Rối loạn lipid máu là gì? Cách điều trị, phòng ngừa bệnh như thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
24 Tháng Một 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1292

Rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý tim mạch nguy hiểm và tăng nguy cơ đột quỵ. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn lipid máu là gì và làm thế nào để điều trị căn bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Những kiến thức cần biết về bệnh rối loạn lipid máu
Những kiến thức cần biết về bệnh rối loạn lipid máu

1. Rối loạn lipid máu là gì?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu lipid máu là gì? Lipid máu có thể hiểu đơn giản là mỡ máu. Lipid máu gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó cần quan tâm nhất là: Cholesterol, Triglycerides, HDL-Cholesterol (mỡ máu tốt) và LDL-Cholesterol (mỡ máu xấu).

Rối loạn lipid máu hay máu nhiễm mỡ hoặc rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ các chỉ số mỡ máu biến động cao (mỡ máu cao) hoặc thấp hơn so với giá trị bình thường trong huyết tương. Cụ thể nồng độ Cholesterol toàn phần, Triglycerides, LDL-C (mỡ máu xấu) tăng lên và làm giảm HDL-C (mỡ máu tốt).

2. Nguyên nhân bệnh rối loạn lipid máu

Thông thường, người ta chia nguyên nhân gây bệnh rối loạn lipid máu thành 2 nhóm yếu tố:

2.1. Nhóm yếu tố không điều chỉnh được

Đây là các yếu tố liên quan đến vấn đề Cholesterol cao và không thể thay đổi được. Chúng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ ở người bệnh, đó là:

  • Tuổi tác: người càng lớn tuổi thì nguy cơ bị rối loạn lipid máu sẽ cao hơn. Khi nhiều tuổi, chức năng một số cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan, mật sẽ bị suy giảm. Do đó, khả năng vận chuyển mỡ thừa về gan bị cản trở, chúng khó bị đào thải ra ngoài và dễ tích tụ trong lòng mạch máu hơn.
  • Giới tính: các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nữ giới từ 14 – 45 tuổi sẽ có nồng độ Triglycerides thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi vào giai đoạn mãn kinh, khả năng mắc mỡ máu ở nữ giới sẽ cao hơn do hormone Estrogen thay đổi, làm nồng độ Triglycerides và Cholesterol xấu tăng lên.
  • Tiền sử gia đình: Rối loạn lipid máu không di truyền trực tiếp cho thế hệ sau. Tuy nhiên, nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột đã từng bị tăng Cholesterol máu, hay bị bệnh tim mạch vành, đột quỵ,… thì nguy cơ mắc rối loạn lipid máu cũng sẽ cao hơn. Nguyên nhân là do sự đồng điệu trong chế độ sinh hoạt chung, mã gen…

2.2. Nhóm yếu tố điều chỉnh được

Ngoài các yếu tố không điều chỉnh được như đã kể trên, bệnh rối loạn lipid máu còn có thể xảy ra do:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn có chất béo bão hoà như món chiên rán nhiều dầu mỡ…, hoặc các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp thì nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa lipid máu tăng cao hơn.
  • Lười vận động là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nồng độ Cholesterol tốt của cơ thể bị giảm và Cholesterol xấu tăng lên.
  • Béo phì: người bị béo phì thường sẽ có mỡ thừa và hàm lượng Cholesterol trong máu tăng cao, đặc biệt nồng độ LDL-C bị tăng còn HDL-C bị giảm. Điều này khiến nguy cơ máu nhiễm mỡ cao hơn.
  • Uống rượu bia, hút thuốc lá trong thời gian dài.
  • Tâm lý thường bị căng thẳng, stress sẽ khiến việc sử dụng lipid dự trữ trong cơ thể nhiều hơn bình thường, làm quá trình chuyển hóa lipid bị rối loạn.
  • Ảnh hưởng từ một số bệnh lý khác, ví dụ tiểu đường, gan nhiễm mỡ…
Tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh rối loạn lipid máu
Tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh rối loạn lipid máu

3. Dấu hiệu của rối loạn lipid máu

3.1. Các biểu hiện bên ngoài của tăng lipid máu

Khi bị rối loạn lipid máu, người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện dễ nhận thấy như:

Cung giác mạc:

có hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn xung quanh mống mắt, màu trắng nhạt.

U vàng:

Đây là một trong những triệu chứng thường gặp của rối loạn lipid máu. U vàng là sự lắng đọng lipid khu trú ở da. Chúng biểu hiện dưới dạng mảng, sần trên da. Người mắc rối loạn lipid máu thường gặp các thể u vàng gồm:

  • U vàng thể phát ban: thường xuất hiện ở mí mắt. Đây là hiện tượng những u nhỏ hay mảng thâm có màu vàng nằm xung quanh mắt thường ở mi trên khóe mắt trong. Chúng có thể mềm, phẳng hoặc cứng do chứa canxi. Hoặc một số người bệnh sẽ bị ban vàng lòng bàn tay, tức là các nốt ban xuất hiện ở nếp gấp lòng bàn tay, ngón tay.
  • U vàng gân: xuất hiện tại vị trí gân duỗi các ngón, gân gót chân, các khớp đốt bàn ngón tay.
  • U vàng da: nằm ở đầu gối, khuỷu tay.
  • U vàng dưới màng xương: xuất hiện ở củ chày trước, trên đầu xương của mỏm khuỷu.

3.2. Các biểu hiện trên nội tạng của tăng lipid máu

Không chỉ có triệu chứng thể hiện ra bên ngoài, người mắc rối loạn lipid máu còn có những dấu hiệu từ bên trong cơ thể, biểu hiện cụ thể qua các bệnh lý:

  • Nhiễm lipid võng mạc: đây là tình trạng mạch máu võng mạc bị tổn thương. Bệnh xảy ra khi nồng độ Triglycerides trong máu tăng cao. Khi soi đáy mắt sẽ thấy co thắt động mạch, bắt chéo động tĩnh mạch, biến đổi thành mạch, xuất tiết bông, xuất tiết cứng màu vàng và phù gai.
  • Xơ vữa động mạch: là hiện tượng thành các động mạch dày và cứng lên có khẩu kính lớn và trung bình. Bệnh này là một biểu hiện thường gặp nhất ở người bị rối loạn lipid máu, khi LDL-C bị tăng lên. Xơ vữa động mạch cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm khác như: nhồi máu não, phình động mạch chủ, bệnh mạch máu ngoại biên,…
  • Gan nhiễm mỡ: là tình trạng lượng mỡ trong gan bị dư thừa quá nhiều, làm ảnh hưởng tới các chức năng của gan. Khi gan bị nhiễm mỡ, nếu siêu âm hoặc chụp cắt lớp sẽ thấy lượng Triglycerides trong máu thường đang bị tăng cao. Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra gan nhiễm mỡ là: uống nhiều rượu, béo phì, tiểu đường,…
  • Viêm cấp tuỵ: là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của nhu mô tụy từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây tử vong. Một trong những nguyên nhân gây viêm cấp tuỵ là do tăng triglyceride máu. Bệnh nhân mắc viêm cấp tuỵ thường có biểu hiện nôn ói, đau bụng dữ dội,…
Để phát hiện bệnh rối loạn lipid máu, người bệnh cần xét nghiệm đo chỉ số mỡ máu
Để phát hiện bệnh rối loạn lipid máu, người bệnh cần xét nghiệm đo chỉ số mỡ máu

4. Các xét nghiệm phát hiện rối loạn lipid máu

Để phát hiện rối loạn lipid máu, bệnh nhân sẽ cần thực hiện xét nghiệm máu và xác định đầy đủ nồng độ của 4 thành phần:

  • Cholesterol toàn phần.
  • Triglycerides.
  • LDL–C (mỡ máu xấu).
  • HDL-C (mỡ máu tốt).

Dưới đây là nồng độ của các chỉ số mỡ máu để xác định mức độ rối loạn lipid mà bạn nên nắm rõ:

Chỉ số mỡ máu

Nồng độ

Tình trạng


Cholesterol toàn phần

< 5,2 mmol/l (< 200 mg/dl)

Bình thường

Từ 5,2 – 6,2 mmol/l (200 – 239 mg/dl)

Giới hạn cao

> 6,2 mmol/l (> 240 mg/dl)

Cao



Triglycerides

<1,7 mmol/l (< 150 mg/dl)

Bình thường

Từ 1,7 – 2,25 mmol/l (150 – 199 mg/dl)

Giới hạn cao

Từ 2,26 – 5,64 mmol/l (200 – 499 mg/dl)

Cao

> 5,65 mmol/l (> 500 mg/dl)

Rất cao


LDL–C (mỡ máu xấu)

< 3,4 mmol/l (< 130 mg/dl)

Bình thường

Từ 3,4 – 4,1 mmol/l (130 – 159 mg/dl)

Giới hạn cao

> 4,1 mmol/l (> 160 mg/dl)

Cao

HDL-C (mỡ máu tốt)

> 0,9 mmol/l

Bình thường

< 0,9 mmol/l (< 35mg/dl)

HDL-C bị giảm

Tuy nhiên, cần lưu ý nồng độ lipid máu có liên quan tới bữa ăn và thời điểm thực hiện xét nghiệm. Vì vậy, để có kết quả chẩn đoán rối loạn lipid máu chính xác nhất, bệnh nhân nên nhịn ăn 12 giờ đồng hồ (thường là buổi sáng sau khi ngủ dậy) trước khi tiến hành xét nghiệm phát hiện rối loạn lipid máu.

Bệnh rối loạn lipid máu cần phát hiện kịp thời để tránh những hệ lụy không mong muốn
Bệnh rối loạn lipid máu cần phát hiện kịp thời để tránh những hệ lụy không mong muốn

5. Hậu quả của rối loạn lipid máu

Tình trạng rối loạn lipid máu có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, cụ thể:

5.1. Hệ tim mạch

Khi nồng độ Cholesterol trong máu quá cao, chúng sẽ tích tụ trên thành động mạch, làm tắc nghẽn lưu thông máu, khiến thành mạch đồng thời bị xơ cứng hơn. Đây chính là tình trạng xơ vữa động mạch mà người rối loạn lipid máu thường gặp phải. Các mảng bám do vữa này cũng có thể làm hạn chế việc dòng máu chảy tới các động mạch của các cơ quan ở xa như tay, chân. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra bệnh động mạch ngoại biên.

Không chỉ có vậy, việc tắc nghẽn lưu thông máu còn khiến động mạch tại một số cơ quan bị tổn thương. Trong đó, cần lưu ý nếu tổn thương động mạch tim cấp tính sẽ dẫn tới nhồi máu cơ tim.

5.2. Hệ thần kinh

Trong não bộ chứa khoảng 25% là Cholesterol, có vai trò trong việc bảo vệ các tế bào thần kinh, giúp não hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng Cholesterol cao sẽ gây ra các mảng xơ vữa, làm động mạch não bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Lúc này, máu không thể lưu thông và dẫn tới nhồi máu não và để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh.

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu khoa học, lượng Cholesterol cao cũng là nguyên nhân khiến quá trình các mảng beta-amyloid hình thành nhanh chóng hơn. Chúng gây tổn thương não và có thể dẫn đến bệnh Alzheimer.

5.3. Hệ tiêu hoá

Đối với hệ tiêu hóa, khi bị rối loạn lipid máu, nồng độ Cholesterol tăng lên gây dư thừa trong dịch mật. Về lâu dài, chúng tạo nên các tinh thể, sau phát triển thành sỏi trong túi mật, đường mật trong gan, ảnh hưởng tới quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Nếu kéo dài, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng túi mật và gặp các triệu chứng đau bụng quặn kèm sốt.

6. Các biện pháp điều trị bệnh rối loạn lipid máu

6.1. Điều trị rối loạn lipid máu ở trẻ em

Với đối tượng này, phương pháp điều trị chủ yếu là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kết hợp tập luyện đều đặn. Bạn nên cho bé ăn ít các chất béo bão hòa, đồ ăn sẵn và bổ sung nhiều rau xanh. Do sức khỏe của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm, chưa phát triển toàn diện, nên việc dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu cần có chỉ định của bác sĩ.

