Tai biến mạch máu não nặng nguy hiểm như thế nào?

Đăng bởi:

Ngày đăng:
1 Tháng sáu 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1438

Tai biến mạch máu não vẫn luôn được biết đến là căn bệnh đáng sợ và để lại nhiều di chứng tổn hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là khi tai biến mạch máu não đã tiến triển nặng, điều này đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Vậy tai biến mạch máu não nặng là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết ngay dưới đây.

Biến chứng nguy hiểm của tai biến mạch máu não nặng
Biến chứng nguy hiểm của tai biến mạch máu não nặng

1. Tai biến mạch máu não nặng là gì?

Tai biến mạch máu não được hiểu một cách đơn giản nhất đó là tình trạng một phần não bộ không được cung cấp máu và oxy đột ngột, khiến các tế bào não dần chết đi, tổn thương nghiêm trọng đến các mô não.

Những trường hợp tai biến mạch máu não nặng thì người bệnh sẽ phải đối mặt với những di chứng hết sức nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Thời gian hồi phục sau tai biến của họ cũng thường kéo dài hơn. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào sự cấp cứu kịp thời khi xảy ra tai biến.

Ngoài ra, phụ nữ là đối tượng có tỷ lệ bị tai biến mạch máu não nặng nhiều hơn so với nam giới và con số thống kê về trường hợp tử vong cũng cao hơn.

2. Nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não nặng

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người bệnh bị tai biến mạch máu não nặng phải nhắc đến đó là:

  • Xơ vữa động mạch: Đây là tình trạng thường xảy ra ở những người lớn tuổi, do các mảng bám tích tụ lâu ngày bám vào thành mạch gây xơ cứng và hẹp lòng động mạch. Khi vỡ ra, các mảng bám sẽ kết hợp với hồng cầu, hình thành cục máu đông. Kết quả là gây tắc nghẽn lưu thông của máu lên não gây ra đột quỵ
  • Huyết áp cao: Huyết áp cao gây giãn thành mạch và khiến mạch máu bị suy yếu. Khi lượng máu tăng lên đột ngột thì có khả năng cao sẽ gây vỡ động mạch và cuối cùng là bị đột quỵ.
  • Bệnh về tim: Các bệnh lý về tim như: hẹp van tim, hở van tim, rung nhĩ… gây khó khăn cho quá trình bơm máu, lâu ngày máu tích tụ tạo lên những cục máu đông gây tắc nghẽn dẫn đến tai biến thể nhồi máu não.
  • Bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường có chỉ số mỡ máu và lượng cholesterol xấu trong máu cao hơn người bình thường. Nếu không được kiểm soát bằng các biện pháp trị liệu thì lượng đường trong máu cao khiến mạch máu bị tổn thương, không có lợi cho bệnh tai biến mạch máu não nặng.
  • Thừa cân, béo phì: Thói quen sống ít vận động và chế độ ăn không khoa học gây thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao, xơ vữa động mạch… Đây là tác nhân gây ra tai biến mạch máu não nặng, cũng như các bệnh nguy hiểm khác.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá cũng là thủ phạm gây ra tai biến mạch máu não nặng. Không những vậy hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về dạ dày hay phổi.
  • Uống quá nhiều rượu: Thói quen này làm tăng huyết áp, xơ cứng động mạch và gây ra đột quỵ bất cứ lúc nào.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thực đơn ăn uống hằng ngày chứa nhiều muối, đường có thể gây huyết áp cao, thức ăn chứa nhiều chất béo có hại làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, cuối cùng là bị tai biến.

3. Dấu hiệu nhận biết cơn tai biến mạch máu não nặng

Nhận biết và sơ cứu kịp thời các dấu hiệu của cơn tai biến mạch máu não nặng có thể làm tăng tỉ lệ sống sót và rút ngắn thời gian hồi phục của người bệnh. Đặc biệt, điều này có thể giúp bệnh nhân hạn chế được một cách tốt nhất các di chứng sau đột quỵ họ có thể gặp phải. Các dấu hiệu thường thấy ở bệnh tai biến mạch máu não nặng là:

  • Khuôn mặt: Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nặng, nửa bên mặt bị xệ xuống. Khi cười, nụ cười họ bị méo lệch, mất cân đối, rất dễ nhìn ra.
  • Cánh tay: Một bên cánh tay của người bệnh gần như không có sức, buông thõng, hoàn toàn không thể vận động bình thường hay giơ lên cao.
  • Giọng nói: Những trường hợp bị tai biến mạch máu não nặng thường bị nói lắp, nói ngọng, không rõ lời gây khó hiểu cho đối phương, họ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp.

Bên cạnh 3 biểu hiện phổ biến và rõ nét vừa kể trên thì các trường hợp bị tai biến nặng còn có thể bắt gặp các tình trạng như: hoa mắt, chóng mặt đột ngột không rõ nguyên nhân, đau đầu dữ dội, co giật, hôn mê….

Những bệnh nhân bị tai biến nặng nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời thì các dấu hiệu trên sẽ tiếp tục tiến triển nặng hơn, gây liệt, suy giảm nhận thức…, nghiêm trọng nhất là mất đi mạng sống. Do đó khi thấy người thân có những dấu hiệu này thì cần đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nhận biết cơn tai biến mạch máu não nặng qua các dấu hiệu này
Nhận biết cơn tai biến mạch máu não nặng qua các dấu hiệu này

4. Di chứng do tai biến mạch máu não nặng

Các trường hợp bị tai biến mạch máu não nặng phải chịu những thiệt hại nghiêm trọng về cả thể xác lẫn tinh thần. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn tai biến mà di chứng của mỗi người lại không giống nhau. Tuy nhiên một số di chứng mà gặp ở hầu hết các bệnh nhân tai biến nặng đó là:

  • Liệt hoặc mất khả năng vận động: Họ có thể bị liệt nửa người cùng với các chi như chân, tay. Từ đó khả năng vận động cơ bắp cũng bị suy giảm đáng kể, thậm chí có người mất hoàn toàn chức năng vận động do yếu cơ, run tay chân….
  • Khó nói hoặc nuốt khó: Khi bộ phận não giữ vai trò điều khiển và kiểm soát cơ miệng của người bệnh tai biến bị tổn thương nặng nề, dẫn tới chức năng ngôn ngữ của họ sẽ bị ảnh hưởng . Vì thế, họ sẽ gặp khó khăn khi nuốt thức ăn, giọng nói của họ bị méo mó, không được rõ ràng, nói ngọng, nói lắp, thậm chí là mất tiếng, không thể nói được.
  • Gặp vấn đề về nhận thức: Trí tuệ, lý luận, trí nhớ của người bị tai biến nặng bị giảm sút nghiêm trọng, họ suy nghĩ lâu hơn người bình thường, nặng hơn nữa là họ có thể bị mất trí nhớ tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Vấn đề về cảm xúc: Cảm xúc của người bị tai biến mạch máu não nặng thường rất không ổn định, họ khó kiểm soát được cảm xúc của mình. Họ còn dễ bị tự ti, mặc cảm, nếu kéo dài sẽ sinh ra trầm cảm, dễ cáu gắt hay xúc động với những người xung quanh.

Ngoài ra, người bị tai biến mạch máu não nặng còn bị các biến chứng nguy hiểm khác như: đau đầu, không làm chủ được tiểu tiện, giảm thị lực, mờ mắt, mù lòa. Viêm phổi, loét hoặc hoại tử chỗ bị tì đè do bị liệt lâu ngày, không vận động.

5. Cần làm gì khi thấy một người có dấu hiệu tai biến nặng?

Những việc cần làm khi thấy một người có dấu hiệu bị tai biến nặng mà bạn cần phải biết đó là:

  • Nâng đỡ ngay người bệnh lên để cơ thể tránh bị ngã chấn thương.
  • Đặt bệnh nhân nằm ở chỗ thoáng, để nằm nghiêng qua một bên nếu nôn ói, lấy hết đờm nhớt chặn đường hô hấp cho bệnh nhân dễ thở, nới lỏng quần áo.
  • Gọi xe cấp cứu để đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa kịp thời.
  • Nên ưu tiên lựa chọn những bệnh viện ở gần nhà, nếu bệnh viện đó đủ điều kiện và bác sĩ không yêu cầu chuyển viện. Vì nếu càng di chuyển nhiều thì người bệnh tai biến sẽ có thể bị nặng hơn.
  • Trường hợp người bệnh lên cơn co giật thì hãy lấy que hoặc đũa quấn vải để ngang hàm răng, tránh tình trạng họ bị cắn vào lưỡi.
  • Không được sự cho phép của bác sĩ hay những người có chuyên môn thì không được tự ý cho người bệnh uống thuốc hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay các loại thuốc khác.

6. Chữa tai biến mạch máu não

6.1. Điều trị tai biến nhồi máu não

  • Tiến hành làm tiêu cục máu đông bằng cách biến đổi Plasminogen thành Plasmin, phân hủy thành Fibrin và Protein đông huyết tương.
  • Khi áp dụng rtPA thì cần thực hiện đúng theo chỉ định và chống chỉ định của thuốc.
  • Dùng thuốc chống tình trạng tập kết tiểu cầu như Aspirin, Ticlopidin, Aggrenox, Clopidogrel…
  • Thực hiện chống đông máu, có thể dùng Heparin, dự phòng bằng thuốc Warfarin, Lovenox…
  • Dùng biện pháp can thiệp nội mạch để thực hiện lấy cục máu đông
  • Cho bệnh nhân dùng những thuốc nuôi dưỡng tế bào thần kinh vùng bán ảnh như Duxil, Nootropyl, Tanakan..

6.2. Điều trị tai biến xuất huyết não

  • Trong trường hợp này cần sử dụng có tác dụng đông hay cầm máu, có thể là Transamin 0.25g/ 2- 4 ống, tiêm đường tĩnh mạch.
  • Trong trường hợp chảy máu dưới màng nhện và chảy máu não lớn kèm theo tình trạng tràn máu não thất thì tiêm Nimotop 10mg/ 50ml đường tĩnh mạch, dùng bơm điện, có tác dụng chống co mạch, ngăn ngừa tình trạng nhồi máu não thứ phát.
  • Trường hợp có ổ máu tụ có kích thước lớn hơn 60ml thì cần tiến hành phẫu thuật để lấy ổ máu tụ bán cầu trong.

Lưu ý: Cần phải tìm ra nguyên nhân của việc xuất huyết máu não để điều trị triệt để, có thể nguyên nhân chảy máu não là do phình mạch, dị dạng mạch…

6.3. Phục hồi chức năng sau tai biến

  • Trị liệu vật lý: Người bệnh tai biến sẽ được hồi phục chức năng qua những bài tập về thể lực, vận động nhẹ nhàng, giúp bệnh nhân có thể tự làm những công việc vệ sinh hằng ngày.
  • Trị liệu ngôn ngữ để cải thiện khả năng nói: Những bài trị liệu sẽ giúp người bị tai biến mạch máu não nặng lấy lại khả năng ngôn ngữ, giao tiếp hằng ngày, truyền đạt suy nghĩ cho người chăm sóc.
  • Trị liệu tâm lý: Sự quan tâm, chia sẻ, động viên, khuyến khích của của người thân và gia đình sẽ giúp họ sớm lấy lại tinh thần, sự lạc quan và cố gắng duy trì tập luyện. Có một tinh thần thoải mái và ổn định sẽ khiến người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.
  • Trị liệu nghề nghiệp: Hướng dẫn người bệnh bắt đầu thực hiện lại những công việc hằng ngày như vệ sinh cá nhân, nấu ăn và dọn dẹp đơn giản.
  • Châm cứu, bấm huyệt: Phương pháp bổ trợ này có thể được thực hiện song song với các phương pháp trị liệu trên giúp đẩy nhanh tiến trình hồi phục của người bệnh một cách hiệu quả.
Chữa tai biến mạch máu não và cách phòng ngừa
Chữa tai biến mạch máu não và cách phòng ngừa

Ngoài ra cũng nên chú ý:

  • Chế độ ăn uống khoa học: Thực đơn của người bệnh nên chứa nhiều chất xơ, hạn chế các chất béo xấu, đường, tinh bột, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hay những món ăn nhiều muối.
  • Hỗ trợ bệnh nhân vận động và tập động tác nhẹ nhàng.
  • Động viên và an ủi bệnh nhân, giúp họ có tinh thần thoải mái, tích cực, duy trì các bài tập phục hồi chức năng.
  • Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác.

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả điều trị tai biến mạch máu não nặng cũng như cải thiện khả năng hồi phục của người bệnh, các bác sĩ khuyên nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ được đánh giá cao, có nguồn gốc rõ ràng, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Quan trọng nhất, nên lựa chọn sản phẩm chứa thành phần giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tai biến mạch máu não nặng đó là Ginkgo Biloba, cao Blueberry. Thành phần Ginkgo Biloba có vai trò kích thích hoạt huyết, tăng cường lưu thông mạch máu não, giúp hệ tuần hoàn máu não hoạt động được thuận lợi, trơn tru hơn. Cao Blueberry có chức năng cải thiện sức khỏe hệ thần kinh nói chung, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Các thành phần đi kèm không thể thiếu đó là tiền vitamin B1, B2, B6 giúp kích thích nhanh sự tái sinh dây thần kinh, giải quyết các rối loạn chức năng dây thần kinh, góp phần giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Sản phẩm cũng cần phải chứa thành phần Chondroitin, vì nó giúp hàn gắn màng dây thần kinh, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Xem thêm tại đây.

>> Xem thêm: PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 chia sẻ bí quyết phòng ngừa hiệu quả và phục hồi tốt nhất nếu chẳng may bị tai biến mạch máu não, đột quỵ hiệu quả TẠI ĐÂY.

Nếu như bệnh tai biến mạch máu não đã được coi là nguy hiểm thì khi phát triển ở mức độ nặng, căn bệnh này còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể được cải thiện và kiểm soát. Hy vọng, qua những thông tin mà bài viết chia sẻ bạn đã biết làm thế nào để bảo vệ sức khỏe của gia đình cũng như chính bản thân mình khỏi bệnh tai biến mạch máu não nặng.

>> Xem thêm: Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.