Rối loạn tiền đình trung ương là gì và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
9 Tháng Chín 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
214

Rối loạn tiền đình trung ương xảy ra do các tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não. Tình trạng bệnh này thường ít gặp và triệu chứng không rầm rộ nhưng bệnh lý loại này thường nguy hiểm và khó chữa hơn nhóm bệnh tiền đình ngoại biên. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng từ đó có cách phòng và điều trị hiệu quả.

1. Rối loạn tiền đình trung ương là gì?

Tìm hiểu về bệnh rối loạn tiền đình trung ương
Tìm hiểu về bệnh rối loạn tiền đình trung ương

Hội chứng rối loạn tiền đình trung ương là 1 trong 2 dạng của chứng rối loạn tiền đình nhưng thường ít gặp (chỉ chiếm từ 5 – 10% trong tổng số người mắc chứng rối loạn tiền đình). Bệnh bắt nguồn từ các vấn đề về não và thân não, thường xảy ra khi bộ phận tai phía trong cùng với não bộ gặp phải tổn thương khiến cho cơ thể mất đi khả năng duy trì sự tự cân bằng. Tuy rối loạn tiền đình trung ương không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến cho người bệnh mệt mỏi, kiệt sức, làm việc kém năng suất và gián tiếp gây ra những sự cố ngoài ý muốn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động do sự thiếu tập trung và lơ đãng.

2. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình trung ương

Hệ thống tiền đình trung ương có thể bị tổn thương do rất nhiều tác nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây rối loạn tiền đình trung ương:

Những nguyên nhân thường gặp gây bệnh rối loạn tiền đình trung ương
Những nguyên nhân thường gặp gây bệnh rối loạn tiền đình trung ương

Thiếu máu não

Do hệ thống động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ vữa động mạch, huyết áp thấp hay thoái hóa cột sống cổ khiến cho mạch máu bị chèn ép dẫn đến não bộ không được cung cấp đủ lượng máu. Mạch máu não là một hệ thống cấu trúc chằng chịt, rất phong phú. Nó có thể nhận tới 20-25% lượng máu của cơ thể để nuôi não.

Tại đây liên tục xảy ra các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa. Các quá trình này không ngừng sản sinh ra các gốc tự do. Các gốc tự do này lại tấn công đến lớp nội mạc mạch máu khiến cho thành mạch bị tổn thương. Từ đó tạo điều kiện cho các cholesterol, chất béo, phospholipid tích tụ lại hình thành những mảng xơ vữa khiến lòng mạch hẹp lại, lượng máu lên não giảm dần. Lâu ngày dẫn đến chứng rối loạn tiền đình trung ương và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Thoái hóa cột sống cổ

So với một người bình thường, não vẫn nhận được lượng máu nhất định thông qua các động mạch và mạch máu đi qua vùng cổ thì ở người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ có hình thành các gai xương, vôi hóa dây chằng hay mảng xơ vữa động mạch… sẽ làm hẹp diện tích của ống sống. Ở một số tư thế nhất định động mạch bị chèn ép khiến cho lượng máu đến não không đủ dẫn đến rối loạn tiền đình trung ương.

Viêm xoang

Hội chứng tiền đình trung ương có thể do bệnh viêm xoang
Hội chứng tiền đình trung ương có thể do bệnh viêm xoang

Ở người bị viêm xoang, niêm mạc trong mũi sưng phồng và nhiễm khuẩn khiến không thể hoặc rất khó khăn khi hít thở, việc lấy khí của tai cũng bị bị ảnh hưởng. Hay khi xì mũi quá mạnh hoặc rửa mũi sai cách cũng khiến cho mủ xoang tràn cả vào ống vòi nhĩ gây viêm tai giữa. Lúc này màng nhĩ không được làm căng thì sẽ bị lõm xuống ảnh hưởng đến việc nghe của người bệnh, lâu dần thính lực giảm hẳn. Bên cạnh đó người bệnh còn có thể bị chóng mặt, hay bị lâng lâng, không được thoải mái trong người, cảm giác phần đầu có vấn đề.

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp chiếm 30% trong tổng các nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình trung ương do gây ảnh hưởng đến các mạch máu, khiến tuần hoàn máu kém, hẹp hoặc giãn mạch máu. Việc hình thành các mảng xơ vữa khiến lượng máu lưu thông lên não giảm xuống. Từ đó dẫn đến hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm, sai và gây nên rối loạn tiền đình trung ương.

Một số yếu tố nguy cơ

Bệnh rối loạn tiền đình trung ương có thể xảy ra do một số yếu tố như:

  • Tuổi tác cao: Người có tuổi tác cao thường dễ mắc chứng bệnh này hơn người trẻ tuổi.
  • Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng dễ mắc rối loạn tiền đình trung ương.
  • Những người có tiền sử hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng có nguy cơ mắc bệnh cao.

3. Triệu chứng của rối loạn tiền đình trung ương

Biểu hiện khi mắc bệnh rối loạn tiền đình trung ương
Biểu hiện khi mắc bệnh rối loạn tiền đình trung ương

Rối loạn tiền đình trung ương có ít các triệu chứng, không rầm rộ như rối loạn tiền đình ngoại biên, nhưng mức độ biến chứng của hội chứng này lại nguy hiểm tới tính mạng người bệnh hơn và rất khó để điều trị. Cơn rối loạn tiền đình trung ương thường khởi phát từ từ hoặc đột ngột, cường độ trung bình nhưng lại kéo dài dai dẳng vài tuần hoặc vài tháng. Người bệnh sẽ thấy chóng mặt – triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình ngoại biên, thì rối loạn tiền đình trung ương có biểu hiện đặc trưng nữa là mất khả năng thăng bằng. Ngoài 2 triệu này thì người bị rối loạn tiền đình trung ương còn có thể có một số triệu chứng thần kinh khác như liệt,… Do đó khi thấy xuất hiện dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng kèm nôn ói, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán.

