăng gánh nặng cho đường ruột.
  • Rửa sạch tay bằng xà phòng trước các bữa ăn, khi chế biến thức ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
  • Lao động vừa sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong những ngày bị bệnh.
  • Không để đầu óc bị căng thẳng quá mức khiến bệnh viêm đại tràng thể lỏng thêm nghiêm trọng.
  • Không sử dụng thuốc tây bừa bãi, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
  • Tập thể dục hàng ngày để cải thiện thể trạng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và giúp đại tràng được cung cấp máu nhiều hơn, tạo điều kiện cho tổn thương bên trong nhanh hồi phục.

Trong bài viết trên chúng ta đã cùng tìm hiểu tất cả những thông tin cơ bản về bệnh viêm đại tràng thể lỏng. Với những kiến thức trên, hy vọng bạn đọc đã có được cái nhìn toàn diện hơn về căn bệnh này và biết cách điều trị hiệu quả.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Trả lời