Những nguyên nhân và dấu hiệu tai biến ở người trẻ

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
6 Tháng Mười 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
471

Tai biến mạch máu não có xu hướng gia tăng ở người trẻ và chiếm khoảng 5 – 10% các trường hợp tai biến. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu tai biến ở người trẻ để biết cách phòng ngừa nhé.

1. Những dấu hiệu tai biến ở người trẻ

1.1. Tai biến ở người trẻ có dấu hiệu gia tăng

Trước đây, mọi người nghĩ bệnh tai biến mạch máu não chủ yếu là những người cao tuổi hoặc người có bệnh lý nền thì hiện nay bệnh đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi. Các thống kê gần đây cho thấy số lượng người trẻ bị tai biến chiếm khoảng từ 5 – 10% số ca tai biến tại Việt Nam.

Người trẻ bị tai biến xuất hiện những triệu chứng gì?
Người trẻ bị tai biến xuất hiện những triệu chứng gì?

1.2. Các dấu hiệu tai biến ở người trẻ cần lưu ý

Tùy từng mức độ của bệnh tai biến mà các triệu chứng biểu hiện ở người trẻ có thể khác nhau nhưng về cơ bản thì có những dấu hiệu chung là:

  • Méo mặt một bên, lệch nhân trung, khó cử động cơ mặt
  • Tay chân tê cứng, khó cử động
  • Một nửa người có thể bị yếu hoặc liệt, gây khó khăn trong sinh hoạt, vận động. 
  • Thị lực kém, nguyên nhân là do thùy não không nhận đủ oxy
  • Nói lắp, khó diễn đạt ý của câu, thậm chí nhiều người không nói được, giảm khả năng viết, đọc, tính toán,…
  • Rối loạn ý thức
  • Ngủ li bì, ngủ gật, lú lẫn
  • Không kiểm soát tiểu tiện hoặc co giật
  • Đau đầu đột ngột, dữ dội, có thể đi kèm choáng váng, ù tai, nôn, buồn nôn, tim đập nhanh, tức ngực, khó thở,…
  • Nấc cụt liên tục cũng có thể cảnh báo tai biến ở người trẻ, đặc biệt là ở phụ nữ
  • Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
  • Rối loạn cảm giác vận động là một trong những dấu hiệu tai biến mạch máu não ở người trẻ
  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Suy giảm trí nhớ
  • Rối loạn cảm giác
  • Nhìn mờ hoặc bị mù tạm thời

2. Vì sao tai biến ngày càng gia tăng ở người trẻ?

Nguyên nhân tai biến ngày càng gia tăng ở người trẻ
Nguyên nhân tai biến ngày càng gia tăng ở người trẻ

Người trẻ có thể bị tai biến do nhiều nguyên nhân như:

  • Căng thẳng, stress gây: Những áp lực trong công việc, gánh nặng cuộc sống đều có thể là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ ở người trẻ.
  • Ăn uống không khoa học: Người trẻ có thói quen ăn nhiều chất béo có hại, ăn không đủ cả về chất và lượng có thể khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất và năng lượng… đều là nguyên nhân làm tăng các nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tai biến.
  • Sinh hoạt thiếu lành mạnh có thể dẫn đến các dấu hiệu tai biến ở người trẻ: Thói quen tắm đêm, thức khuya, ngủ muộn, ít vận động… thường thấy ở giới trẻ, đặc biệt là dân văn phòng là nguyên nhân có thể làm gia tăng nguy cơ tai biến.
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia: Trong thuốc lá và rượu bia có các chất kích thích có thể làm suy yếu thành mạch, tăng nguy cơ xơ vữa và hình thành cục máu đông, khiến mạch máu, trong đó có mạch máu não bị tắc nghẽn.

Ngoài ra, tuổi trẻ thường chủ quan đối với sức khỏe, xem nhẹ các triệu chứng bất thường chính là một yếu tố quan trọng đẩy người trẻ đến với nguy hiểm mà không biết.

3. Xử trí thế nào khi gặp tai biến?

Cần phải làm gì khi người trẻ bị tai biến mạch máu não?
Cần phải làm gì khi người trẻ bị tai biến mạch máu não?

Khi người trẻ thấy cơ thể xuất hiện từ 2 – 3 trong số các triệu chứng kể trên thì cần gọi cấp cứu để đến bệnh viện ngay và được điều trị kịp thời. Với những trường hợp triệu chứng bất ngờ thì có thể áp dụng các biện pháp xử lý tạm thời trong thời gian đợi xe cấp cứu dưới đây:

  • Quan sát thật kỹ các biểu hiện của người bệnh để cung cấp khi nhân viên y tế đến.
  • Di chuyển người bệnh nằm ở nơi thoáng mát, rộng rãi, bằng phẳng. Để người bệnh nằm trong tư thế thoải mái nhất có thể, hai chân duỗi thẳng, đầu kê cao khoảng 30 độ.
  • Nới lỏng quần áo và hỗ trợ, hướng dẫn người bệnh bình tĩnh, hít thở đều, sâu, chậm rãi.
  • Nếu thấy người bệnh có biểu hiện nôn thì cần nghiêng người qua một bên để tránh dịch nôn xộc lên mũi và vào phổi.
  • Nếu người bệnh bị co giật, lấy một miếng vải sạch quấn quanh chiếc đũa rồi kẹp vào giữa hai hàm để tránh trường hợp cắn lưỡi.

Cần chú ý:

  • Không tự ý di chuyển người đang bị tai biến đến cơ sở y tế sẽ rất nguy hiểm.
  • Không chích nặn máu 10 đầu ngón tay, không cạo gió hay cho người bệnh ăn, uống bất cứ thứ gì.

4. Ngăn ngừa tai biến ở người trẻ bằng cách nào?

Các biện pháp ngăn ngừa tai biến ở người trẻ
Các biện pháp ngăn ngừa tai biến ở người trẻ
  • Các chuyên gia nội thần kinh khuyến cáo để ngăn ngừa tai biến thì người trẻ không nên chủ quan, cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bất thường và điều trị sớm.
  • Người trẻ cũng nên tạo nếp sống lành mạnh, hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích, có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn, sinh hoạt lành mạnh.
  • Người trẻ nên tránh stress trong cuộc sống, cân bằng công việc và nghỉ ngơi.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao cũng là biện pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Để ngăn ngừa bệnh tai biến, người trẻ có thể chọn dùng sản phẩm có chứa hai thành phần có chức năng cực kỳ hiệu quả trong việc giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tai biến mạch máu não nặng đó là Ginkgo Biloba (bạch quả) và Cao Blueberry. Trong đó, Ginkgo Biloba có vai trò hoạt huyết, tăng cường lưu thông mạch máu não, giúp hệ tuần hoàn máu não hoạt động được thuận lợi, trơn tru hơn. Cao Blueberry có chức năng cải thiện sức khỏe hệ thần kinh nói chung, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Người bệnh có thể tìm thấy hai thành phần này trong một viên uống, ngoài ra viên uống còn có các thành phần tiền vitamin B1, B2, B6 có trong sản phẩm giúp kích thích nhanh sự tái sinh dây thần kinh, giải quyết các rối loạn chức năng dây thần kinh, góp phần giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Sản phẩm cũng cần phải chứa thành phần Chondroitin, vì nó giúp hàn gắn màng dây thần kinh, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Đồng thời sử dụng hàng ngày viên uống Omega 3 nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Na Uy, cung cấp đầy đủ cả EPA và DHA, dầu đậu nành, Gelatin, Glycerin, Sorbitol, ethyl vanillin, nipagin, nipasol. Sản phẩm thích hợp phòng và điều trị  xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, bệnh tim mạch.

Khi bản thân hoặc người thân có những dấu hiệu như đột ngột méo miệng, liệt mặt, tê, yếu nửa người, tê môi, cứng lưỡi, nói khó, mờ mắt, đau đầu,… cần gọi cấp cứu ngay để đến bệnh viện sớm, chẩn đoán và điều trị trong thời gian vàng.

Hi vọng với những chia sẻ người trẻ sẽ hiểu thêm về lý do gây bệnh và kịp thời cấp cứu khi nắm được dấu hiệu tai biến ở người trẻ.

>> Xem thêm: Bệnh tai biến ở người già – Mối đe dọa khôn lường từ tuổi tác

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời