Sốt viêm họng: Cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
27 Tháng Mười Hai 2022

Lần cập nhật cuối:
13 Tháng Tư 2024

Số lần xem:
897

Sốt và viêm họng là hai triệu chứng thường đi kèm với nhau, khiến người bệnh không chỉ đau rát, khó chịu vùng họng mà còn tăng cảm giác mệt mỏi, uể oải hơn nhiều lần. Vậy nguyên nhân của tình trạng sốt viêm họng này do đâu và có những cách nào điều trị hiệu quả. Cùng tìm hiểu nội dung ngay sau đây.

1. Cách nhận biết viêm họng kèm sốt

Các triệu chứng sốt viêm họng điển hình giúp người bệnh dễ nhận biết
Các triệu chứng sốt viêm họng điển hình giúp người bệnh dễ nhận biết

Để phân biệt sốt do viêm họng với một số bệnh lý khác, người bệnh cần chú ý đến một số dấu hiệu điển hình như:

Dấu hiệu viêm họng sốt thường gặp

  • Đau, khó chịu, khô rát vùng họng nhất là khi ăn, khi nuốt nước bọt.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao lên tới >38 độ, người mất sức, uể oải và khó chịu.
  • Cảm giác chán ăn, ăn không ngon.
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi, đôi khi khó thở.
  • Đau nhức toàn thân.

Dấu hiệu viêm họng sốt nguy hiểm

Thông thường tình trạng viêm họng sốt sẽ diễn tiến 3-4 ngày rồi giảm dần. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp điều trị sớm sẽ dẫn tới các biểu hiện nguy hiểm:

  • Sốt co giật
  • Có hiện tượng động kinh, sùi bọt mép
  • Nôn ói
  • Người lịm đi

Lúc này, cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế uy tín để được cấp cứu và xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây ra sốt viêm họng

Một vài nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng bị sốt
Một vài nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng bị sốt

Theo chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng gây sốt, tuy nhiên một số nguyên nhân chính có thể kể đến bao gồm:

Do nhiễm virus và liên cầu khẩu

Khi cơ thể nhiễm một trong các loại virus, vi khuẩn như virus sởi, Adenovirus, vi khuẩn phế cầu, liên cầu, tụ cầu….sẽ dẫn đến tình trạng viêm họng cấp kèm theo sốt cao đột ngột.

Ảnh hưởng của môi trường sống

Thời tiết và bụi bẩn là 2 tác nhân làm tăng nguy cơ bị viêm họng kèm sốt. Thời tiết thay đổi nóng – lạnh thất thường hay nhiệt độ quá thấp cũng dễ gây viêm họng. Ngoài ra, bụi bẩn từ môi trường sống như khu công nghiệp, xe cộ hay khói thuốc lá, rơm rạ, bếp than/ củi cũng là “thủ phạm” khiến virus, vi khuẩn tấn công hệ hô hấp và gây bệnh.

Mắc bệnh cảm cúm

Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, chủ yếu xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Khi bị cảm cúm, người bệnh sẽ có các triệu chứng như hắt hơi, ho, sổ mũi và sốt viêm họng.

Dị ứng

Sốt viêm họng trong một số trường hợp cũng có thể do cơ thể dị ứng với thức ăn hoặc dị ứng với thời tiết.

3. Sốt viêm họng có gây nguy hiểm không? Kéo dài bao lâu?

Bị sốt viêm họng có phải là bệnh nguy hiểm không?
Bị sốt viêm họng có phải là bệnh nguy hiểm không?

Thực tế sốt viêm họng không phải là bệnh nguy hiểm, nếu điều trị sớm và đúng cách có thể khỏi sau 5-7 ngày.

Tuy nhiên, nhiều người khi có triệu chứng nhẹ thường chủ quan, không điều trị triệt để, khiến bệnh trở nặng và dẫn đến biến chứng như viêm tai giữa, viêm mũi, viêm cầu thận, viêm phế quản,… Trường hợp sốt trên 40 độ mà không áp dụng các phương pháp giúp hạ sốt kịp thời, người bệnh dễ rơi vào trạng thái co giật, gây nguy hiểm đến tính mạng.

