Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là do đâu? Cách xử lý

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
12 Tháng Một 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
633

Cha mẹ rất quan tâm nên làm gì nếu trẻ bị viêm họng nhưng không ho một cách hiệu quả. Câu trả lời sẽ có trong chia sẻ dưới đây. 

1. Vì sao trẻ bị viêm họng nhưng không ho?

Thói quen thở bằng miệng

Thói quen thở bằng miệng rất dễ khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Thói quen thở bằng miệng rất dễ khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Nếu trẻ có thói quen thở bằng miệng, đặc biệt là khi ngủ, có thể dẫn đến viêm họng. Cơn đau họng sẽ phổ biến vào buổi sáng khi trẻ thức dậy và sẽ thuyên giảm sau khi bú sữa hoặc được cho ăn. Ngoài ra còn thấy các triệu chứng khác như khô miệng, khô cổ họng, khàn tiếng, trẻ mệt mỏi và khó chịu khi thức dậy, hôi miệng, có quầng thâm xuất hiện dưới mắt… Nguyên nhân khiến trẻ thở bằng miệng là do tắc nghẽn mũi và khiến trẻ không thể thở bằng mũi.

Hội chứng bệnh nhỏ giọt mũi sau

Hội chứng nhỏ giọt mũi sau ở trẻ em xảy ra khi chất nhầy dư thừa chảy xuống phía sau cổ họng. Tình trạng này khiến họng bị khô, gây đau và viêm họng. Hội chứng nhỏ giọt mũi sau có thể do sự thay đổi thời tiết, dị tật lệch vách ngăn mũi, không khí khô và dị ứng. Cùng với viêm họng trẻ còn có thể có triệu chứng như hôi miệng, buồn nôn nếu chất nhầy chảy vào dạ dày, khó chịu ở cổ họng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Chứng ợ nóng hoặc bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em xảy ra khi cơ co thắt cơ thực quản dưới yếu đi và không hoạt động đúng chức năng khiến axit và thức ăn ở dạ dày trào ngược lên thực quản. Một số trường hợp, trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến viêm họng, đặc biệt là khi tình trạng này kéo dài mà không được điều trị hợp lý.

Bệnh bạch cầu đơn nhân

Bệnh bạch cầu đơn nhân là bệnh do virus gây ra có thể dẫn đến viêm họng nhưng không ho ở trẻ
Bệnh bạch cầu đơn nhân là bệnh do virus gây ra có thể dẫn đến viêm họng nhưng không ho ở trẻ

Bệnh bạch cầu đơn nhân là bệnh do virus gây ra và có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng tương tự như cúm và cảm lạnh. Ngoài ra, còn có thể thấy một số triệu chứng khác như viêm họng không ho, sưng amidan, sốt, sưng các tuyến ở cổ và nách, trẻ mệt mỏi, chán ăn và thường xuyên đổ mồ hôi, đặc biệt là ban đêm.

Viêm amidan

Viêm Amidan tương đối phổ biến ở trẻ em và có thể liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Nếu trẻ mắc bệnh lý này có thể thấy viêm họng nhưng không ho. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc ho, hắt hơi hoặc trong môi trường không khí ở trường học và các trung tâm giữ trẻ. Dấu hiệu nhận biết viêm Amidan có: Sốt và đau họng, buồn nôn hoặc nôn, khàn giọng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hôi miệng, thấy có xuất hiện các mảng màu vàng hoặc trắng ở phía sau cổ họng, phát ban trên cơ thể hoặc trong miệng, khó nuốt và chán ăn, sưng các hạch ở cổ hoặc đau ở quai hàm.

Áp xe amidan

Nếu Amidan bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng có thể dẫn đến áp xe quanh Amidan. Tình trạng này có thể gây viêm họng nghiêm trọng và hình thành một túi chứa mủ ở gây Amidan. Khi túi chứa mủ này vỡ ra có thể khiến các mô xung quanh Amidan bị nhiễm trùng. Trẻ gặp phải tình trạng này sẽ thấy bị viêm họng nhưng không ho. Bạn có thể nhận biết tình trạng áp xe Amidan qua các triệu chứng: đau họng và hường nghiêm trọng hơn ở một bên, đau tai ở cạnh họng bị ảnh hưởng, nhiễm trùng một hoặc cả hai bên Amidan, khó mở miệng một cách hoàn toàn, kén ăn, thay đổi giọng nói, hôi miệng. 

2. Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có gây nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có gây nguy hiểm gì không?
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có gây nguy hiểm gì không?

Viêm họng không ho có thể là những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm họng, không có gì bất thường và cũng không quá lo lắng nhưng bạn cần quan sát tình trạng sức khỏe của trẻ. Một số trường hợp viêm họng không ho đi kèm những chuyển biến phức tạp khác. Bởi trẻ bị viêm họng không ho chỉ là triệu chứng ban đầu, không thể xác định được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu trẻ sốt cao liên tục, đau rát họng không thuyên giảm, nôn trớ nhiều… thì bạn cần cho trẻ đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời. Một số trường hợp trẻ bị viêm họng nhưng không ho kéo dài có thể là cảnh báo các bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gặp khó khăn trong điều trị và có biến chứng không mong muốn.

3. Cách điều trị viêm họng không ho ở trẻ

3.1. Chăm sóc cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho tại nhà

Cha mẹ có thể trị viêm họng cho trẻ nhưng không ho tại nhà
Cha mẹ có thể trị viêm họng cho trẻ nhưng không ho tại nhà
  • Vệ sinh họng cho bé bằng nước muối sinh lý: Đây là phương pháp giúp tiêu diệt các vi khuẩn và ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh ở niêm mạc họng. Mỗi ngày bạn nên cho trẻ súc miệng 5-7 lần trước khi ngủ, sáng ngủ dậy và sau ăn.
  • Tích cực cho trẻ uống nhiều nước: Nước ấm sẽ tốt cho cổ họng của trẻ và cung cấp nước cho cơ thể cũng như bù nước nếu trẻ sốt.
  • Để trẻ nghỉ ngơi, tránh để trẻ bị suy nhược cơ thể
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên
  • Quất và đường phèn: Bạn dùng 5-7 quả quất cắt lát đem hấp với 3 thìa đường phèn. Sau đó cho trẻ dùng quất hấp đường phèn khi nguội, mỗi lần 2-3 thìa.
  • Lá húng chanh và hẹ: Bạn dùng húng chanh, gừng, hẹ đã rửa sạch, ngâm muối rồi xay với 200ml nước. Cho đường phèn và quất non vào hỗn hợp vừa xay rồi chưng cách thủy trong 30 phút. Cha mẹ cho bé uống phần nước cốt 3-4 lần/ngày.

3.2. Điều trị cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho bằng Tây y

Sử dụng thuốc tây y theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Sử dụng thuốc tây y theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho, đi kèm triệu chứng sốt cao, đau rát họng kéo dài, bạn nên cho con đi khám và điều trị bằng thuốc. Tùy vào tình trạng của trẻ bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị nhưng các loại thuốc thường dùng có:

  • Nhóm thuốc kháng acid: Thường chỉ định trong trường hợp trẻ bị đau họng do trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thuốc dị ứng: Được chỉ định dưới dạng uống, tiêm hoặc xịt, dùng cho trẻ có cơ địa dị ứng.
  • Kháng sinh: Hỗ trợ đẩy lùi vi khuẩn, virus gây bệnh, ức chế quá trình phát triển của chúng, dùng trong trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp. Thuốc kháng sinh cần được dùng theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn.
  • Thuốc Steroid: Giúp giảm đau, sưng vùng họng cho bé.

Các loại thuốc Tây y thường gây tác dụng phụ, đặc biệt là với thể trạng nhạy cảm của trẻ nhỏ. Do đó bạn tuyệt đối không tự ý mua hay cho bé dùng thuốc mà không đúng hướng dẫn của bác sĩ. 

4. Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Những lưu ý khi cha mẹ chăm sóc cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Những lưu ý khi cha mẹ chăm sóc cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Mặc dù không có biện pháp cụ thể để phòng ngừa tuyệt đối viêm họng ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc có thể phòng ngừa viêm họng ở trẻ bằng một số phương pháp sau:

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm họng.
  • Bạn rửa tay trước khi cho trẻ ăn và tiếp xúc với trẻ.
  • Dạy trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi.
  • Cho trẻ tránh khỏi môi trường ô nhiễm và khói thuốc lá.
  • Giữ ấm cổ họng và ngực của trẻ khi thời tiết lạnh.
  • Tránh để trẻ dùng chung thức ăn và đồ uống với người khác, kể cả người thân trong gia đình.

Bên cạnh đó bạn có thể chọn dùng xịt họng cho trẻ em có thành phần thảo dược như Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà. Khi xịt họng sẽ có tác dụng giảm sưng đau rát ngứa họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản. Đồng thời có tác dụng  phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, sử dụng cho người bị ho gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, ho do cảm cúm, ho do thay đổi thời tiết, làm dịu cải thiện các triệu chứng của khô họng, viêm loét miệng – họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng; ngăn ngừa các vấn đề như viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng… Thậm chí có thể dùng xịt họng này cho phụ nữ mang thai và người cho con bú. 

Như vậy, tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy trẻ bị sốt cao, biếng ăn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nhất.

Bài viết liên quan: Trẻ bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.