6.2. Điều trị rối loạn chuyển hóa ở một số bệnh

Thông thường bệnh nhân mắc tiểu đường hay chức năng gan, thận bị suy giảm rất có nguy cơ mắc rối loạn lipid máu. Trường hợp mắc các bệnh lý này, người bệnh cần thay đổi lối sống, chữa từ gốc của các bệnh trên và kết hợp phác đồ điều trị rối loạn lipid máu mà bác sĩ hướng dẫn.

Những cách chữa trị tình trạng rối loạn lipid máu
Những cách chữa trị tình trạng rối loạn lipid máu

6.3. Điều trị bằng điều chỉnh lối sống

Việc đầu tiên cần làm và duy trì trong suốt quá trình điều trị bệnh rối loạn lipid máu chính là điều chỉnh lối sống khoa học hơn. Đó có thể là chế độ dinh dưỡng, tập luyện, thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đây đều là những yếu tố mà bệnh nhân hoàn toàn có thể thay đổi được và đem lại hiệu quả trông thấy khi điều trị bệnh.

6.4. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị

Thông thường bệnh nhân bị rối loạn lipid sau khi điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng từ 2 – 3 tháng, nếu không hiệu quả mới bắt đầu dùng thuốc. Các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu thường có một số tác dụng phụ, làm tăng men gan. Do đó, để đảm bảo an toàn và tránh gặp những biến chứng, bệnh lý khác, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, nên dùng thuốc đúng liều và thường xuyên kiểm tra định kỳ các chỉ số mỡ máu để xử lý những nguy cơ biến chứng nếu có.

>>Xem thêm: Nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu được chuyên gia Y tế khuyến cáo

7. Biện pháp phòng ngừa rối loạn lipid máu

Bệnh rối loạn lipid máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Do đó, việc chủ động để phòng ngừa bệnh là rất quan trọng. Các biện pháp ngăn ngừa rối loạn lipid hầu hết liên quan tới việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, cụ thể:

  • Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống và sinh hoạt điều độ, đúng giờ giấc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên loại bỏ những thói quen có hại cho cơ thể. Ví dụ, không nên hút thuốc, không uống nhiều rượu bia,…
  • Luyện tập thể dục mỗi ngày: hãy tạo thói quen tập luyện khoảng 30 phút/ngày cho bản thân. Tập thể dục thể thao sẽ giúp bạn đốt bớt lượng mỡ dư thừa, giảm Cholesterol xấu đồng thời sản sinh ra các Cholesterol tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc tập luyện cũng giúp bạn tăng cường sức đề kháng, ổn định huyết áp, ăn uống ngon miệng,…
  • Điều chỉnh hàm lượng mỡ trong khẩu phần ăn: bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà như: mỡ động vật, kem, bơ, pho mát, sữa, nội tạng động vật, các loại thực phẩm sẵn, đóng hộp, đồ chiên rán. Thay vào đó, hãy bổ sung các chất béo không bão hoà từ cá, hạt, củ và dầu thực vật để hạn chế tình trạng mỡ máu mà vẫn đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể.
  • Bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi giúp cơ thể có thêm nhiều vitamin và khoáng chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa cũng như tăng cường sức đề kháng.
  • Nên duy trì cân nặng phù hợp và tránh căng thẳng.

>> Tìm hiểu thêm: Người bị rối loạn lipid máu nên ăn gì, kiêng gì để kiểm soát bệnh tốt?

Theo các chuyên gia, cùng với một lối sống khoa học, để phòng ngừa bệnh rối loạn lipid máu hiệu quả nhất, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm tốt cho hệ tim mạch như Omega 3. Đặc biệt là Omega 3 nguyên chất dạng Triglyceride được bào chế từ dầu cá tinh chế được nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega 3 được biết tới là loại thực phẩm chức mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như: ngăn ngừa xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ; giảm mỡ máu trong gan, cải thiện hệ thần kinh,…

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu hơn về rối loạn lipid máu, từ đó nắm được biện pháp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.