4. Điều trị triệu chứng sốt đau họng hiệu quả

Viêm họng bị sốt nên uống thuốc gì? hay có cách nào điều trị tại nhà không? là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Người bệnh có thể lựa chọn theo phương pháp Tây y hoặc dùng mẹo dân gian để điều trị, tuy nhiên cần phù hợp với mức độ bệnh và thể trạng của mình.

4.1. Sốt đau họng uống thuốc gì?

Các loại thuốc Tây sẽ tác động trực tiếp lên cơ chế gây sốt, tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Qua đó, các triệu chứng sẽ được giảm thiểu nhanh chóng. Một số loại thuốc chữa sốt viêm họng thường được dùng như:

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt sẽ giúp cải thiện đau họng, hạ sốt hiệu quả
Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt sẽ giúp cải thiện đau họng, hạ sốt hiệu quả

Người bệnh có thể dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen giúp thanh nhiệt, cải thiện đau họng, đau đầu do bệnh lý gây ra.

Viên ngậm trị đau họng

Trong viên ngậm chứa các chất kháng khuẩn, gây tê cục bộ giúp điều trị nhiễm khuẩn, giảm cảm giác đau rát, khó chịu vùng cổ họng.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được dùng cho các trường hợp sốt viêm họng do nhiễm khuẩn. Thuốc giúp đẩy nhanh thời gian hồi phục, giảm tình trạng lây lan và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như sốt thấp khớp sau viêm họng do liên cầu.

Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc kháng sinh, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để tránh sử dụng sai liều lượng, sai thuốc, hoặc giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc xịt mũi

Nên sử dụng thuốc xịt mũi khi bị sốt viêm họng kèm chảy nước mũi
Nên sử dụng thuốc xịt mũi khi bị sốt viêm họng kèm chảy nước mũi

Với trường hợp sốt viêm họng kèm chảy nước mũi hay nghẹt mũi, thì người bệnh có thể dùng thêm thuốc xịt mũi, giúp thông thoáng đường thở, hít thở dễ dàng hơn.

4.2. Điều trị ngay tại nhà

Ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể áp dụng các cách dưới đây để làm giảm nhẹ triệu chứng sốt đau họng:

  • Lấy khăn ấm chườm vào trán, nách, bẹn, lau lòng bàn tay và bàn chân để làm giảm thân nhiệt, giúp hạ sốt.
  • Bổ sung nước để tránh mất nước do sốt. Ưu tiên nước ấm, tránh sử dụng thức uống lạnh khiến viêm họng nặng hơn.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Thức ăn nên được chế biến lỏng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp,…
  • Nghỉ ngơi trong khoảng 2-3 ngày cho đến khi cảm thấy khỏe hơn.

5. Một số lưu ý khi bị sốt viêm họng

Những lưu ý người bệnh cần nhớ khi bị viêm họng dẫn đến sốt giúp bệnh nhanh khỏi
Những lưu ý người bệnh cần nhớ khi bị viêm họng dẫn đến sốt giúp bệnh nhanh khỏi

Người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây để bệnh nhanh khỏi:

  • Nên nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, thoáng mát nhưng không có gió lùa.
  • Đo nhiệt độ từ 1 đến 2 tiếng/lần để theo dõi thân nhiệt và ứng phó kịp thời khi có dấu hiệu sốt cao.
  • Người bệnh không nên mặc nhiều quần áo, chỉ nên sử dụng trang phục mỏng, thoáng mát.
  • Bù nước theo đúng hướng dẫn. Đối với trẻ em còn bú thì cần tích cực cho trẻ bú nhiều hơn.
  • Giữ vệ sinh khoang họng, răng miệng. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào khu vực hầu, họng và gây bệnh.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm, tránh để không khí trong phòng quá khô.
  • Tránh xa khói thuốc lá, bỏ hút thuốc và hạn chế rượu bia.
  • Rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng, che chắn khi ho và hắt hơi, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng để ngăn ngừa virus gây sốt đau họng có thể lây lan.

Qua những thông tin mà bài viết chia sẻ, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra sốt viêm họng cũng như các cách điều trị hiệu quả. Đối với phương pháp Tây y, người bệnh nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn tránh sử dụng sai thuốc, sai liều lượng dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết liên quan: Viêm họng kéo dài nên làm gì để điều trị hiệu quả?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.