4. Rối loạn tiền đình trung ương có nguy hiểm không?

Rối loạn hệ thống tiền đình trung ương rất nguy hiểm, bởi nguyên nhân gây ra hội chứng này thường là các vấn đề có liên quan đến não bộ như chứng đau đầu vận mạch (đau nửa đầu migraine), nhiễm trùng não, suy động mạch cột sống thân nền, tai biến mạch máu não (xuất huyết não, nhồi máu não), do chấn thương não bộ, u não, xơ cứng rải rác,… Nếu không được điều trị sẽ có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh như:

  • Dễ bị trầm cảm
  • Dễ bị té ngã
  • Nguy cơ đột quỵ

5. Chẩn đoán những rối loạn của hệ thống tiền đình trung ương

Để chẩn đoán rối loạn tiền đình trung ương bác sĩ sẽ tiến hành:

Những phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình trung ương hiện nay
Những phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình trung ương hiện nay

Khám lâm sàng chẩn đoán rối loạn tiền đình trung ương

Người bệnh cần khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh. Sau khi dựa trên các dấu hiệu hiện có như chóng mặt, mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu,… và trao đổi về yếu tố tiền sử của người bệnh, bác sĩ sẽ loại trừ một số bệnh lý có liên quan cũng gây triệu chứng tương tự như trên ví dụ như thiếu máu não cục bộ,… từ đó sẽ chỉ định chụp chiếu, xét nghiệm cần thiết để đánh giá chính xác tình trạng rối loạn tiền đình trung ương.

Cận lâm sàng

Dựa trên tình trạng bệnh và các bệnh lý loại trừ, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm, chụp chiếu để củng cố cơ sở chẩn đoán bệnh như:

  • Xét nghiệm máu cơ bản
  • Chụp X quang cột sống cổ
  • Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống cổ
  • Đo điện não đồ
  • Chụp CT – Scanner sọ não hoặc chụp MRI sọ não để tìm các tổn thương ở não

6. Điều trị nội khoa rối loạn tiền đình trung ương

Điều trị rối loạn tiền đình trung ương bằng thuốc là cách phổ biến
Điều trị rối loạn tiền đình trung ương bằng thuốc là cách phổ biến

Một số loại thuốc Tây y nhằm hỗ trợ kiểm soát các cơn hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn cho người bệnh rối loạn tiền đình trung ương:

  • Chóng mặt: Thuốc Tanganil (Acetyl DL Leucin) có 2 dạng viên và dạng nước uống có thể được dùng theo chỉ định của bác sĩ, liều lượng sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được kê đơn.
  • Buồn nôn: Metoclopramide dạng tiêm có thể tiêm bắp hoặc tĩnh mạch đều được.
  • Thuốc hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não: Piracetam dạng dung dịch uống, dạng viên hay dạng tiêm tĩnh mạch. Với dạng tiêm chậm liều khuyến cáo 1- 4g/ngày, nếu dùng với liều cao có thể pha cùng với dung dịch đẳng trương để truyền tĩnh mạch.
  • Thuốc an thần: Lorazepam, Diazepam 5mg 1 -2 viên/ngày.
  • Thuốc chọn lọc mạch máu não, ức chế kênh canxi: flunarizine (điển hình như Sibelium), cinnarizin (điển hình như Stugeron)
  • Thuốc hỗ trợ điều chỉnh suy giảm chức năng tiền đình như Ginkgo biloba.

Người bệnh rối loạn tiền đình trung ương có thể chọn dùng sản phẩm chứa Ginkgo biloba cùng nhiều dưỡng chất khác trong viên uống có tác dụng là tăng lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh. Ngoài Ginkgo biloba thì fursultiamine (tiền vitamin B1), vitamin B2, B6, cao blueberry sẽ tăng lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh. Các thành phần này có tác dụng hỗ trợ điều trị và dự dự phòng bệnh rối loạn tiền định, giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả, an toàn.

7. Phòng tránh nguy cơ rối loạn tiền đình trung ương

Cải thiện rối loạn tiền đình bằng chế độ ăn uống lành mạnh
Cải thiện rối loạn tiền đình bằng chế độ ăn uống lành mạnh

Để phòng tránh nguy cơ rối loạn tiền đình trung ương thì bạn nên thực hiện những lưu ý dưới đây:

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đặc biệt là các bài tập vùng đầu và cổ.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, ít nhất 2 lít nước /ngày.
  • Ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, tránh thừa chất hoặc thiếu chất.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, không nên làm việc quá sức, tránh căng thẳng.

Đồng thời người bệnh cũng nên tránh:

  • Không nên ngồi làm việc quá lâu trước màn hình máy tính hay xem tivi trong thời gian dài.
  • Cố gắng hạn chế căng thẳng, áp lực lớn, lo âu kéo dài.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nicotin, cafein,…
  • Không lạm dụng quá nhiều thuốc Tây để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Rối loạn tiền đình trung ương tuy ít gặp hơn rối loạn tiền đình ngoại biên nhưng người bệnh không nên chủ quan, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp tránh các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Rối loạn tiền đình ngoại biên: Nguyên nhân và cách điều trị

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời