Phân biệt rối loạn tiền đình với rối loạn tuần hoàn não

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
4 Tháng Mười Một 2021

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
23506

Hỏi: Chào bác sĩ. Xin cho biết bệnh rối loạn tiền đình và bệnh rối loạn tuần hoàn não là 2 bệnh riêng biệt hay giống nhau? Nếu khác nhau, xin hỏi triệu chứng khác biệt? (Trương Anh Hưng).

Sự khác nhau giữa bệnh rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não
Phân biệt bệnh rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não

Trả lời:

Chào bạn, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

1. Phân biệt bệnh rối loạn tiền đình với rối loạn tuần hoàn não

Đa số người bệnh có sự nhầm lẫn giữa 2 bệnh rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não, vì chúng có nhiều biểu hiện giống nhau như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, hoa mắt. Nhưng thực tế 2 bệnh này xuất phát từ nguyên nhân khác nhau.

1.1. Bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình thật ra là 1 hội chứng của 1 số nguyên nhân tác động lên hệ Tiền đình. Tôi chỉ xin kể 1 vài nguyên nhân gây rối loạn tiền đình thông thường:

Viêm thần kinh sọ não số 8, chi nhánh Tiền đình

Đây là 1 tình trạng lành tính, thường hay bị tái phát, thường do siêu vi trùng (virus) …, thường ở người trẻ tuổi hoặc trung niên. Lúc đầu có thể bị nôn, ói, chứng giật mắt về phía bên tai bị, sau đó thì 1 ít bị nôn ói. Tình trạng này không gây ù tai và không làm giảm thính giác. Chứng này sẻ tự khỏi nhưng cũng dễ tái phát.

Benign Paroxysmal Positional Vertigo (tạm dịch Chóng mặt lành tính do tư thế)

  • Đây cũng là 1 tình trạng lành tính, bị chóng mặt do 1 tư thế nào đó, thí dụ nằm 1 bên, ngẩng đầu lên để nhìn 1 cái gì đó.
  • Nguyên nhân: Thoái hoá 1 trong các cơ quan của hệ tiền đình, viêm tai giữa, chấn thương mê lộ, nghẽn tắc động mạch tiền đình.

Meniere’s disease

  • Triệu chứng: chóng mặt nhiều, nôn ói, ù tai cảm giác tai bị đầy.
  • Nguyên nhân: Không rõ

Trên đây chỉ là 1 số những tình trạng bệnh lý liên quan đến hệ tiền đình, tuy nhiên chứng chóng mặt, mất thăng bằng còn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác như:

  • Huyết áp thấp (hypotension)
  • Đường huyết thấp (lượng đường trong máu thấp, hypoglycemia )
  • Tim loạn nhịp (cardiac arrhymia)
  • Phản ứng phụ cuả 1 số thuốc: đa số các thuốc trị bệnh tâm thần, 1 số thuốc trị cao áp huyết, kháng sinh loại aminoglycoside, …
  • Thiếu máu (anemia) ….

1.2. Bệnh rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tiền đình khác rối loạn tuần hoàn não như thế nào?
Rối loạn tiền đình khác rối loạn tuần hoàn não như thế nào?

Rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não, ở giai đoạn đầu có thể bù trừ, sau đó chuyển sang giai đoạn mất bù với cơn thiếu máu não thoáng qua. Những biểu hiện như mỏi tay chân ở một bên người, có cảm giác tê bì, co giật ở chi, hoặc đang nói chuyện người bệnh dừng lại không nói được, hay đột nhiên có người đi ngoài đường không nhớ đường về nhà… Những rối loạn này nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển nặng hơn nếu trong người có sẵn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch… Rối loạn tuần hoàn não còn được chia theo vị trí tổn thương như ở vùng não bán cầu, vùng trán, vùng thái dương, vùng chẩm, vùng thân não, tiểu não…

Rối loạn tuần hoàn mạn tính là tình trạng thiếu máu não mạn tính với các bệnh cảnh sa sút trí tuệ ở người già, đau đầu, chóng mặt…

Biến chứng nguy hiểm của rối loạn tuần hoàn não:

  • Tai biến mạch máu não là biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não cấp tính, là loại bệnh vừa có tính kinh điển vừa có tính chất thời sự của y học trên toàn thế giới. Những biểu hiện thường thấy là sự đau đầu dữ dội, hôn mê, nôn và buồn nôn, liệt chi, méo tiếng, mất tiếng, xuất huyết não (ở các vị trí đặc biệt như chảy máu não thất, chảy máu tiểu não), nhồi máu não… người bệnh rất dễ tử vong trong trường hợp này.
  • Các rối loạn tuần hoàn não ít nhiều đều có phù não, gây ra các rối loạn về tâm lý, như người bệnh dễ nóng giận, buồn vui, hay quên, thậm chí không gọi tên được người thân ngồi trước mặt. Các rối loạn khác có thể gặp nữa là rối loạn thần kinh thực vật (cảm giác nóng bừng bừng, toát mồ hôi, nghẹt thở, lạnh các ngón chi, nổi da gà…), rối loạn kích thích, rối loạn đại tiểu tiện…

Những yếu tố dẫn đến rối loạn tuần hoàn não:

Các bệnh mạn tính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra chứng bệnh này, đó là bệnh tăng huyết áp, xơ cứng mạch não, tình trạng lắng đọng mỡ, đường trong máu, các bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn…

2. Điều trị dứt điểm bệnh và phòng tránh tái phát

Người bệnh nên khám cẩn thận để biết bệnh do nguyên nhân nào và có phương pháp chữa trị thích hợp, tránh tái phát.

Rối loạn tiền đình có thể là do bệnh viêm dây thần kinh tiền đình, bệnh đau nửa đầu hoặc do chính thiếu máu não. Thiếu máu não là nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiền đình trung ương. “Bộ đôi thủ phạm” này hủy hoại khả năng làm việc và tận hưởng cuộc sống bình thường của người bệnh. Vậy nên, quá trình xử lý vừa phải đảm bảo giải quyết hiệu quả các triệu chứng về mất thăng bằng cũng như chức năng nghe – nhìn – nhận thức trong rối loạn tiền đình, vừa khắc phục được nguyên nhân gốc rễ là bệnh thiếu máu lên não.

Bị mắc rối loạn tiền đình hay rối loạn tuần hoàn não, bạn cũng cần tạo thói quen sinh hoạt khoa học để nâng cao sức khỏe, cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh quay lại. Bạn nên tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi quá lâu, thường xuyên tập thể dục, bài tập cho vùng đầu, cổ vai gáy. Đặc biệt, người bị rối loạn tiền đình nên thận trọng trong tư thế sinh hoạt, không nên quay cổ 1 cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Đồng thời, bệnh nhân cũng không nên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích vì dễ gây tăng huyết áp, gia tăng triệu chứng của bệnh.

Chúc bạn khỏe mạnh!

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.