Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Làm thế nào để nhận biết chính xác?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
23 Tháng chín 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
5183

Để nhận biết tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là một vấn đề không dễ dàng bởi ở giai đoạn ban đầu phân của trẻ thường có xu hướng mềm và chứa nhiều chất lỏng kèm theo đi ngoài nhiều lần một ngày. Bệnh tiêu chảy nếu không nhận biết kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như là tính mạng của bé. Vậy các vị phụ huynh phải làm sao để nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Đây là căn bệnh phổ biến tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trẻ bị tiêu chảy nếu không được xử trí kịp thời sẽ dễ tái phát, đồng thời gây suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.

Tiêu chảy được chia thành nhiều loại như tiêu chảy thẩm thấu, rỉ mủ,..
Tiêu chảy được chia thành nhiều loại như tiêu chảy thẩm thấu, rỉ mủ,..

1.1. Phân loại tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Tổ chức Vị tràng học Thế giới (World Gastroenterology Organisation) đã phân loại tiêu chảy như sau:

  • Tiêu chảy do bị kích thích bài tiết: Tăng sự kích thích hoặc không dung nạp do độc tốc khuẩn tả gây kích thích bài tiết ion âm, đặc biệt là ion clorua. Vì vậy tình trạng tiêu chảy vẫn xảy ra ngay cả khi không ăn.
  • Tiêu chảy thẩm thấu: khi ruột chứa quá nhiều nước, hoặc do tiêu hóa kém (bệnh lý về tụy hoặc bệnh Coeliac), hoặc do tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng thẩm thấu (thuốc điều trị bệnh táo bón) sẽ gây tiêu chảy.
  • Tiêu chảy rỉ mủ: là tình trạng tiêu chảy lẫn máu và mủ trong phân. Nguyên nhân do bệnh viêm đường ruột, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh nhiễm trùng đường ruột do E.coli, hoặc ngộ độc thực phẩm.
  • Kiết lỵ: đây là tình trạng tiêu chảy kèm máu rõ nhất, cho thấy mô ruột đang bị vi khuẩn tấn công. Bị kiết lỵ có thể là bạn đang bị bệnh Shigella, Entamoeba histolytica, và Salmonella.

1.2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Truy tìm nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Truy tìm nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nhưng chủ yếu là 3 nguyên nhân chính dưới đây:

  • Nhiễm trùng đường ruột: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiểu chảy ở trẻ sơ sinh. Các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng (hiếm gặp) là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tiêu chảy ở trẻ, tiêu biểu như rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp, vi khuẩn salmonella, ký sinh trùng giardia. Khi bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn này khiến bé bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng hoặc nước, kèm theo các triệu chứng như nôn, mửa, đau dạ dày, đau đầu, sốt.
  • Không dung nạp lactose: Lactose là một thành phần có trong sữa (sữa tươi, sữa công thức và cả sữa mẹ). Khi cơ thể trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose sẽ khiến cho làm lượng lactose bị tích tụ nhiều ở ruột và gây ra các vấn đề đường ruột trong đó có tiêu chảy.
  • Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất yếu, với những trẻ không bú mẹ mà bú sữa công thức hệ tiêu hóa của con có thể phản ứng trước những tác nhân gây kích ứng từ sữa. Hay những bé trên 6 tháng mẹ, bắt đầu cho con ăn dặm, khi này hệ tiêu hóa của con phải chống chọi với các thực phẩm bên ngoài nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa gây tình trạng tiêu chảy. Đặc biệt, trẻ có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn phải các thức ăn lạ, chứa virus, vi khuẩn gây bệnh khiến bé tiêu chảy, nôn mửa,… Ngoài ra trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, dị ứng thực phẩm,… cũng dễ bị tiêu chảy.

Dù là nguyên nhân nào thì tình trạng ỉa chảy ở trẻ sơ sinh cũng rất nguy hiểm, vì vậy các mẹ có con nhỏ nên hết sức lưu ý để có thể nhận biết các dấu hiệu ban đầu khi bị tiêu chảy ở trẻ.

2. Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ bị mất nước, quấy khóc liên tục
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ bị mất nước, quấy khóc liên tục

Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ không có thói quen đi đại tiện giống như người lớn, các bé có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường gặp như bé mệt mỏi, bỏ bú, đi ngoài phân lỏng màu vàng hoặc xanh, có thể dính máu. Nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh bị mất nước khi tiêu chảy. Có 3 cấp độ mất nước mẹ cần chú ý:

Trẻ sơ sinh tiêu chảy bị mất nước mức độ nhẹ:

  • Khô miệng, khô mắt, khi khóc chảy ít nước mắt hoặc rất ít
  • Đi tiểu ít hơn bình thường
  • Bé quấy khóc, mệt mỏi.

Trẻ sơ sinh tiêu chảy bị mất nước mức độ trung bình:

  • Da khô
  • Mắt trũng
  • Bé lờ đờ, li bì.

Trẻ sơ sinh tiêu chảy bị mất nước mức độ nặng:

  • Thóp trũng, da mất khả năng đàn hồi
  • Trẻ không đi tiểu trong khoảng 6 giờ
  • Người bé rất lờ đờ, đuối sức, thậm chí hôn mê bất tỉnh
  • Mạch đập nhanh, tụt huyết áp.

Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kéo dài trên 10 ngày có thể bé đã bị tiêu chảy cấp. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của bé.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sốt kèm tiêu chảy mẹ nên làm gì ?

3. Biến chứng của tiêu chảy sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần được chữa trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần được chữa trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm

Bệnh tiêu chảy ở thể nhẹ có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, có không ít bậc phụ huynh do chưa thực sự hiểu rõ về bệnh nên đã có những phương pháp điều trị sai lầm, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, đặc biệt là tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh. Các mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Mất nước là biến chứng nguy hiểm nhất khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nếu không bù nước kịp thời, mất nước có thể làm trẻ suy kiệt gây trụy mạch, suy thận cấp và tử vong.
  • Tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây nên suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng và tiêu chảy là một vòng xoắn bệnh lý, gây ảnh hưởng trực tiếp lên hệ tiêu hóa của trẻ khiến trẻ dần dần trở nên biếng ăn, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển, tầm vóc và trí tuệ của trẻ.

Để hiểu rõ hơn về những biến chứng của tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy lắng nghe PGS.TS.Nguyễn Anh Tuấn phó chủ nhiệm bộ môn nhi, trường đại học y dược TP.HCM tư vấn qua video dưới đây.

Những biến chứng nguy hiểm của tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

4. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thế nào hiệu quả

Hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh tiêu chảy đúng cách để bé nhanh khỏe
Hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh tiêu chảy đúng cách để bé nhanh khỏe

Để chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy hiệu quả, các mẹ cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, việc đầu tiên là tránh để bé bị mất nước, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất.
  • Vệ sinh cơ thể, vệ sinh tay chân cho bé sạch sẽ, vệ sinh tay và núm vú sạch sẽ khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ.
  • Khi vệ sinh phân, tã của trẻ cần vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với phân làm lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • Tuyệt đối không được tùy tiện cho trẻ uống thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy.
  • Cho bé đi thăm khám sớm với bác sĩ Nhi khoa để được xử trí kịp thời.
  • Với trẻ > 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như: cháo cà rốt, cháo thịt nạc, chuối, táo, nước gạo rang,…
  • Tránh cho trẻ ăn, uống các thực phẩm chứa nhiều đường (kẹo ngọt, nước có ga,…). Thực phẩm nhiều chất xơ, khó tiêu hóa (ngô, đậu,…) vì chúng sẽ làm tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.
  • Bổ sung cho bé men vi sinh hàng ngày. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ là điều kiện cần thiết để bé hấp thu dinh dưỡng và phát triển đồng đều cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ.

Các mẹ có thể lựa chọn sử dụng cho bé loại men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc chứa hai thành phần chủ yếu là các lợi khuẩn (probiotics) và chất xơ hòa tan (prebiotics). Các chất xơ hòa tan mang tác dụng như một nguồn “thức ăn” cho các lợi khuẩn để giúp các loại khuẩn này đủ “năng lượng” đi thẳng tới đường ruột và làm nhiệm vụ của nó. Cùng với công nghệ bào chế bao kép LAB2PRO gồm 2 lớp bao bọc sẽ bảo vệ các lợi khuẩn một cách an toàn nhất khi tiến vào cơ thể. Khi mẹ cho bé sử dụng loại men vi sinh này sẽ giúp con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa được các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy…(Xem chi tiết sản phẩm ở đây).

Bài viết trên đây đã giúp bạn cách làm sao để nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích được cho các cha mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh diễn biến rất nhanh, nếu không phát hiện và đưa bé đi thăm khám sớm bé có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, ngay khi mẹ nhận thấy các triệu chứng nặng mẹ nên cho bé đi thăm khám ngay với bác sĩ Nhi khoa càng sớm càng tốt.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.