Cách phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
26 Tháng Tám 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
208

Nhiều người thường nhầm lẫn rối loạn tiền đình và thiếu máu não với nhau. Vậy làm sao để phân biệt hai tình trạng sức khỏe này từ đó điều trị đúng cách, kịp thời sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.

1. Tìm hiểu về bệnh thiếu máu não

Biểu hiện thiếu máu não

Bệnh thiếu máu não là gì và cách nhận biết qua biểu hiện
Bệnh thiếu máu não là gì và cách nhận biết qua biểu hiện

Thiếu máu não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não, là một bệnh rất thường gặp ở lứa tuổi trên 50 và những người mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì, bệnh lý tim mạch… Bệnh lý này có các dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng thường gặp vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng gồm:

  • Nhức đầu, chóng mặt, mất thăng bằng
  • Buồn nôn hoặc ói mửa
  • Rối loạn vận động hoặc cảm giác như liệt tê yếu nửa người, liệt mặt…
  • Rối loạn thị giác như song thị, nhìn mờ, có ám điểm, ảo thị, hoặc rung giật nhãn cầu
  • Rối loạn thính giác như ù tai và giảm thính lực
  • Rối loạn nuốt, đại tiểu tiện..

Nguyên nhân thiếu máu não

Nguyên nhân gây thiếu máu não thương do cục máu đông tắc nghẽn
Nguyên nhân gây thiếu máu não thương do cục máu đông tắc nghẽn

Bệnh thiếu máu não có thể xảy ra do 3 nhóm nguyên nhân chính là:

  • Do huyết khối: Do có cục máu đông hình thành ở nhóm các động mạch lớn nuôi não như động mạch cảnh trong, động mạch não giữa, động mạch đốt sống…, chủ yếu do hiện tượng xơ vữa động mạch.
  • Do thuyên tắc: Gây tắc nghẽn bởi các cục máu đông hình thành ở nơi khác và di chuyển lên não gây tắc mạch, thường có nguồn gốc từ tim như rung nhĩ, bệnh lý van tim, nhồi máu cơ tim…
  • Do huyết động: Tụt huyết áp, nhồi máu cơ tim, rối loạn đông cầm máu… là nguyên nhân gây nên tình trạng này.

2. Tìm hiểu về bệnh rối loạn tiền đình

Định nghĩa rối loạn tiền đình

Những điều cần biết về bệnh rối loạn tiền đình để phòng tránh
Những điều cần biết về bệnh rối loạn tiền đình để phòng tránh

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người,… tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể. Khi tiền đình bị rối loạn sẽ xảy ra tình trạng mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… Rối loạn tiền đình rất hay tái phát, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng rối loạn tiền đình

Người bệnh rối loạn tiền đình thường có các dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Khó giữ thăng bằng khi đứng hoặc ngồi
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Đau đầu, đau nửa đầu
  • Ù tai, rối loạn thính giác
  • Rối loạn thị giác
  • Mệt mỏi, uể oải
Triệu chứng điển hình của hội chứng rối loạn tiền đình
Triệu chứng điển hình của hội chứng rối loạn tiền đình

Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình do hai nhóm nguyên nhân chính:

  • Rối loạn tiền đình do nguyên nhân ngoại biên: Đau nửa đầu, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm dây thần kinh tiền đình, viêm mê đạo, nhiễm trùng…
  • Rối loạn tiền đình do nguyên nhân trung ương: Xuất huyết não, thiếu máu lên não, u não, xơ cứng, hoặc do chính thiếu máu não…

3. Phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não

Nhiều người bệnh nhầm lẫn rối loạn tiền đình và thiếu máu não vì hai bệnh lý này có những dấu hiệu giống nhau như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Thực tế là hai bệnh lý này do các nguyên nhân khác nhau gây bệnh.

Hướng dẫn phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Hướng dẫn phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não

Thiếu máu não là trạng thái suy giảm lượng máu đến nuôi não do các bệnh mạn tính gây ra như tăng huyết áp, xơ cứng mạch não, các bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn. Và do một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như nghiện bia rượu, thuốc lá, stress, thừa cân, béo phì, ít vận động. Ở người thiếu máu não thì cơn đau đầu thường tập trung vào vùng chẩm, vùng gáy và đau tăng lên theo cơn. Người bệnh có dấu hiệu hoa mắt nhưng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và có thể giữ được thăng bằng, triệu chứng này sẽ giảm đi khi người bệnh được nghỉ ngơi. Ù tai do thiếu máu não thường là ù tai nhẹ và thoáng qua. Người bị thiếu máu não cũng ít khi thay đổi tâm lý.

Người bị rối loạn tiền đình thường hoa mắt, chóng mặt, khó giữ được thăng bằng nên đi đứng hay bị té ngã, sợ đi lại vì mọi thứ xung quanh như quay cuồng kể cả khi người bệnh nằm nghỉ ngơi. Ù tai xuất hiện rõ rệt và người bệnh dễ thay đổi tâm lý như dễ cáu gắt, nổi nóng, chán nản. Cơn đau đầu thường không tập trung ở một điểm, khó xác định được vị trí đau. Bệnh rối loạn tiền đình xảy ra do nhiều nguyên nhân trong đó thiếu máu não là một trong những yếu tố gây nên rối loạn tiền đình.

Do đó người bệnh cần đi khám khi thấy các dấu hiệu của bệnh, để tìm ra nguyên nhân gây đau đầu, chóng mặt thường xuyên và có hướng điều trị kịp thời, tránh nhầm lẫn và đặc biệt là không được tự ý mua thuốc uống.

Ngoài ra người bệnh thiếu máu não hay rối loạn tiền đình có thể tham khảo chọn dùng sản phẩm bổ sung giúp tăng lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh như sản phẩm có chứa fursultiamine (tiền vitamin B1), vitamin B2, B6, ginkgo biloba, cao blueberry. Các thành phần này có tác dụng hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh rối loạn tiền định, giảm các triệu chứng của bệnh thiếu máu lên não nếu có. Trong đó Ginkgo biloba giúp tăng chức năng tuần hoàn não và chữa trị các bệnh về trí não. Cao blueberry góp phần ổn định huyết áp và duy trì hoạt động bình thường của các dây thần kinh. Chondroitin và tiền vitamin B1, Vitamin B2, B6 có công dụng làm dây thần kinh bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết trên đây, người bệnh đã có kiến thức để phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não để có cách điều trị thích hợp và đúng cách.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời