Tê đầu ngón tay cảnh báo bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
29 Tháng Ba 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
38534

Bệnh lý tê đầu ngón tay thường khiến cho người bệnh khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật. Vậy khi bị tê đầu ngón tay, cơ thể đang cảnh báo bệnh lý gì? Xem ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tê đầu ngón tay là gì?

Tê đầu ngón tay là hiện tượng tê ngứa ran hoặc châm chích ở đầu ngón tay
Tê đầu ngón tay là hiện tượng tê ngứa ran hoặc châm chích ở đầu ngón tay

Tê đầu ngón tay là hiện tượng tê rần, ngứa ran hoặc châm chích ở một hoặc nhiều đầu ngón tay, gây ảnh hưởng tới khả năng cầm nắm, nhặt đồ hoặc khó khăn khi thực hiện một số động tác khéo léo. Hiện tượng này có thể chỉ xuất hiện thoáng qua do tác động cơ học. Tuy nhiên, khi nó xuất hiện liên tục và đi kèm với các triệu chứng bất thường khác thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó.

2. Bị tê ngón tay cảnh báo bệnh gì?

Một số bệnh lý người bệnh có thể gặp phải khi gặp tình trạng tê đầu ngón tay thường xuyên đó là:

2.1. Bệnh thần kinh ngoại biên

Tê ngón tay là dấu hiệu của nhiều bệnh như bệnh thần kinh ngoại biên
Tê ngón tay là dấu hiệu của nhiều bệnh như bệnh thần kinh ngoại biên

Thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh đảm đương công việc truyền tín hiệu từ não và tủy sống đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Do đó, khi một trong các dây thần kinh bị tổn thương, người bệnh sẽ được chẩn đoán bị bệnh thần kinh ngoại biên.

Tùy vào vị trí của dây thần kinh chịu tổn thương mà triệu chứng của mỗi người bệnh có thể khác nhau. Thông thường các chấn thương dây thần kinh ngoại biên sẽ do các chấn thương vật lý. Ngoài ra, các nguyên nhân cũng có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên đó là: thiếu vitamin B12, tiểu đường, làm dụng rượu bia,…

2.2. Rối loạn sử dụng rượu

Rối loạn sử dụng rượu bia cũng có triệu chứng tê nhức ngón tay
Rối loạn sử dụng rượu bia cũng có triệu chứng tê nhức ngón tay

Các triệu chứng của rối loạn sử dụng rượu đó là:

  • Ngứa ran hoặc tê ngón tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân.
  • Luôn có cảm giác châm chích ở bàn tay, kèm theo đau nhức.
  • Cơ yếu, thỉnh thoảng bị chuột rút, co thắt cơ.
  • Khó nuốt khi ăn uống.

2.3. Bệnh rễ thần kinh cổ

Bệnh rễ thần kinh cổ hay còn được gọi là bệnh lý rễ tủy cổ hoặc hội chứng cổ vai gáy cánh tay. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này có mối liên hệ mật thiết với thoái hóa đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Đó chính là nguyên nhân xuất hiện triệu chứng tê đầu ngón tay.

2.4. Đau cơ xơ hóa

Bị tê bì chân tay là yếu tố nguy cơ của bệnh đau cơ xơ hóa
Bị tê bì chân tay là yếu tố nguy cơ của bệnh đau cơ xơ hóa

Bệnh lý tiếp theo mà người bệnh có nguy cơ gặp phải khi bị tê bì chân tay dài ngày đó chính là đau cơ xơ hóa. Triệu chứng chính của bệnh lý này đó là:

  • Tê đầu ngón tay, đau nhức dữ dội.
  • Rối loạn giấc ngủ, thỉnh thoảng có triệu chứng đau đầu.
  • Khó tập trung.
  • Gặp tình trạng suy giảm trí nhớ.

2.5. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay cũng là một trong những bệnh lý người bệnh có thể gặp phải khi bị tê đầu ngón tay. Tình trạng này xuất hiện khi cấu trúc xương khớp khác đè lên ống cổ tay làm không gian bên trong trở nên hẹp hơn và gây tổn thương dây thần kinh giữa, dẫn đến tê 2 bàn tay.

2.6. Bệnh Raynaud

Tê bì chân tay là triệu chứng của bệnh gì? Bệnh Raynaud
Tê bì chân tay là triệu chứng của bệnh gì? Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud là bệnh khiến động mạch nhỏ nằm trong đầu ngón tay bị co thắt nhanh và dữ dội. Về lâu ngày, bệnh sẽ khiến tình trạng tê đầu ngón tay xuất hiện liên tục và cản trở quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể.

2.7. Viêm khớp dạng thấp

Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Tê đầu ngón tay còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một dạng rối loạn tự miễn gây viêm sưng đau nhức và cứng khớp.

2.8. Bệnh tiểu đường

Bị tê đầu ngón tay có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh như tiểu đường
Bị tê đầu ngón tay có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh như tiểu đường

Bệnh tiểu đường cũng có thể xuất hiện khi người bệnh bị tê bì đầu ngón tay. Nếu lượng đường trong máu vượt qua mức cho phép, hệ thống dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng và gây ra những biểu hiện như:

  • Tê hoặc ngứa râm ran ở đầu ngón tay, cánh tay, chân hoặc cả bàn chân.
  • Đau hoặc chuột rút.
  • Yếu cơ.
  • Phản xạ chậm.

2.9. Chèn ép thần kinh trụ

Tê đầu ngón tay là triệu chứng của bệnh gì? Dây thần kinh trụ là dây thần kinh liên quan đến cảm xúc ở ngón áp út. Khi người bệnh bị tê đầu ngón tay dài ngày, thì rất có thể bạn đang bị chèn ép thần kinh trụ, gây ra tình trạng tê tay trái tay phải .

2.10. Các bệnh lý khác

Một số bệnh lý khác có thể gặp khi bị tê bì đầu ngón tay đó là: đột quỵ, u nang hạch, HIV/AIDS, bệnh đa xơ cứng, hội chứng Sjogren, chấn thương vai, các bệnh nhiễm trùng (Như: bệnh Lyme hoặc giang mai), thiếu hụt vitamin B12, bệnh Hansen hay còn gọi là bệnh phong, gãy cổ tay hoặc bàn tay.

3. Vì sao nên sớm chữa tê đầu ngón tay?

Tê bì ngón tay có thể là dấu hiệu mắc bệnh nào đó nên cần được xử lý sớm
Tê bì ngón tay có thể là dấu hiệu mắc bệnh nào đó nên cần được xử lý sớm

Hầu hết, các triệu chứng của tê đầu ngón tay thường xuất hiện không quá nghiêm trọng và thậm chí còn có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu trường hợp tê bì ngón tay là do các bệnh lý kể trên gây ra thì người bệnh cần đi khám để có các biện pháp xử lý phù hợp.

Việc chữa tê đầu ngón tay càng sớm thì tỉ lệ khỏi bệnh sẽ càng cao. Bên cạnh đó, khi bệnh được điều trị sớm, người bệnh còn có thể hạn chế được những nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến cuộc sống thậm chí gây liệt vĩnh viễn.

4. Chẩn đoán và điều trị tê đầu ngón tay

Khi xuất hiện triệu chứng tê đầu ngón tay không do tác động cơ học như tì đè, bê vật nặng, người bệnh cần đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt ngày thường.

4.1. Phương pháp chẩn đoán

Gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân tê ngón tay
Gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân tê ngón tay

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, chấn thương và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Sau đó, tiến hành kiểm tra cánh tay, bàn tay và ngón tay để phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Với những trường hợp bị tổn thương từ bên trong, bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp Xquang hoặc chụp MRI để đánh giá phần xương bị tổn thương tại vai, cánh tay, cổ tay hoặc ngón tay. Đồng thời, đánh giá tình trạng trạng dây thần kinh ở bàn tay có đang bị chèn ép hay không.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân tê đầu ngón tay như thiếu hụt vitamin B12, viêm khớp dạng thấp…

4.2. Cách điều trị tê đầu ngón tay

Người bệnh nên tập các bài tập duỗi ngón tay để chữa tê nhức tay
Người bệnh nên tập các bài tập duỗi ngón tay để chữa tê nhức tay

Các phương pháp điều trị tê đầu ngón tay phổ biến nhất hiện nay đó là:

  • Thực hiện các bài tập duỗi ngón tay: Đây là một trong những cách chữa tê đầu ngón tay phổ biến nhất tại nhà và vô cùng đơn giản.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Phương pháp sử dụng thuốc giảm đau thông thường sẽ chỉ giúp đẩy lùi cơn đau tạm thời. Do đó, phương pháp này sẽ không điều trị được tận gốc cũng như không tìm được nguyên nhân chính của bệnh lý.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị xâm lấn và có khả năng chữa lành các thương tổn ở dây thần kinh gây tê đầu ngón tay.
  • Trị liệu thần kinh cột sống: Phương pháp này được thực hiện dựa theo cơ chế nắn chỉnh bằng tay theo lực vừa phải để hỗ trợ khôi phục cấu trúc cột sống về đúng vị trí ban đầu.

Cùng với điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì bạn có thể chọn dùng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn. Đó là viên uống có chứa thành phần là Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B. Viên uống này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid. Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy do thoái hóa xương khớp. Viên uống thích hợp để giúp giảm tê bì chân tay và biến chứng thần kinh, mạch máu do các nguyên nhân bệnh lý.

Với trường hợp tê chân tay do thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay cột sống thắt lưng, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như canxi nano, vitamin D3, MK7, mangan, magie, silic, sắt, kẽm….

5. Phòng ngừa tình trạng tê ngón tay

Không gối đầu lên cánh tay rồi ngủ gục trên bàn tránh việc tê bì tay chân
Không gối đầu lên cánh tay rồi ngủ gục trên bàn tránh việc tê bì tay chân

Để phòng tránh tình trạng tê đầu ngón tay gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bạn cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng, tập luyện. Cụ thể:

  • Tránh các động tác phải dùng bàn tay liên tục. Đối với dân văn phòng, sau khoảng 1 giờ đánh máy liên tục thì cần thực hiện động tác co duỗi, massage các đầu ngón tay.
  • Hạn chế mang xách vật nặng để tránh chấn thương.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày, đặc biệt là các bài tập cho tay và vai.
  • Tránh để vật nặng tì đè lên cánh tay, bàn tay. Tránh tư thế gối đầu lên cánh tay để ngủ gục xuống bàn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng. Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu canxi, photpho, vitamin B như rau lá xanh, sữa, cây họ đậu, cá hồi, bơ, bí đỏ, xương ống…
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ. Tới gặp bác sĩ ngay khi thấy tê tay kéo dài mà không do tác động cơ học.

Trên đây là các bệnh lý cảnh báo khi người bệnh phát hiện triệu chứng tê bì đầu ngón tay lâu ngày. Khi phát hiện triệu chứng bắt đầu xuất hiện thường xuyên, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.